Bác sĩ trực chính vụ trẻ sơ sinh bị kéo đứt cổ có chuyên khoa răng hàm mặt
Bác sỹ trực chính và cũng là bác sỹ duy nhất lúc sản phụ vào phòng sinh lại là bác sỹ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, chưa từng làm sản khoa. Mãi tới khi có chuyển biến xấu vị bác sĩ trưởng khoa sản mới tới.
Ông Phạm Hồng Cường, Phó giám đốc BV đa khoa huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh) cho biết, do bệnh viện thiếu bác sĩ khoa sản, không còn cách nào khác nên để bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền, khoa Răng – Hàm – Mặt trực chính ở khoa sản và tham gia đỡ đẻ ca sinh của sản phụ Nguyễn Thị Tình (SN 1982, trú huyện Can Lộc).
BVĐK huyện Đức Thọ
“Tôi chỉ giúp việc cho các hộ sinh”
PV đã liên hệ bác sĩ Quyền để làm việc. Tuy nhiên, vị này từ chối và cho rằng mình không liên quan đến vụ việc.
“Ở khoa sản bác sĩ Nguyễn Minh Đức, trưởng khoa có trách nhiệm. Chứ tôi là bác sĩ trực nhưng không có chuyên môn về thai sản và chưa từng làm về sản nhi”, ông Quyền nói.
PV đặt câu hỏi, ông là người trực chính vụ sản phụ hôm đó, ông làm những việc gì? Bác sĩ Quyền cho biết: “Tôi chỉ giúp các hộ sinh. Các hộ sinh bảo tôi làm gì, lấy cái gì thì tôi sẽ làm cái đó.
Được biết, thời điểm xảy ra sự cố, ê kíp tham gia đỡ đẻ cho sản phụ Tình có bác sỹ Nguyễn Hữu Quyền là bác sĩ trực chính, hộ sinh Hoàng Thị Định và hộ sinh Hoàng Thị Trinh.
Hộ sinh Hoàng Thị Định cho hay, thời điểm sản phụ Tình nhập viện, chị là người trực tiếp thăm khám, xác định sản phụ thai 35 tuần, tử cung đã mở 4 phân.
Sản phụ Tình đang phải điều trị tại Bệnh viện ĐK Đức Thọ
Còn hộ sinh Hoàng Thị Trinh thì cho biết, quá trình vào chờ sinh, sản phụ Tình được thăm khám, nghe tim thai 3 lần.
Lần đầu vào 9h39 phút (ngày 30/6), lần thứ 2 vào 12h trưa và lần thứ 3 vào 15h cùng ngày. Cả ba lần tim thai đều đập bình thường, dao động từ 118 – 130 lần/phút.
Thiếu người nên BS Răng Hàm Mặt trực sản
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc để bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền, không có chuyên môn về sản lại là người trực chính, thì liệu đã đúng chuyên môn?
Ông Phạm Hồng Cường, Phó giám đốc BV đa khoa huyện Đức Thọ cho hay, do thiếu người nên bác sĩ Quyền phải trực khối gồm cả khoa ngoại và sản.
“Do thiếu người nên cả khoa sản chỉ có hai bác sĩ. Ngoài bác sĩ Đức thì còn một bác sĩ khác đang đi vắng. Vì thiếu người nên bác sĩ Quyền chuyên Răng Hàm Mặt phải phụ trách. Sắp tới phải đề xuất xin sở y tế bổ sung người”, ông Cường nói.
Anh Chiến đang tạm để vợ ở bệnh viện một mình, về nhà lo lắng cho mấy đứa con
Trước câu hỏi một bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt không biết gì về khoa sản nhưng lại được trực chính khoa sản, là bác sỹ chính trong ca đẻ, xảy ra tai biến sản khoa thì sẽ như thế nào?
Ông Cường nói: “Biết thế nhưng do thiếu người nên bác sĩ Quyền phải trực sản”.
Bác sỹ làm đứt cổ bé nói gì?
Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa sản BV Đức Thọ cho biết, chính ông là người kéo rời cổ đứa trẻ. Tuy nhiên, theo nhận định của ông thì đứa trẻ đã chết trước đó.
Bác sỹ Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa Sản BV ĐK Đức Thọ, người kéo đầu trẻ gây đứt cổ
“Tôi nhận được thông báo của nữ hộ sinh về ca của sản phụ. Tôi chạy lên đó, kéo một tí là cổ đứa trẻ đã rời. Có thể trước đó, các hộ sinh đã kéo giãn rồi”, ông Đức nói.
Cũng theo ông Đức, người trực chính hôm đó là bác sĩ Quyền. Còn ông chỉ tham gia 20 phút phía sau.
“Sau khi kéo rời cổ tôi đi khâu lại mới thông báo cho người nhà. Vì tôi phải xử lý thai lưu trước, còn để lâu tử cung co thì thai đó sẽ khó lấy ra. Chứ trước đó tôi nhìn thấy đầu trẻ đã biết thai chết rồi”, ông Đức nói.
Trước đó, theo phản ánh của anh Nguyễn Sỹ Chiến (SN 1977), khoảng 8h sáng 30/6, vợ anh là Nguyễn Thị Tình (SN 1982) mang thai, có dấu hiệu chuyển dạ, được đưa vào BV đa khoa huyện Đức Thọ nhập viện.
Tại đây, bác sĩ thăm khăm khám và cho biết, cổ tử cung đã mở 4 phân, tim thai và sức khỏe sản phụ hoàn toàn bình thường, chờ sinh thường.
Đến 18h30, chị Tình bắt đầu đau dữ dội, thăm khám bác sỹ cho hay tử cung đã mở hết và đưa lên bàn đẻ. Tuy nhiên, đến 19h20 phút cùng ngày, anh nhận được thông báo của ê kíp y bác sỹ là con anh đã tử vong với vết đứt dài trên cổ. Anh Chiến cho rằng, bác sĩ đã kéo đứt cổ trẻ, khiến con anh tử vong.
Thiện Lương
Theo vietnamnet
Bác sĩ năn nỉ xin cứu bé 9 tuổi, gia đình quyết từ chối
Sau khi được cha mẹ đưa về nhà, vết phỏng của bé trai 9 tuổi xấu đi rất nhanh, có thể tử vong.
"Đau ... đau ... đau", là những từ duy nhất mà bé A Huyên (9 tuổi, thôn Đắk Kang Piêng, xã Diên Bình, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) kêu lên khi được các bác sĩ từ TP Hồ Chí Minh tình nguyện đến nhà thăm sức khỏe rồi thay băng điều trị vết phỏng vào sáng 12-5.
Từ cõi chết trở về
Khoảng cuối tháng 12-2018, A Huyên không may bị bỏng xăng rất nặng. Sau khi đưa đi chữa trị tại một cơ sở y tế ở địa phương, A Huyên được gia đình xin về nhà vì không có tiền chữa trị. Về nhà với tình trạng của A Huyên ngày càng nặng, vết thương phỏng trên người bắt đầu thối rữa, bốc mùi khó chịu. A Huyên từ cậu bé khỏe mạnh, lúc này người đã teo lại nhỏ như con sóc.
Các bác sĩ thiện nguyện từ TP Hồ Chí Minh lên Kon Tum thay băng, rửa vết thương cho A Huyên
Thấy tình trạng bệnh của A Huyên nguy kịch, khả năng cao sẽ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, giáo viên chủ nhiệm A Huyên đã liên hệ với một nhóm từ thiện trên địa bàn huyện Đắk Tô để kêu gọi, mong cùng chung tay giúp đỡ cho em.
Đến đêm 19-1, nhóm từ thiện tới nhà và phát hiện A Huyên đang trong tình trạng phỏng rất nặng, vết phỏng lan hết cơ thể đang bốc mùi hôi khó chịu.
Ngay tối cùng ngày, nhóm dùng xe chở A Huyên xuống Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kon Tum chữa trị. "Lúc này các lớp da cơ thể A Huyên gần như đã dính hết vào chăn, nệm giường mà cha mẹ A Huyên đã đắp cho em. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải dùng xe tải chở cả giường A Huyên nằm tới bệnh viện" - chị Chung Kiều Oanh, một thành viên nhóm từ thiện chia sẻ.
Sau đó, A Huyên tiếp tục được các nhóm từ thiện, các mạnh thường quân hỗ trợ đưa đi Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) điều trị vào ngày 20-1. Tại đây, các bác sĩ điều trị chẩn đoán A Huyên bị phỏng lửa cấp độ II, III với trên 65% cơ thể và bị nhiễm trùng huyết. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tận tình, dùng nhiều phương pháp điều trị, đặc biệt qua 3 lần ghép da thì thương tích của A Huyên đã giảm đáng kể, sức khỏe ổn định. Lúc này vết thương phỏng chỉ còn chiếm khoảng 15% diện tích cơ thể. A Huyên đã trở về với hình dáng là một cậu nhóc tinh nghịch thuở nào.
Những vết thương trên người A Huyên đang diễn biến rất xấu sau khi về nhà cho gia đình chăm sóc
Các bác sĩ đang chuẩn bị tiến hành ghép da lần tư 4 vào ngày 7-5. Chỉ cần xong lần ghép này, thương tích A Huyên sẽ lành lặn, chỉ chờ ngày bình phục thì ngày 6-5, bà I Húi (mẹ em A Huyên) cương quyết xin cho con mình ra viện. Các bác sĩ đã hết lời vận động, thậm chí nhờ cả công an can thiệp, nhưng đều bị khước từ. A Huyên được mẹ đưa về căn nhà nơi nhỏ, nơi núi rừng Tây Nguyên và... đang chờ chết...!
Vô cảm tột cùng
Trong căn nhà xây tình thương, A Huyên nằm thoi thóp trên chiếc giường nhỏ. Ánh nắng gắt chiếu thẳng vào căn phòng khiến mùi hôi của vết thương lan tỏa ra khắp phòng. Bà I Húi nói từ hôm về, A Huyên được nằm nguyên tại đây...
Bà I Húi bảo bản thân đang mang thai gần đến ngày sinh, đã chăm con nhiều tháng ở bệnh viện rất mệt mỏi, muốn đưa con về nhà để chăm sóc. Bên cạnh đó, A Ngụy - chồng bà - cũng không thể vào bệnh viện chăm sóc được do phải ở nhà chăm khi bà đẻ và chăm 5 đứa con khác.
Bác sĩ Nguyễn Bảo Lộc - Bác sĩ chuyên khoa I, Bệnh viện Vạn Hạnh (TP HCM) cũng là người hỗ trợ bé A Huyên ngay từ đầu sau khi thăm khám - cho biết sau khi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng I, A Huyên đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi được chuyển về nhà, một phần da đã được ghép đã bị hư hỏng hết, bệnh nhân trở nặng lên rất nhiều. "Nếu được điều trị đúng, kịp thời thì bé sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu để tình trạng như hiện tại thì nguy cơ tử vong rất là cao" - bác sĩ Lộc nói và đau lòng.
Tuy nhiên hiện nay bố mẹ em nhất quyết không chịu cho A Huyên tiếp tục đến các cơ sở y tế để chữa trị. Các bác sĩ thiện nguyện đã bay từ TP HCM tới thăm khám, thay băng và vận động gia đình đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế chữa trị. Gia đình không cần chịu bất cứ phí tổn nào. Thậm chí không chăm sóc thì có thể gửi lại để bệnh viện chăm sóc nhưng gia đình nhất quyết từ chối. Một cách được các bác sĩ đưa ra là sẽ tình nguyện đưa A Huyên đi chữa trị và đưa về mỗi ngày nhưng gia đình cũng tiếp tục từ chối.
Đáp lại những lời này, bà I Húi nói gọn lọn đầy vô cảm: "Sống hay chết cũng để nó ở nhà thôi" - khiến tất cả mọi nỗ lực thuyết phục của mọi người rơi vào bế tắc.
Bà I Húi quyết không để cho con mình được chữa trị
Ông A Blút, trưởng thôn Đắk Kang Piêng, nói bản thân ông không cầm được nước mắt khi chứng kiến A Huyên chịu đau đớn. Tuy nhiên, vận động gia đình để cho A Huyên đi bệnh viện thì gia đinh nhất quyết không chịu.
Còn ông Thái Ngọc Châu, Phó chủ tịch UBND xã Diên Bình, sau khi vận động không được đã nghĩ tới cách phải "dọa sẽ xử lý" mong thay đổi tình hình.
Trong nỗ lực giúp cháu bé, phóng viên đã liên hệ với ông Chủ tịch UBND huyện Đắk Tô để thông báo sự việc và đề nghị can thiệp nhưng không nhận được phản hồi.
Trái lại, ông Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, sau khi nghe thông tin vụ việc đã hứa có những chỉ đạo cụ thể để cứu mạng sống A Huyên.
Theo Hoàng Thanh (Người lao động)
Sức khỏe các sinh viên quốc tế gặp nạn đã ổn Ngày 12.5, thông tin từ Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, hiện nay sức khỏe của các thành viên trong đoàn sinh viên quốc tế lên thăm vườn quốc gia Bạch Mã gặp tai nạn chiều ngày 11.5 đã dần hồi phục và sẽ được ra viện trong thời gian sớm nhất. Tình hình sức khỏe của các sinh...