Bác sĩ trẻ tình nguyện biền biệt trong khu điều trị Covid-19
Bác sĩ trẻ Ma Hy Touneh Định (34 tuổi, dân tộc Raglai), tình nguyện ở lại biền biệt trong khu cách ly suốt 3 tháng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại H.Đơn Dương.
Gần 3 tháng qua, bác sĩ trẻ Ma Hy Touneh Định (34 tuổi, dân tộc Raglai), tình nguyện ở lại biền biệt trong khu cách ly để điều trị chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại H. Đơn Dương (Lâm Đồng).
Có 37/38 BN Covid-19 điều trị tại Khu điều trị Covid-19 Ka Đô đã được xuất viện. Ảnh CTV
Để vợ và 2 con nhỏ ở nhà, vào khu điều trị Covid-19
Bác sĩ Touneh Định cho biết cuối tháng 6.2021, khi tỉnh Lâm Đồng xuất hiện những ca bệnh Covid-19 đầu tiên, anh gặp lãnh đạo Trung tâm y tế H. Đơn Dương (TTYT Đơn Dương), đề đạt nguyện vọng, khi nào khu điều trị bệnh nhân Covid-19 của huyện kích hoạt anh tình nguyện vào làm việc.
Khu cách ly, điều trị Covid-19 Ka Đô, nơi Touneh Định bám trụ gần 3 tháng qua. Ảnh CTV
Chỉ ít ngày sau, sáng thứ bảy 10.7, anh nhận được điện thoại của lãnh đạo TTYT điều động vào nhận nhiệm vụ tại khu cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 đặt tại Trạm Y tế xã Ka Đô (Khu điều trị Covid-19 Ka Đô). Touneh Định xếp vội mấy bộ quần áo cùng vật dụng cá nhân vào ba lô, chia tay vợ và 2 con nhỏ (bé gái 20 tháng tuổi, bé trai 8 tuổi) lên đường vào ngay Ka Đô.
Ngoài BS Định còn có các điều dưỡng và kỹ thuật viên cũng tình nguyện vào khu điều trị Covid-19 Ka Đô. Mỗi đợt trực gồm 1 BS, 1 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên (KTV) xét nghiệm, 1 KTV X- quang và 1 hộ lý làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Các điều dưỡng và kỹ thuật viên cứ 21 ngày thay ca 1 lần, riêng Touneh Định là BS duy nhất nên phải bám trụ từ đó đến nay.
Nhân viên kỹ thuật chụp XQ tại Khu điều trị Covid-19 Ka Đô. Ảnh TOUNEH ĐỊNH
Video đang HOT
Bác sĩ Định cho biết từ ngày 10.7 đến ngày 2.10 khu điều trị Covid-19 Ka Đô tiếp nhận 38 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 5 bệnh nhi, cháu nhỏ nhất mới 23 tháng tuổi. Đến sáng 2.10, đã có 37 người đã được xuất viện, hiện chỉ còn 1 bệnh nhân tiếp tục điều trị.
BS trẻ Ma Hy Touneh Định. Ảnh NVCC
Ma Hy Touneh Định, tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Học viện Quân Y Hà Nội năm 2014. Trở về quê hương, BS Touneh Định được bố trí công tác tại TTYT Đơn Dương. Để tiếp tục nâng cao trình độ, anh học và tốt nghiệp sau đại học Bác sĩ Chuyên khoa I hồi sức cấp cứu tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM vào năm 2019. Tháng 9.2020, BS Touneh Định được bổ nhiệm Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của TTYT Đơn Dương.
Hội chẩn qua Zalo vì lần đầu điều trị Covid-19
BS Định nhớ lại, ngày đầu tiên vào điều trị, BN 58038 vật vã vì dương tính với Covid-19 và cả ma túy khiến cả kíp trực thức trắng đêm để tìm cách chữa trị; bước sang ngày thứ 2, bệnh nhân lại sốt cao và nhịp thở tăng lên. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến và sự tư vấn của BS Đỗ Phú Nhựt và BS Nguyễn Thị Thanh Nga (Giám đốc và Phó giám đốc TTYT Đơn Dương) anh có phác đồ điều trị thích hợp, bệnh tình của BN 58038 thuyên giảm dần.
BS Touneh Định chăm sóc BN Covid-19 tại Khu điều trị Ka Đô. Ảnh CTV
Nhưng ca bệnh nặng nhất là BN 101586, khi vào khu điều trị bệnh nhân ho nhiều, mất vị giác, mất khứu giác, sốt cao liên tục. Đến ngày thứ 7 của bệnh thì bệnh nhân khó thở, mệt mỏi, cả ê kíp rất lo lắng. Lúc này BS Định gởi hình ảnh qua Zalo và hội chẩn với BS Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng và BS Nguyễn Kỳ Sơn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực- chống độc Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng để nhờ hướng dẫn lựa chọn thuốc phù hợp.
BS Thuận đã chỉ đạo mua thuốc ngoài danh mục để đảm bảo điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, rất may sau 3 ngày 3 đêm thì bệnh nhân này đã hết triệu chứng khó thở mà không cần phải can thiệp thở máy.
“Ba ngày đó là 3 ngày mà tôi không dám ngủ, dặn dò các anh chị theo dõi bệnh sát sao để kịp thời xử trí. Có hôm khoảng 0h sáng BS Thuận còn gọi điện nhắc nhở những vấn đề cần chú ý theo dõi bệnh nhân này”, BS Touneh Định
BS Định cho biết ngoài việc thực hiện theo phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bộ Y tế, anh luôn nhận được sự hỗ trợ từ vòng ngoài của các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm được kết nối trong nhóm zalo. Các BS trong nhóm luôn sẵn sàng hội chẩn trực tuyến với khu cách ly 24/24 giờ.
BS Touneh Định trao giấy xuất viện cho BN Covid-19. Ảnh CTV
Theo BS Định, đây là lần đầu anh và các điều dưỡng, kỹ thuật viên điều trị bệnh nhân Covid-19, nên ngoài việc chuyên môn còn phải chia nhau trấn an về mặt tâm lý, vì khi vào đây bệnh nhân mang tâm lý nặng nề, lo sợ đã làm lây nhiễm bệnh cho người thân ở nhà. Cao điểm nhất khu điều trị có 22 bệnh nhân, nên đội ngũ y tế rất vất vả, nhiều lúc phải giúp cho các bé ăn uống thay cha mẹ, có những lần bỏ dở bữa cơm…
Những lời nhắn nhủ, động viên chân tình
BS Định nhớ lại, khoảng đầu tháng 8.2021 khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhà máy Sợi Đà Lạt, có nhiều bệnh nhân được chuyển đến đây điều trị. Lúc đó BS Thuận gọi điện hỏi thăm sức khỏe và động viên: “Định ơi, nhắc anh em trong đó phải cẩn thận bảo vệ sức khỏe của mình nữa nhé! Ráng lên nhé, cuộc chiến này còn dài lắm”
Những lúc nhớ gia đình BS Touneh Định trò chuyện với con gái qua chiếc điện thoại di động. Ảnh TOUNEH ĐỊNH
Suốt 12 tuần bám trụ ở khu điều trị Covid-19, những lúc nhớ vợ con BS Định gọi điện, trò chuyện qua màn hình điện thoại. “Thằng con trai 8 tuổi nhìn chằm chằm vào màn hình hỏi khi nào bố về nhà, sao bố lâu về thế, con nhớ bố!”- BS Định kể. Lúc đó anh an ủi cháu: “Bố sắp về, khi nào hết bệnh nhân bố sẽ về chở con đi chơi nhé!”. BS Định trải lòng: “Phải xa gia đình, xa vợ con suốt gần 3 tháng, buồn lắm chứ; nhưng niềm vui lớn nhất của mình là những lần tiễn các bệnh nhân Covid-19 xuất viện. Đến sáng 2.10 đã có 37/38 bệnh nhân xuất viện về với gia đình, hy vọng ít ngày tới bệnh nhân còn lại cũng được xuất viện cũng là lúc mình được sum họp gia đình”.
Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng Nguyễn Đức Thuận tiết lộ dù đang ở khu điều trị Covid-19 Ka Đô, nhưng BS Định đã gởi đơn tình nguyện đến hỗ trợ tỉnh Bình Dương chữa trị Covid-19, khi khu điều trị Ka Đô hết bệnh nhân.
BS Touneh Định tiễn mẹ con BN Covid-19 về lại gia đình. Ảnh CTV
Còn BS Đỗ Phú Nhựt nhận xét: “Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng Touneh Định đã là bác sĩ Chuyên khoa I hồi sức cấp cứu, chuyên môn khá vững vàng, có ý chí cầu tiến và tình nguyện đảm nhận những phần việc khó khăn, nguy hiểm trong cuộc chiến chống Covid-19 rất đáng khen ngợi”.
Thêm nhiều lực lượng đổ về hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19
Ngày 8/9, tiếp tục có thêm các đoàn tình nguyện lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19, trong đó có lực lượng tình nguyện viên tôn giáo và hơn 150 y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai.
Sáng 8/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp với Ban Tôn giáo thành phố tổ chức Lễ xuất quân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 của tình nguyện viên tôn giáo đợt 5.
Trong đợt 5 này, 109 tình nguyện viên của các tổ chức tôn giáo sẽ đến hỗ trợ, phục vụ tại Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 1 ở Quận 7 và Bệnh viện hồi sức chuyên sâu COVID-19 của TP.HCM.
Như vậy, tính đến nay, đã có 437 tình nguyện viên các tôn giáo tham gia hỗ trợ tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 tại TP.HCM. Mỗi đợt hoạt động tình nguyện kéo dài 1 tháng nhưng sau mỗi đợt đều có nhiều tình nguyện viên tiếp tục đăng ký trở lại vì tình hình dịch bệnh còn phức tạp.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (bên trái) tặng đồ dùng cá nhân cho tình nguyện viên tôn giáo.
Các bệnh viện đánh giá cao sự hỗ trợ này, bởi tình nguyện viên tôn giáo được tập huấn khá kỹ về chuyên môn chăm sóc bệnh nhân và cả khả năng chia sẻ, động viên tinh thần cho bệnh nhân nên hoạt động rất hiệu quả.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cho biết, thành phố tri ân những đóng góp thầm lặng, cao cả, xông pha vào tuyến đầu phòng, chống dịch của các tình nguyện viên tôn giáo, góp phần giảm áp lực cho lực lượng y tế: "Lần nào tôi cũng rất xúc động bởi tinh thần thiện nguyện, dâng hiến, không ngại khó của các tình nguyện viên tôn giáo. Các tình nguyện viên đã nhiệt tình, trách nhiệm, cùng với các y bác sĩ giảm tải, giúp bệnh nhân bớt đi phần nào đau đớn".
Trưa cùng ngày 8/9, hơn 150 y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã lên đường hỗ trợ cho các tỉnh, thành miền Nam chống dịch COVID-19. Đây là đoàn nhân viên y tế thứ 4 của Bệnh viện lên đường làm nhiệm vụ tại TP.HCM.
Đoàn y bác sĩ lên đường lần này sẽ làm nhiệm vụ tại Trung tâm hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 ở Quận 7, TP.HCM. Đoàn gồm 117 bác sĩ nội trú học tập tại Đại học Y Hà Nội và thực hành điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai với các chuyên khoa hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, nội, tim mạch, phục hồi chức năng, tâm thần, thần kinh và chuyên ngành truyền nhiễm. Ngoài ra còn có hàng chục nhân viên y tế khác của Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sĩ Hồ Sĩ Hải chia sẻ: "Khi Tổ quốc cần là chúng em lên đường. Trước khi đi đã chuẩn bị các kiến thức chuyên môn và học tập kinh nghiệm của các thầy cô, các anh chị đi trước. Mặc dù biết rằng sẽ gặp những khó khăn, vất vả nhưng chúng em với sức trẻ và nhiệt huyết của mình sẽ cố gắng cứu giúp bệnh nhân, chia sẻ công việc với đồng nghiệp, hy vọng sớm đẩy lùi được đại dịch".
Trước đó đã có hơn 500 y, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai và hàng trăm sinh viên trường Cao đẳng y tế Bạch Mai đã tham gia 3 đoàn vào chi viện cho các tỉnh thành miền Nam. Đặc biệt, đã cứu chữa cho nhiều bệnh nhân nặng tại TP.HCM, đồng thời nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong đối với người bệnh thông qua điều trị trực tiếp tại tầng điều trị thứ 4, thứ 5 và hướng dẫn chuyên môn từ xa cho 10 bệnh viện tuyến dưới.
Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Hiện nay nhu cầu điều trị, nhất là của bệnh nhân nặng đang rất cao. Sắp tới Bộ Y tế giao cho Bệnh viện Bạch Mai phụ trách điều trị 1.000 giường điều trị bệnh nhân nặng. Đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết mình với mục tiêu tối thượng là giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh nặng nhiễm COVID-19"./.
TP.HCM: Gần 3.000 ca xuất viện trong ngày, nâng tổng số xuất viện lên hơn 60.000 ca Hiện thành phố đang điều trị 31.885 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 1.504 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO. Đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai lắp đặt trang thiết bị y tế tại Bệnh viện thu dung số 16, quận 7, TP.HCM chiều 10-8 - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trưa 11-8, theo Trung...