Bác sĩ thất nghiệp
Nhiều bác sĩ lâm vào cảnh không việc làm với khoản nợ hàng trăm nghìn USD vì không thi đỗ chương trình nội trú – chứng chỉ được coi “khó như hái sao trên trời”.
Là người đầu tiên trong gia đình học đại học, Kristy Cromblin biết rằng bước vào trường y là giấc mơ không tưởng. Mỗi ngày, cha mẹ cô vừa hoài nghi, vừa tự hào khi nhìn thấy con gái mình dần tiến tới mục tiêu đó. Cromblin sớm đăng ký vào Trường Y Barbados, lên kế hoạch một ngày nào đó trở thành bác sĩ phẫu thuật tại đây.
Song trở ngại bất ngờ ập đến. Cromblin ly hôn và phải nghỉ học 7 năm để chăm sóc hai con trai. Năm 2012, cô trở lại học năm cuối, hào hứng hoàn thành các bài kiểm tra và đăng ký bác sĩ nội trú – bước cuối cùng trong quá trình đào tạo.
Nhưng Cromblin không biết bộ phận nhân sự của chương trình này, vốn tràn ngập hồ sơ, đã sử dụng phần mềm điện tử để lọc đơn ứng tuyển. Người bị loại trải dài từ sinh viên trình độ thấp đến du học sinh. Cromblin đã vượt qua tất cả kỳ thi và lấy bằng Bác sĩ Y khoa (MD), song bị 75 chương trình nội trú từ chối. Trong những năm tiếp theo, khi tiếp tục nộp đơn, cô biết mình phải chọi với những học viên đã tốt nghiệp trường y ba năm vừa qua. Số thư từ chối của cô cứ tăng dần lên. Cromblin hiện thất nghiệp với 250.000 USD nợ sinh viên.
“Đôi khi bạn thắc mắc về giá trị bản thân. Bạn tự hỏi liệu mình có vô dụng không. Tôi đã phải động viên mình nhiều lần, rằng tôi xứng đáng, tôi có ích, tôi làm quá tốt”, cô chia sẻ.
Cromblin là một trong số 10.000 “bác sĩ thiếu thâm niên” ở Mỹ, những người tốt nghiệp trường y nhưng liên tục bị chương trình nội trú từ chối. Năm ngoái, Hiệp hội Cao đẳng Y khoa Mỹ công bố nghiên cứu cho thấy đất nước sẽ thiếu hụt từ 54.100 đến 139.000 bác sĩ vào năm 2033. Viễn cảnh đáng báo động hơn khi các bệnh viện cả nước đang chống chọi đợt khủng hoảng Covid-19. Tuy nhiên, mỗi năm, hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp y khoa với tấm bằng bác sĩ không được tuyển dụng. Họ không có kinh nghiệm nội trú, chưa đủ điều kiện cấp phép hành nghề ở bất cứ bang nào.
Bác sĩ Kristy Cromblin. Ảnh: NY Times
Theo các giám đốc chương trình nội trú, dù bệnh viện cam kết đảm bảo tính đa dạng và xem xét nhiều yếu tố ngoài điểm thi, đôi khi họ sử dụng hệ thống máy tính sàng lọc đơn ứng tuyển vì nhận được hàng nghìn hồ sơ. Suzanne Karan, bác sĩ gây mê Đại học Rochester, chia sẻ trong bài đăng trên blog năm 2019: “Không ai có thời gian hoặc ý muốn đọc từng lá đơn. Hệ thống khiến công việc của chúng tôi dễ dàng hơn rất nhiều khi có thể lọc hồ sơ theo dạng Bác sĩ Y khoa (MD), Bác sĩ Xương khớp (DO), sinh viên tốt nghiệp nước ngoài”.
Video đang HOT
Số lượng bác sĩ thiếu thâm niên bắt đầu gia tăng kể từ năm 2006, khi Hiệp hội Cao đẳng Y khoa Mỹ kêu gọi các trường y tăng 30% chỉ tiêu tuyển sinh năm đầu tiên. Tổ chức cũng thúc đẩy bệnh viện tuyển thêm bác sĩ nội trú, song điều này vẫn bị giới hạn theo Đạo luật Cân bằng Ngân sách năm 1997. Đến năm 2019, thượng nghị sĩ Robert Menendez của Đảng Dân chủ New Jersey, đã đưa ra Đạo luật Giải quyết Thiếu hụt Bác sĩ nội trú nhằm tăng số chỉ tiêu lên 3.000 mỗi năm.
Nói về các bác sĩ trẻ mình đã dìu dắt, tiến sĩ Adaira Landry, bác sĩ cấp cứu ở Boston, cho biết: “Họ muốn trở thành một phần của hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhưng phải đối mặt với trở ngại to lớn”.
Saideh Farahmandnia lớn lên trong cộng đồng thiểu số tại Iran, nơi việc tiếp cận giáo dục bậc đại học bị hạn chế. Farahmandnia nhớ rõ sự xúc động khi đặt chân đến Trường Y khoa Ross ở Dominica năm 2005, cảm thấy mình là người “may mắn nhất thế giới”. Sau khi vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề, cô vui mừng gọi điện cho bố mẹ, nói rằng họ đã nuôi dạy một bác sĩ. Giờ đây, cô không thể đếm nổi số email từ chối nhận được.
Học xong y khoa, cô dành hai năm nghiên cứu cùng một bác sĩ phẫu thuật tim ở Stanford, cho rằng điều này khiến đơn ứng tuyển nội trú đẹp hơn. Cô nộp hồ sơ cho 150 bệnh viện từ nông thôn đến thành phố và nhận về 150 lời từ chối. Farahmandnia kiên nhẫn ứng tuyển hàng năm cho đến 2015, khi mẹ cô đột ngột qua đời.
“Bạn rời bỏ gia đình để theo đuổi đam mê, hứa rằng sẽ giúp đỡ đất nước đã nuôi nấng bạn. Giờ thì bạn có trong tay 300.000 USD nợ sinh viên cùng một tấm bằng đã cướp đi nhiều thời gian quý báu và cả mẹ bạn”, bác sĩ 41 tuổi đau lòng kể lại.
Theo Hiệp hội Cao đẳng Y khoa Mỹ, mức nợ trung bình của sinh viên tốt nghiệp năm 2019 là 201.490 USD. Những người phù hợp với vị trí nội trú sẽ sớm thăng tiến và trở thành bác sĩ, kiếm trung bình 200.000 USD mỗi năm. Số khác phải tìm công việc gần ngành có thể giúp họ trả nợ.
Tiến sĩ Douglas Medina, tốt nghiệp Đại học Y khoa Georgetown vào năm 2011, cho biết: “Vài tuần trước, tôi cố gắng lựa chọn giữa trả khoản vay sinh viên và mua một chiếc xe đẩy dành cho em bé sắp chào đời. Không chỉ sự nghiệp mà cả gia đình tôi cũng bị tổn hại”.
Bác sĩ . Saideh Farahmandnia. Ảnh: NY Times
Nhiều sinh viên tốt nghiệp cao đẳng Mỹ chọn học y ở nước ngoài. Một số gặp chứng lo âu khi làm bài kiểm tra, muốn nộp đơn vào các trường không xét điểm thi MCAT, số khác lựa chọn các cơ sở y tế Caribe, tỷ lệ được chấp nhận cao gấp 10 lần so với Mỹ.
Nhưng nhiều ứng viên, đặc biệt người đến từ các gia đình không quen với sự phức tạp của đào tạo y khoa, nói rằng họ không biết về mức độ khắt khe với sinh viên quốc tế. Kyle, bác sĩ da đen rơi vào tình trạng này, chia sẻ: “Khi tốt nghiệp, tôi nhận ra hồ sơ ứng tuyển không quan trọng, vì ngay từ đầu tôi đã không vượt qua thuật toán loại trừ người nước ngoài”.
Theo Kyle, điều đáng thất vọng nhất là trong khi nhu cầu sử dụng bác sĩ da đen rất cấp thiết, anh vẫn thất nghiệp. “Thật sự rất đau lòng. Ai cũng nghĩ tôi nên làm bác sĩ. Họ chứng kiến tôi vượt qua các bài kiểm tra và đã ăn mừng cùng tôi”, anh nói.
Giám đốc các chương trình nội trú cho biết trong những năm gần đây, họ đã nỗ lực xem xét ứng viên một cách tổng thể. Tiến sĩ Susana Morales, phó giáo sư lâm sàng tại Weill Cornell Medicine ở New York, cho biết: “Điểm A ở trường đại học, điểm thi cao chưa chắc làm nên một ứng viên hoàn hảo. Chúng tôi quan tâm đến sự đa dạng về nền tảng, địa lý”.
Các sinh viên quốc tế phải tìm kiếm con đường khác để làm trong lĩnh vực y khoa. Arkansas và Missouri là một trong những những bang cấp chứng chỉ trợ lý bác sĩ cho người đã có bằng nhưng chưa học nội trú. Họ mong muốn sử dụng kỹ năng lâm sàng để hỗ trợ chống dịch, cho biết cơ hội làm trợ lý bác sĩ có ý nghĩa đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng.
Bác sĩ Faarina Khan, 30 tuổi, quyết định dừng xin học nội trú sau nhiều lần thất bại. Trong 5 năm qua, cô đã chi hơn 30.000 USD để đăng ký mà không thành công. Song với giấy phép trợ lý bác sĩ, cô có thể vào Nhóm Hỗ trợ Y tế Thảm họa Missouri, giúp đỡ điều trị người mắc Covid-19.
“Các bệnh viện cần nhận ra rằng những người như tôi có thể đến làm việc nhiều giờ nếu được gọi. Chúng tôi không học trường y chỉ để ngồi bên lề”, cô nói.
10 người chết sau tiêm vaccine Pfizer
10 người, tuổi từ 79 đến 93, đều có sẵn bệnh lý nền, đã tử vong trong khoảng 4 ngày kể từ sau tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech.
Chuyên gia của Viện Paul Ehrlich hôm 14/1 cho biết nguyên nhân tử vong của 10 người có thể do bệnh nền. Thời gian kể từ khi họ tiêm vaccine đến lúc qua đời dao động từ vài giờ đến 4 ngày.
Brigitte Keller-Stanislawski, người đứng đầu bộ phận an toàn dược phẩm và thiết bị y tế, nói: "Các bệnh nhân ở thể trạng cực kỳ tồi tệ, mắc nhiều bệnh nền và được điều trị giảm nhẹ từ trước. Chúng tôi đang nghiên cứu các trường hợp này. Dựa trên dữ liệu hiện tại, có thể họ chết vì bệnh lý sẵn có, vô tình trùng với thời điểm tiêm phòng".
Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân tử vong 10 người, chưa rõ có phải do vaccine hay không, hay chỉ do bệnh lý nền.
Đức khởi động chiến dịch tiêm phòng Covid-19 kể từ cuối tháng 12/2020. Đến nay, 842.000 người đã được tiêm vaccine. Đối tượng ưu tiên là người trên 80 tuổi, người già, nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên tại viện dưỡng lão.
Viện Paul Ehrlich cũng báo cáo 6 trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vaccine. Đến nay, Đức ghi nhận 51 ca dị ứng nghiêm trọng và 325 người có phản ứng phụ thường gặp sau tiêm.
Bà Keller-Stanislawski cho biết những kết quả này nằm trong dự đoán, tương đồng với thống kê tiêm chủng của Mỹ.
Một lọ đựng vaccine của Pfizer được sử dụng tại Đức. Ảnh: Reuters
Hôm 4/1, bác sĩ người Mỹ Gregory Michael đã qua đời, 16 ngày sau tiêm vaccine Pfizer-BioNTech, vì xuất huyết não và đột quỵ. Hôm 12/1, Pfizer cho biết hãng đang tích cực điều tra vụ việc, song phản đối ý kiến cho rằng cái chết của bác sĩ Michael liên quan đến vaccine.
Vaccine của Pfizer được điều chế dựa trên phân tử di truyền RNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
Trong thử nghiệm lâm sàng, hãng báo cáo vaccine không gặp vấn đề về an toàn. Trước khi tiến hành nghiên cứu quy mô lớn, các công ty đã thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nhỏ hơn kể từ tháng 5, nhằm phát hiện phản ứng phụ tiềm ẩn. Các nhà khoa học thử nghiệm ít nhất 4 phiên bản vaccine, chọn ra loại có tác dụng phụ nhẹ và trung bình như sốt, mệt mỏi.
Thế giới chậm tiến độ tiêm chủng vaccine trong cuộc chiến chống COVID-19 Trên thế giới, nỗ lực tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang chậm hơn so với cam kết của giới lãnh đạo, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm mới bùng phát, với số lượng kỉ lục bệnh nhân nhập viện. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Haxby, miền Bắc Anh ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson tuyên...