Bác sĩ Sản khoa với tâm niệm “cho đi là còn mãi”
Luôn tâm niệm “ cho đi là còn mãi” và khi cho đi đủ nhiều sẽ nhận lại được nhiều thứ, nên những năm công tác tại Khoa Sản, Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội, bác sĩ Trần Anh Đức (sinh năm 1989) đã có những sáng kiến hữu ích được áp dụng ngay tại BV.
Với những nỗ lực, cống hiến hết mình để làm những điều có ích cho cộng đồng, bác sĩ Đức vinh dự là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020.
Bác sĩ Trần Anh Đức, khoa Sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thăm khám cho một sản phụ. Ảnh: NVCC
Quyết tâm gắn bó với nghề vì mẹ
Vốn sinh ra trong hoàn cảnh không được may mắn như những người bạn đồng trang lứa khi vắng bóng người cha, bác sĩ Đức lớn lên trong vòng tay yêu thương của người mẹ hiền và ông ngoại. Chính nhân cách của ông ngoại và mẹ, những người luôn sống công bằng với con cái, hay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn đã có sức ảnh hưởng rất lớn với anh.
Cũng từ đây, bác sĩ Đức quyết tâm theo đuổi, gắn bó với Khoa Sản – nghề “chăm sóc một nửa thế giới” chỉ với mong muốn duy nhất mang kiến thức đã học để chăm sóc tốt hơn cho những người phụ nữ. Hiểu được việc mang thai, sinh nở, gồng gánh chuyện gia đình đã bào mòn tuổi thanh xuân, sức khỏe của người phụ nữ, vị bác sĩ 8X luôn mong muốn bằng mọi cách giúp phụ nữ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy mới bước chân vào BV Phụ sản Hà Nội năm 2017 nhưng nhờ phát huy được thế mạnh của mình, đến năm 2018, bác sĩ Đức và nhóm nghiên cứu của BV đã có sáng kiến cải tiến “Sử dụng Logo nhận diện nhân viên đón bé tại khoa A3 BV Phụ sản Hà Nội năm 2018″.
Sáng kiến này được hội đồng BV đánh giá rất cao về tính thực tiễn và được áp dụng thường quy tại khoa Sản thường A3 giúp các sản phụ, gia đình nhận diện nhân viên đón bé, tăng cường tính an toàn cho trẻ sơ sinh trong quá trình nằm viện, tạo niềm tin cho người bệnh.
Video đang HOT
Liên tiếp sau đó, nhóm nghiên cứu cùng bác sĩ Đức đã có sáng kiến trong hỗ trợ sinh sản về việc ứng dụng sử dụng mống mắt nhận diện các phôi (giúp ích cho việc trữ phôi thai tại khoa), tránh nhầm lẫn phôi của người này với người kia.
Đam mê hoạt động thiện nguyện
Đặc biệt, trước tình trạng tỷ lệ sản phụ đẻ mổ ngày càng nhiều khiến gia tăng khuyết sẹo mổ lấy thai ở cơ tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh, ra máu rong huyết giữa chu kỳ kinh, bác sĩ Đức cùng nhóm nghiên cứu áp dụng giải pháp soi buồng tử cung để điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai. Kỹ thuật này giúp người bệnh giảm triệu chứng, có thai tự nhiên, ra viện trong ngày. Kết quả của đề tài đã được báo cáo tại nhiều hội nghị về sản phụ khoa lớn trên thế giới.
Không chỉ vậy, nhiều năm qua, bác sĩ Đức đã chinh phục được nhiều ca bệnh khó trong lĩnh vực sản bệnh như cùng ê-kíp mổ lấy thai cho sản phụ có rau cài răng lược, có nguy cơ tử vong cho mẹ cao. Trước đây các trường hợp này mổ đều phải cắt tử cung nhưng giờ tiến tới bảo tồn tử cung sản phụ. Bác sĩ Đức cũng đã kết hợp với Trung tâm chẩn đoán trước sinh điều trị cho những trường hợp hết ối, sau can thiệp bào thai, truyền ối…
“Tôi từng trực tiếp giữ thai và đỡ đẻ cho một trường hợp một em bé song thai chào đời rất non tháng, sinh ra chỉ 600 gram ở tuần thai thứ 25. Sau 4 tháng nằm viện, em bé nặng 3kg và đã được trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình. Đọc những dòng tin nhắn hạnh phúc của người mẹ hiếm muộn sau bao năm mong ngóng có con, tôi càng thêm yêu nghề, yêu cuộc sống hơn” – bác sĩ Đức tâm sự.
Dù khá bận rộn với công việc chuyên môn, nhưng vị bác sĩ trẻ luôn dành thời gian cho các hoạt động xã hội, thiện nguyện. Hầu hết các chương trình thiện nguyện do BV phát động anh đều là người xung phong đi đầu. Đó là “Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho các em học sinh trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận” thông qua chuỗi chương trình “BV Phụ sản Hà Nội cùng bé lớn khôn”. Đặc biệt là các hoạt động từ thiện, đỡ đầu làng trẻ mồ côi SOS, lồng ghép giáo dục giới tính cho trẻ em đường phố của tổ chức Rồng Xanh…
Trong năm 2019 và 2020, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp nhưng bác sĩ Đức đã thực hiện 11 chương trình cho các em học sinh tiểu học, THCS và THPT và trẻ em khó khăn trong cộng đồng. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên, liên tục, bền bỉ, thể hiện được sự quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và lan tỏa lòng yêu thương trong cộng đồng. Không chỉ vậy, vị bác sĩ 8X còn xây dựng, tham gia truyền thông sức khỏe và khám phụ khoa miễn phí cho phụ nữ ở các nhà máy, khu công nghiệp lớn, từ đó giúp chị em có sức khỏe, nâng cao hiểu biết về sinh sản để có thai kỳ khỏe mạnh, có ý nghĩa lâu dài.
5 cách khắc phục tình trạng 'khô hạn' ở chị em sau sinh thường
'Khô hạn' sau sinh nhất là sinh thường là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ. Nếu chị em không biết cách cân bằng, cải thiện tình trạng này dễ dẫn tới lãnh cảm.
Trên Hội các mẹ nuôi con nhỏ, những chuyện làm sao để cải thiện tình trạng 'khô hạn' sau sinh được rất nhiều chị em phụ nữ chia sẻ.
Chị Phạm Tú Tr. (23 tuổi, Hà Nội) cho biết sau khi sinh con gái bằng phương pháp sinh thường, chị Tr. kiêng quan hệ vợ chồng 2 tháng. Sau đó, chuyện ấy trở thành nỗi ám ảnh của chị bởi tình trạng 'khô hạn', mỗi lần âu yếm chị thấy đau rát.
Chị Tr. cảm thấy stress bởi từ việc con ốm, con không chịu ăn sữa ngoài rồi đến chuyện chăn gối vợ chồng. Có lúc, chị thấy mình như trầm cảm và không thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Ra nhà thuốc chị được người ta bán thuốc cho uống nhưng hiệu quả vẫn rất chậm, hầu như không cải thiện được nhiều. Đã 19 tháng trôi qua, chị Tr. sợ tình cảm vợ chồng sẽ ảnh hưởng vì chuyện thầm kín. Mỗi lần nhìn vào gương, chị Tr lại sầu tới phát khóc khi da thì khô, nám xuất hiện còn chuyện chăn gối thì khô khan, không muốn gần gũi chồng mình.
Theo Ths. Bs CKI Nguyễn Thị Bích Thủy - Trưởng khoa Khám phụ khoa tự nguyện - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, dù không muốn nhưng hầu hết phụ nữ sau sinh đều trải qua giai đoạn 'khô hạn'. Nguyên nhân là do sự thiếu vắng "chiến hữu" estrogen: hormone quan trọng giúp các tế bào tuyến cổ tử cung tiết chất bôi trơn tự nhiên cho âm đạo.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ Thủy cho biết các nguyên nhân suy giảm nồng độ hormone sau sinh. Do khi mang thai nồng độ nội tiết tố tăng mạnh để giúp cho sự phát triển nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Trong vòng 24 giờ sau sinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone bắt đầu trở lại bình thường. Sự thay đổi nồng độ hormone này là nguyên nhân chính gây 'khô hạn'.
Ngoài ra, trong thời kỳ cho con bú, hormone prolactin được sản xuất ra, gây ức chế việc sản xuất hormone estrogen. Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chị em thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng, tình trạng này kéo dài gây ức chế estrogen.
Cơ thể thiếu estrogen không chỉ gặp tình trạng khô hạn mà còn xuất hiện một số triệu chứng giống trong thời kỳ mãn kinh như: bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, tóc khô xơ và gãy rụng.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng có lợi cho sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm sau giúp làm tăng chất bôi trơn tự nhiên, từ đó giảm trình trạng 'khô hạn'. Hai nhóm thực phẩm chị em nên ưu tiên đó là:
Thứ nhất, thực phẩm vitamin B, theo bác sĩ Thủy, việc thiếu hụt vitamin nhóm B làm ảnh hưởng đến khả năng tiết chất nhờn ở âm đạo, gây khô rát, xuất huyết, viêm nhiễm vùng kín... Để cải thiện, mẹ hãy bổ sung nguồn vitamin B5, B6: súp lơ, nấm, thịt, hạt hướng dương, sữa, ngũ cốc, hoa quả, rau xanh,...
Nguồn vitamin B2: gan động vật, cá tươi, rau cần, đậu tương, cà rốt,...
Thực phẩm giàu axit béo: cá thu, cá hồi, cá ngừ, hạt hướng dương, hạt vừng, bí ngô sống,...
Thứ hai, thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, rau bina, cải xoăn và dưa đỏ, cà chua,... là nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin A - chất cần thiết giúp bài tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hóa.
Thực phẩm hàm lượng cao Isoflavone - một loại flavonoid có cơ chế hoạt động và chức năng gần giống hormone estrogen ở nữ giới
Bổ sung thực phẩm có hàm lượng cao isoflavones sẽ cải thiện được tình trạng do suy giảm hormone estrogen. Mẹ dễ dàng tìm thấy trong: anh đào, đậu nành, cần tây, các loại hạt và thực vật họ đậu,...
Thứ ba, tập một số động tác thể dục thể thao nhẹ kết hợp với hơi thở cũng giúp cho khí huyết được lưu thông. Đặc biệt việc tập thư giãn có thể giúp ích nhiều trong quan hệ vợ chồng.
Thứ tư, nếu gặp phải chứng khô âm đạo chị em phụ nữ có thể sử dụng thuốc bôi trơn khi quan hệ. Thuốc bôi trơn này sẽ làm ướt âm đạo trong nhiều giờ, giúp vợ chồng vượt qua khó khăn. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bôi trơn chị em chỉ có thể giải quyết được phần ngọn chứ không chữa được phần gốc và căn nguyên của triệu chứng.
Thứ năm, trao đổi với chồng, chị em cũng nên trao đổi với chồng để anh ấy hiểu và thông cảm hơn, việc này có thể giúp chị, em bớt đi một số những căng thẳng và lo lắng không cần thiết vì sự căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến sự điều tiết hóc môn
Phụ nữ đã từng sinh nở bị bệnh này hãy "bơi" vào đây để biết Són tiểu là căn bệnh khó nói và thường gây xấu hổ cho chị em phụ nữ. Hầu hết mọi người đều âm thầm chịu đựng mà ít chia sẻ để tìm cách khắc phục. Chị L.T.M ở Thuận Thành, Bắc Ninh, 46 tuổi đã sinh 2 con nhưng cả ngày chị phải đóng bỉm vì "nước tiểu cứ tự nhiên rỉ ra"...