Bác sĩ Roberto De Castro: 10 năm mổ miễn phí cho trẻ em Việt
Gặp vị bác sĩ đã hỗ trợ “chú lính chì” Thiện Nhân, và sau đó là hàng ngàn trẻ em Việt được khám và điều trị miễn phí những khiếm khuyết ở vùng nhạy cảm.
Bác sỹ Roberto De Castro đã từ Ý đến Việt Nam trong hành trình thiện nguyện suốt 10 năm qua
Trước kia, người mẹ nuôi của cậu bé Thiện Nhân đưa con đi khắp nơi trên thế giới tìm bác sỹ chữa trị thì ngày nay, những bác sỹ giỏi hàng đầu thế giới đang quy tụ về Việt Nam để khám chữa bệnh miễn phí. Bác sĩ Roberto De Castro đã từ Ý đến Việt Nam trong hành trình thiện nguyện suốt 10 năm qua. Ông cũng là hạt nhân đi kiếm tìm thêm đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các bác sĩ trẻ để có thể tiếp nối hành trình Thiện Nhân được dài lâu hơn.
Chào bác sỹ, ông có thể cho chúng tôi biết đôi điều về hành trình Thiện Nhân từ khi bắt đầu và cho tới ngày hôm nay, sau 10 năm trôi qua?
- Tôi rất cảm kích khi có mặt tại đây. Đây là kỳ khám và phẫu thuật thứ 14 trong 10 năm qua, tôi cũng đang rất mong chờ đến năm sau, năm thứ 15 của chương trình Thiện Nhân. Đây là một con số ấn tượng mà các bác sỹ chúng tôi cảm thấy rất vui và vinh dự khi được đồng hành cùng chương trình để giúp đỡ các em nhỏ.
Đồng nghiệp ví von ông giống như thủ lĩnh trong các “trận chiến” trong phòng mổ, nhưng hình như gần đây ông cũng có đôi chút suy tư?
Tranh luận căng thẳng với đồng nghiệp trước các ca phẫu thuật
- Tôi đang nghĩ về thời gian. Thực sự ngạc nhiên khi tỷ lệ trẻ em mắc khiếm khuyết bộ phận sinh dục, rối loạn giới tính, bệnh về đường tiết niệu tại Việt Nam lại cao như vậy. Sự thực, để theo đến cùng một em bé có thể phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật chứ không phải chỉ một lần là xong. Có những loại thuốc chúng tôi phải mang từ Ý sang, khá đắt tiền, những dụng cụ mổ đặc trị riêng.
Tuy nhiên, Quỹ Thiện Nhân and Friends đã lo cho chúng tôi rất chu đáo để chúng tôi chỉ việc yên tâm chữa trị cho các em. Nhưng ở thời điểm này, cần thêm nhiều bác sỹ trẻ để có thể thay tôi khi đã lớn tuổi rồi cũng là điều khiến tôi suy nghĩ.
Điều này khiến chúng tôi bớt đi lo lắng khi tuổi tác đã lớn, tôi thực sự cần thế hệ trẻ tham gia và tiếp tục nhiệm vụ “vá lỗi tạo hóa” cho các em. Gia đình họ đã chờ đợi mỏi mòn rồi.
Vẫn còn 1.000 em bé trong danh sách chờ mổ. Ông có thể cho biết kế hoạch tiếp tục mổ cho các em nhỏ này?
Video đang HOT
Bác sĩ Roberto De Castro nhớ tên nhiều bệnh nhi
- Để có thể giúp được hàng ngàn em nhỏ như vậy, chúng tôi luôn cần thêm các bác sỹ mới cùng tham gia chương trình, những người trẻ hơn tôi, trẻ hơn đội ngũ bác sỹ từ những ngày đầu để có thể dần dần thay thế chúng tôi.
Chúng tôi cảm thấy rất may mắn khi kết nối và xây dựng được mối quan hệ gắn bó với các bệnh viện tại TP.HCM, Đà Nẵng, đặc biệt là BV Việt Đức và Viện Nhi Trung ương tại Hà Nội. Sự quan tâm hàng đầu của chúng tôi là giúp đỡ các em bé có hoàn cảnh khó khăn gặp khiếm khuyết về bộ phận sinh dục. Chúng tôi cũng rất vui vì trong ekip của mình đã có thêm các bác sỹ trẻ quốc tế, bác sỹ trẻ Việt Nam cũng đã rất chủ động học hỏi, tham gia mổ trực tiếp. Việc chuyển giao kiến thức, kỹ thuật đã hoàn thành và họ đã hoàn toàn có thể thay chúng tôi thực hiện các ca mổ.
Và một thực tế là các bác sỹ Việt Nam, thế hệ các bác sỹ chuyên khoa sinh dục tiết niệu nhi trẻ tuổi và rất tài năng đã và đang thực hiện các ca mổ này cho những em bé Việt Nam. Tin vui là có rất nhiều người đang âm thầm hỗ trợ cho Quỹ Thiện Nhân and Friends.
Ông hãy nói điều gì để gia đình bệnh nhân sẽ yên tâm là ông sẽ luôn quay trở lại Việt Nam thường xuyên?
- Khi xem lại hình ảnh các em bé Việt Nam, chúng tôi luôn xúc động. Dường như ít có cảm giác nào mạnh hơn. Chúng tôi cảm thấy thắt tim khi nghĩ các em đã và đang phải chờ đợi mỗi kỳ khám cách nhau 1 năm. Như thế là không công bằng và nghĩa là các em phải chờ đợi quá lâu so với những gì các em chịu đựng. Tôi hiểu điều ấy và luôn cố gắng nỗ lực để tới đây với các em.
Hàng ngàn bệnh nhi Việt Nam đã được hỗ trợ phẫu thuật
Sự “tiếp sức” của các bác sĩ Việt Nam vô cùng quan trọng
Tôi luôn sẵn sàng quay trở lại Việt Nam, ngay cả khi tôi đã nhiều tuổi hơn. Tôi cũng còn có những dự định của bản thân như là tiếp tục đào tạo cho lớp bác sỹ mới. Đây là điều rất quan trọng mà tôi muốn làm. Đây là kỹ thuật mới và ngay cả các nước phương Tây cũng không có nhiều tài liệu về kỹ thuật này nên việc chuyển giao kỹ thuật cũng là quan tâm hàng đầu của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn ông! Chúc ông và các đồng nghiệp luôn có sức khỏe tốt để tiếp tục giúp trẻ em Việt Nam!
Theo viettimes
Chuyên gia phẫu thuật khối u và tạo hình sọ não hàng đầu thế giới chia sẻ lý do đến Việt Nam phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo
Giáo sư, bác sĩ Mckay MCKinnon, chuyên gia phẫu thuật về khối u phức tạp và tạo hình sọ não hàng đầu thế giới đến từ đại học Y khoa Chicago (Mỹ) tiết lộ nguyên nhân ông phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo Việt Nam.
Từ ngày 21/10 đến 25/10/2019, Giáo sư, bác sĩ Mckay McKinnon - chuyên gia phẫu thuật về khối u phức tạp và tạo hình sọ não hàng đầu thế giới có mặt tại bệnh viện FV để phẫu thuật cho 16 em mắc các dị tật và có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày 25/10, trong ít phút hiếm hoi chia sẻ thông tin với báo chí, Giáo sư, bác sĩ McKay McKinnon cho biết, ông hiện đang làm việc tại bệnh viện Saint Josepth ở Chicago, (bang Illinois) và bệnh viện Children's Memorial (thuộc trường đại học Y khoa Chicago, Mỹ).
Ông là chuyên gia phẫu thuật u bướu, tái tạo, chỉnh hình và chuyên xử lý các ca bệnh khó hiếm gặp, cắt bỏ những khối u khổng lồ, phức tạp và khuyết tật bẩm sinh liên quan đến các loại u, bướu, u sợi thần kinh... cho các bệnh nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
Bác sĩ Mckay McKinnon tiết lộ, ông giúp nhiều trẻ em nghèo Việt Nam, cũng như các nước khác trên thế giới là bởi vì ông muốn cho đi những gì mà ông từng nhận được từ cuộc đời này.
Giáo sư, bác sĩ Mckay McKinnon thăm khám bệnh nhi vừa được ông phẫu thuật
Trong số 16 trẻ được phẫu thuật, có những em mắc bệnh hiểm nghèo mà y học chưa thể can thiệp trọn vẹn.
Dù vậy, bác sĩ McKinnon vẫn không nản chí, quyết tâm phẫu thuật tốt nhất cho các em. Vì như bác sĩ chia sẻ: "có một chút hy vọng còn hơn không có gì".
Trong số 16 ca được bác sĩ McKinnon thăm khám, có 4 ca được phẫu thuật lần này, 4 ca cần được theo dõi thêm để phẫu thuật trong lần tới.
Số còn lại là các bệnh nhi tái khám đã ổn định và một số được chuyển sang các chuyên khoa khác có liên quan để theo dõi thêm.
Em Trương Thiện Nhân, 15 tuổi, quê An Giang trở lại bệnh viện FV thăm khám sau ca đại phẫu thuật vào đầu năm 2019.
Kiểm tra kết quả chụp MRI, bác sĩ McKinnon cho biết hiện tại vùng não đã không còn bị khối u tái xâm lấn. Tuy nhiên, do trong lần phẫu thuật đầu tiên sức khỏe của em chưa đủ để bác sĩ bóc tách toàn bộ khối u ở hốc mắt trái và vùng mặt, nên lần này bác sĩ chỉ định sẽ cắt bỏ tối đa khối u còn lại, ghép thêm titanium để nâng hốc mắt và tái cấu trúc lại mí mắt, để em có vẻ mặt cân đối hơn.
Ca phẫu thuật kéo dài 4 tiếng vào ngày 22/10 của Thiện Nhân đã thành công. Theo bác sĩ McKinnon, tình trạng khối u trên mặt em rất phức tạp, ăn sâu và lan rộng. Vì vậy việc phẫu thuật đòi hỏi phải tỉ mỉ tránh xảy ra tổn thương hệ thống thần kinh điều khiển cơ mặt.
Điểm tích cực nhất là bác sĩ đã giúp em lấy lại dung mạo bình thường nhất có thể: Khối u đã được cắt bỏ tối đa và mí mắt sẽ được nâng cao hơn để mặt em được cân đối hơn trước.
Hiện tại Thiện Nhân hoàn toàn khỏe mạnh. Em có thể về nhà sau 3 - 5 ngày nằm viện để các bác sĩ theo dõi thêm.
Một bệnh nhi được phẫu thuật miễn phí bởi giáo sư, bác sĩ Mckay MCKinnon
Từ lúc sinh ra bé Lê Bảo An đến nay, chị Nguyễn Thị Huấn luôn sống trong cảm xúc xót xa không thể nói thành lời. Bé Bảo An không có mắt.
Và tất nhiên em cũng không có chân mày mà thay vào đó là hai khối u liền da to bằng nắm tay của em ở vị trí hai hốc mắt.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia, hội chứng không mắt do đột biến gen này có tỉ lệ 1/50.000 người gặp phải.
Đau, nhưng có người mẹ nào mà không thương con, chị Huấn chia sẻ: "Dù sao đó cũng là con của mình, đã sinh ra rồi, dù như thế nào cũng phải yêu thương. Nhờ trời, con cũng dễ nuôi. Ba tháng tuổi bé Bảo An đã biết gọi mẹ, kêu ba".
Ngày 22/10, ca phẫu thuật của bé Bảo An đã hoàn thành sau 1 giờ đồng hồ. Bên trong hai hốc mắt là hai khối nang to chứa nước dịch, em không có thần kinh thị giác hay một cấu trúc mắt nào.
Dù không thể giúp em nhìn thấy, nhưng ca phẫu thuật đã giúp em định hình lại vùng mắt như dự tính với hai hốc mắt như một người bình thường. Em sẽ được lắp mắt nhân tạo, sau đó sẽ phẫu thuật tạo hình mi mắt cho em.
Bác sĩ McKinnon đã giúp em lấy khối u trong hốc não, đưa não về đúng vị trí và dùng mảnh titanium để chắn vùng trũng của xương sọ ngăn não bị khối u xâm hại, bên cạnh đó một phần khối u bên trong hốc mắt phải cũng được lấy ra.
Ngoài ra, bác sĩ còn tạo mí cho em cải thiện 70 - 80% tính thẩm mỹ trên gương mặt.
Trước đó, Giáo sư, bác sĩ Mckay McKinnon từng phẫu thuật cho một số bệnh nhân có khối u bưới khổng lồ nhất Việt Nam. Đó là bệnh nhân Nguyễn D.H., quê Lâm Đồng cũng tại bệnh viện F.V.
Ngoài việc phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhi, bác sĩ McKinnon còn chú trọng tạo hình thẩm mỹ, giúp các em có cuộc sống tốt hơn trước.
16 trẻ em được phẫu thuật lần này đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sinh sống ở nhiều tỉnh, thành khác nhau trên cả nước. Quỹ Nâng bước tuổi thơ thuộc bệnh viện FV sẽ tài trợ toàn bộ viện phí, bao gồm cả chi phí đi lại và lưu trú, để gia đình yên tâm điều trị.
Nguyễn Lành
Theo nguoiduatin
Người đàn ông bị tai nạn để lại vợ dại, con thơ mang bệnh Down không có tiền chữa trị "Bố mẹ chúng tôi đã già, các anh em đều nghèo túng, em trai bị tai nạn để lại những đứa con mang bệnh và người vợ trầm cảm. Chúng tôi không còn nơi nào để bấu bíu". Đó là lời cầu cứu khẩn thiết của người đàn ông chăm sóc đứa em trai là bệnh nhân Phạm Văn Tiến (SN 1981, quê...