Bác sĩ quyết liệt phản đối quy định lạ đời của Bộ Y tế
Những ngày gần đây, các bác sĩ tại TP.HCM phản ứng việc Bộ Y tế gửi công văn đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam về giới hạn số lần lấy máu xét nghiệm đường máu mao mạch tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Công văn số 5388/BYT-BH ký ngày 12/9/2018 do Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế Lê Văn Khảm ký tên, đóng dấu gửi đến Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
Mao mạch là các mạch máu nhỏ gần bề mặt da. Lấy máu mao mạch còn có các tên khác như lấy máu đầu ngón tay, máu gót chân.
Nội dung công văn khẳng định “Số lần xét nghiệm đường máu mao mạch sử dụng cho người bệnh trong ngày không quá 2 lần” bị nhiều bác sĩ phản đối, cho rằng chính ngành y tế đang tự trói chân tay mình.
Vào hồi sức, trung bình 4 lần xét nghiệm đường máu mao mạch
Lấy máu mao mạch cho bệnh nhi tại khoa Sốt xuất huyết, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Bác sĩ Huỳnh Minh Thu – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) – cho biết: kỹ thuật xét nghiệm đường máu mao mạch là dùng kim chích và nặn nhẹ ở đầu ngón tay hoặc gót chân để lấy ra vừa đủ một giọt máu.
“Với các trường hợp bệnh nhân nhập viện thì thường bệnh không phải nhẹ. Lấy máu mao mạch bao nhiêu lần/ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhi. Khi bệnh nhi nằm phòng hồi sức – cấp cứu, thường số lần lấy xét nghiệm đường máu mao mạch khoảng 4 lần/ngày.
Có trường hợp nặng, phải lấy đến 8 lần/ngày. Khi bệnh nhi bị hạ đường huyết lâu dài có thể ảnh hưởng đến não. Chính vì vậy, phải thường xuyên lấy máu để đo lượng đường huyết mỗi giờ, mỗi ngày để điều chỉnh liều insulin để xác định chính xác bệnh” – bác sĩ Thu chia sẻ.
Công văn quy định về xét nghiệm đường máu
Video đang HOT
Bác sĩ H.T.H. – công tác tại một bệnh viện ở TP.HCM nhận định: Quy định xét nghiệm đường huyết không quá 2 lần/ngày sẽ đẩy các bác sĩ khoa hồi sức thành những kẻ vô tâm và hại người. Bởi khi điều trị một ca hôn mê trên bệnh nhân tiểu đường thì các phác đồ trong y học trên thế giới đều phải làm xét nghiệm đường huyết nhiều lần trong ngày, thậm chí là mỗi giờ để điều chỉnh liều thuốc tiểu đường cho phù hợp.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) – cho biết, những trường hợp nặng nằm hồi sức rất cần chỉ định xét nghiệm đường huyết mao mạch.
Không chỉ trẻ bị tiểu đường, viêm tụy cấp mà ngay cả trẻ bị sốc do sốt xuất huyết, sốc nhiễm trùng vì thường kèm hạ đường huyết cũng được chỉ định lấy máu mao mạch xét nghiệm đường huyết.
Nếu không được xét nghiệm đường máu mao mạch nhiều lần để chẩn đoán, trẻ có thể bị tổn thương não. Hoặc trường hợp trẻ bị viêm phổi thở máy, phải nuôi ăn qua dịch truyền càng phải thử đường huyết thường xuyên. Trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê phải thường xuyên đo đường huyết vì hạ đường huyết có thể làm trẻ co giật.
Bệnh nhi nhập viện tại BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Bác sĩ Dương Hoàng Hà – Trưởng khoa Hồi sức tích cực & chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) – nhận định: với bệnh nhân vào cấp cứu hoặc hồi sức, hầu hết rơi vào tình trạng đường huyết rất cao hoặc bị hạ thấp nên phải thử thường xuyên: “Bệnh nhân hôn mê tăng đường huyết phải thử mỗi giờ cho đến khi ổn. Thông thường thử 5 lần/ngày, thậm chí có trường hợp phải thử đến 10 lần/ngày”.
Lỗi tại… công văn lỗi, sẽ thay đổi!
Các bác sĩ phản đối mạnh mẽ không chỉ bởi với việc giới hạn số lần xét nghiệm đường huyết mao mạch không phù hợp thực tế, mà nội dung này do chính người trong ngành – tức Bộ Y tế đề nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bệnh nhi nằm ở phòng cấp cứu khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Một số bệnh viện tại TP.HCM cho biết, bảo hiểm y tế vẫn chấp nhận thanh toán cho chỉ định xét nghiệm đường máu mao mạch mà không kèm theo điều kiện nào, cũng không đưa mức giới hạn 2 lần hay 3 lần trong một ngày. Các bác sĩ không hiểu tại sao chính Bộ Y tế lại tự đưa ra mức giới hạn cho dịch vụ xét nghiệm đường máu mao mạch.
Các bác sĩ cho biết nếu quy định này được áp dụng trên thực tế thì họ vẫn tuân thủ theo đúng nguyên tắc chuyên môn điều trị bệnh, không vì bảo hiểm không thanh toán mà thay đổi phác đồ điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ rất thiệt thòi khi tự chi trả.
Chiều 3/11, trao đổi với Báo Phụ Nữ TP.HCM, ông Lê Văn Khảm – Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế cho biết: “Đây là công văn bị lỗi trong quá trình tổng hợp, soạn thảo, nhầm lẫn về phần áp dụng. Lẽ ra chỉ áp dụng với các trường hợp không nằm hồi sức hoặc chuyên khoa.
Chúng tôi đã soạn thảo một văn bản thay thế và sẽ công bố vào tuần sau. Theo đó, sẽ bỏ giới hạn 2 lần/ngày, nghĩa là không có giới hạn; thanh toán theo thực tế chi phí thực hiện, theo như chỉ định của bác sĩ. Làm bao nhiêu thì bảo hiểm thanh toán bấy nhiêu”.
Lấy máu cho bệnh nhi tại bệnh viện
Giải thích vì sao có sự ra đời của công văn này, ông Lê Văn Khảm cho biết: “Lúc trước, bảo hiểm y tế không thanh toán dịch vụ xét nghiệm đường máu mao mạch. Sau đó cho phép nhưng sợ bị lạm dụng xét nghiệm nên chúng tôi ra công văn này để giải thích cho bên bảo hiểm rõ”.
Theo phunuonline.com.vn
Vỡ òa niềm vui những cặp vợ chồng mắc tan máu bẩm sinh
Với phương pháp sàng lọc phôi thai, cha mẹ cùng mang gene bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) hoàn toàn có cơ hội sinh con khỏe mạnh.
Vợ chồng Phương Linh - Tùng Anh hạnh phúc bên cậu con trai
9 năm chờ đợi đứa con khỏe mạnh
Bế cậu con trai nhỏ chưa đầy năm trên tay, cặp vợ chồng Dương Phương Linh và Nguyễn Tùng Anh (Hà Nội) nở nụ cười mãn nguyện. Niềm hạnh phúc có con khỏe mạnh là hi vọng được vợ chồng Linh chờ đợi suốt 9 năm qua. Theo Phương Linh, chỉ một năm sau ngày cưới, hai vợ chồng Linh hạnh phúc vì có tin vui. Nhưng "hạnh phúc ngắn chẳng tày gang", khi thai nhi đến tuần 28 thì phát hiện dấu hiệu giãn tim, phù rau và buộc phải thực hiện đình chỉ thai kỳ. Nỗi bất hạnh này tiếp tục xảy đến với Linh khi đang mang thai lần thứ hai, thai nhi cũng có dấu hiệu như thứ lần thứ nhất và buộc phải đình chỉnh thai ở tuần 22. "Nỗi đau nối tiếp nhau khiến em ngã quỵ. Nhất là khi bác sĩ thông tin cả hai vợ chồng cùng mang gene bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh). Đây chính là nguyên nhân khiến mình phải 2 lần đình chỉ thai và cơ hội có con khỏe mạnh quá mong manh", Linh cho biết.
Ước tính, khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh Thalassemia, trung bình cứ 10 người thì có một mang gene bệnh này. Trên 10 triệu người Việt Nam cũng mang gene bệnh, trong đó hơn 20.000 bệnh nhân đang phải điều trị. Để duy trì sự sống, người mắc bệnh tan máu bẩm sinh liên tục phải truyền máu và thải sắt...
Tuy nhiên, đến năm 2017, nhờ sự can thiệp từ các bác sĩ BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội với kỹ thuật chọn phôi đã được sàng lọc gene bệnh và thụ tinh nhân tạo, vợ chồng Phương Linh - Tùng Anh đã may mắn thành công ngay từ lần chuyển phôi đầu tiên. "Sự mong ngóng, chờ đợi suốt 9 năm qua như vỡ òa. Điều hạnh phúc lớn nhất đối với vợ chồng em là con trai hoàn toàn khỏe mạnh, không mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện, em vẫn còn trữ phôi và sẽ dự định sinh tiếp trong 3 năm tới", Linh chia sẻ.
Còn với vợ chồng chị Nguyễn Thi Quỳnh (Phú Thọ), cách đây 3 năm khi thai nhi đầu tiên của chị đã ở tuần từ 32, qua siêu âm bác sĩ phát hiện thai nhi có dấu hiệu phù và xét nghiệm mang gene bệnh tan máu bẩm sinh, nên buộc phải đình chỉ thai. Đến lúc này cả hai vợ chồng chị Quỳnh cũng đều được chỉ định xét nghiệm gene bệnh và cùng phát hiện mang gene Alpha Thalassemia ở thể nhẹ. "Đến lúc có được kết quả của hai vợ chồng, tôi mới biết, những cặp vợ chồng cũng mang gene bệnh như chúng tôi đều khả năng cao sinh ra con mang gene bệnh ở thể nặng. Bác sĩ khuyên nên sàng lọc phôi để đảm bảo có một đứa con hoàn toàn khỏe mạnh", chị Quỳnh cho hay. Và phải đợi đến hơn 2 năm sau, hai vợ chồng chị Quỳnh quyết định tìm đến bác sĩ, sẵn sàng thực hiện biện pháp sàng lọc phôi thai. Và may mắn đã đến với chị Quỳnh, khi 10 phôi hình thành qua sàng lọc loại đi quá nửa phôi mang gene bệnh, phôi khỏe mạnh nhất được cấy vào tử cung. Đến thời điểm này, cậu con trai gần 6 tháng tuổi của vợ chồng chị Quỳnh phát triển hoàn toàn khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
Cơ hội có con khỏe nhờ kỹ thuật sàng lọc
ThS. Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm di truyền Gentis, BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, tan máu bẩm sinh là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Thalassemia đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng. Trong thụ tinh ống nghiệm, kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ được ứng dụng để chẩn đoán các bất thường nhiễm sắc thể hoặc các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể, trong đó có Thalassemia.
"Chi phí cho một ca sàng lọc phôi mang gene bệnh tan máu bẩm sinh khá cao, phụ thuộc vào khả năng đậu thai thành công của người mẹ và số lượng phôi cần sàng lọc. Trung bình chi phí sàng lọc là 14 triệu đồng/phôi và 60-70 triệu đồng/ca thụ tinh ống nghiệm. Thông thường càng sàng lọc nhiều phôi càng tốt, sẽ lựa chọn được phôi khỏe không mang gene bệnh. Bên cạnh đó, còn có một số chi phí khác như lấy tinh trùng, thuốc...".
BS. Lê Thu Hiền
Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, BV Nam học và hiếm muộn Hà Nội
Với khả năng chọn lọc sâu, kỹ thuật này giúp loại bỏ những phôi thai bất thường ngay từ giai đoạn mới hình thành, chỉ giữ lại những phôi khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, với kỹ thuật nuôi phôi và chuyển phôi ngày 5 cũng mang lại cơ hội có thai sau chuyển phôi cao, ít bị sảy thai do phôi được chọn lọc kỹ hơn. Đồng thời, việc chuyển phôi ngày 5 cũng giúp hạn chế khả năng đa thai vì mỗi lần chuyển phôi ngày 5, bác sĩ sẽ chỉ chuyển 1 -2 phôi. "Việc nuôi phôi ngày 5 kết hợp sàng lọc di truyền tiền làm tổ giúp loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng cơ hội có con khỏe mạnh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn", ông Vinh cho hay.
Chia sẻ về các ca bệnh buộc phải đình chỉ thai kỳ vì phát hiện muộn mang gene bệnh tan máu bẩm sinh, BS. Lê Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, BV Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết: "Không phải cặp vợ chồng nào cũng biết trước mình mang gene bệnh để sàng lọc. Vì vậy, có không ít ca thai được ngoài 20 tuần nhưng buộc phải bỏ thai vì mang gene bệnh thể nặng. Để phòng tránh việc đáng tiếc đó, các cặp đôi trước khi cưới nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, để có dự liệu trước khi sinh con".
Theo bà Hiền, hiện chi phí sàng lọc phôi và thụ tinh nhân tạo khá cao vì còn phụ thuộc vào tỷ lệ đậu thai thành công của người mẹ. Tuy nhiên, đây là giải pháp tốt để các cặp vợ chồng vốn mang các gene bệnh có thể có được những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo baogiaothong.vn
Bác sỹ 'đánh vật' điều trị cho bệnh nhân 'ngáo đá' Hầu hết bệnh nhân 'ngáo đá' thường có khuynh hướng bạo lực, hung dữ và khỏe một cách kỳ lạ. Nhiều trường hợp các bác sỹ của Trung tâm chống độc phải huy động tới 5-6 nhân viên bảo vệ to khỏe mới có thể giữ được. Điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm Chống độc Bạch Mai, Hà Nội BS. Nguyễn...