Bác sĩ phụ khoa chỉ đích xác 5 thói quen tưởng không sao nhưng lại rất có hại cho “vùng kín” của chị em
Tiến sĩ Jessica Shepherd, bác sĩ phụ khoa tại Trung tâm Y tế Baylor University tại Dallas, nói rằng: Mặc dù bạn không cố ý nhưng một số việc bạn làm có thể có tác động tiêu cực tới sức khỏe “ vùng kín” của mình mà không nhận ra.
Tương tự như vậy, tiến sĩ Lauren Streicher, phó giáo sư về sản khoa và phụ khoa lâm sàng tại Trường Y khoa Đại học Northwestern Feinberg, cũng cho rằng: “Nhiều phụ nữ đang làm rất nhiều thứ mỗi ngày mà không thực tâm để ý đến tác động của nó tới ‘vùng kín’ của mình”.
Dưới đây là một vài thói quen mà bạn có thể nghĩ là hoàn toàn vô hại nhưng thực ra lại rất có hại cho sức khỏe “vùng kín” mà tiến sĩ Jessica Shepherd và Lauren Streicher khuyên bạn nên tránh.
1. Bạn không sử dụng dụng cụ bảo vệ chống nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ tình dục bằng miệng
Có vẻ bạn nghĩ không cần thiết phải dùng biện pháp bảo vệ nào khi có quan hệ tình dục bằng miệng nhưng thực tế đây không được đánh giá là kiểu “quan hệ” an toàn 100%.
Cả2 vị tiến sĩ đều khuyên bạn cần bảo vệ chính mình trong khi quan hệ tình dục bằng miệng – bất kể là với ai – bởi kiểu “quan hệ” này hoàn toàn có thể làm lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục, từ herpes, bệnh lậu đến HPV. Bạn cũng có thể truyền các nhiễm trùng đường tình dục (STIs) cho bạn tình của mình nếu bạn có STI trong bộ phận sinh dục và họ đang giao hợp bằng miệng với bạn và ngược lại.
Để bảo vệ bản thân tốt nhất, hãy kiểm tra sức khỏe của cả 2 trước khi có quan hệ tình dục. Nếu không thể, hãy dùng biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là miếng chặn răng (một tấm vải mỏng có thể hoạt động như một rào cản giữa âm hộ và miệng của bạn tình) hoặc bao cao su.
2. Bạn không bao giờ làm sạch đồ chơi tình dục của mình hoặc sử dụng biện pháp bảo vệ khi dùng chung với người khác
Ngày nay, sử dụng đồ chơi tình dục không còn là điều xa lạ hay bị kì thị như trước đây. Thế nhưng, điều quan trọng mà ai cũng phải biết là sử dụng chúng sao cho an toàn.
Video đang HOT
Về mặt lý thuyết, loại đồ chơi này có thể nhiễm vi sinh vật gây nhiễm trùng hoặc các bệnh khác từ một người và khi người khác sử dụng sẽ có nguy cơ lây bệnh từ đó. Tương tự như vậy, giả sử bạn bị nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc âm đạo, bạn sử dụng đồ chơi tình dục và sau đó không làm sạch nó. Những lần sử dụng sau đó có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Tiến sĩ Shepherd nói rằng thật dễ dàng để tránh điều này. Nếu không thể không dùng thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi trước và sau mỗi lần sử dụng. Hoặc, để đảm bảo hơn, nhất là trong trường hợp dùng chung với người khác thì nên sử dụng phương pháp bảo vệ là bao cao su.
3. Bạn mặc quần áo ẩm ướt hoặc đầy mồ hôi trong thời gian dài
Tiến sĩ Shepherd khuyến cáo, nấm men là một loại nấm rất “yêu thích” những vùng ấm, ẩm ướt. Chính vì thế, mặc quần áo ướt đẫm mồ hôi hoặc ẩm trong một thời gian dài có thể tạo ra một môi trường chính cho nấm men phát triển. Đặc biệt, ở vùng kín, nấm men càng phát triển mạnh hơn. Khi men phát triển quá không kiểm soát được, bạn có thể bị nhiễm trùng âm đạo.
Để giảm nguy cơ này, bạn nên thay quần áo sau khi tập thể dục và lau khô người. Điều này càng đặc biệt đúng nếu bạn phải đối phó với nhiễm trùng nấm men tái phát.
4. Bạn mặc quần bó sát suốt cả ngày
Mặc quần áo bó sát như quần jeans có thể kích thích âm đạo và tạo ra các “cái bẫy” về nhiệt và hơi ẩm. Đó là lý do tại sao nó là một trong những yếu tố nguy cơ gây viêm âm đạo. Các loại viêm âm đạo bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trùng nấm men. Nói như vậy không có nghĩa là không bao giờ bạn được mặc quần bó sát. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn không mặc nó trong suốt cả một ngày dài hoặc khi nó gây ra những khó chịu ở âm đạo.
5. Bạn thường xuyên tắm bồn tắm với đầy bọt xà phòng
Bồn tắm với đầy bong bóng xà phòng có vẻ như là một biện pháp vệ sinh làm cho cơ thể sạch sẽ chứ không có hại gì. Thế nhưng, bác sĩ Shepherd lại lưu ý rằng hình thức tắm rửa này có khả năng gây nhiễm trùng âm đạo cao. Đó là vì các sản phẩm sữa tắm tạo bong bóng chứa các chất hóa học khác nhau mà âm đạo của bạn có thể nhạy cảm, khi ngâm lâu trong hỗn hợp này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Đó là chưa kể các chất khác như nước hoa cho thêm vào nước tắm có thể làm mất nước ở lớp niêm mạc âm đạo. Điều đó có thể làm thay đổi độ pH tự nhiên của âm đạo, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Nếu bạn có thói quen sử dụng bồn tắm đầy bong bóng thì không nên ngâm mình quá lâu hoặc cho thêm các chất khác vào (như rượu, nước hoa…). Nếu bạn bị kích thích hoặc nhiễm trùng do thói quen tắm này nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nguồn: Self
Theo Helino
4 bệnh nguy hiểm có thể lây nhiễm khi 'hôn môi'
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và nhiễm trùng (STI) đều thông qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhưng nó cũng có thể lây nhiễm khi hôn môi nhau, cho dù rủi ro thấp hơn nhiều.
Dưới đây là 4 loại bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền qua 'hôn môi' với người bị nhiễm bệnh, theo Medical Daily.
Herpes
Herpes miệng, thường được gọi là vết loét lạnh, là do vi rút herpes simplex type 1 (HSV-1) gây ra. Theo các chuyên gia, đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất lây lan qua hôn môi. Phụ nữ được cho là dễ bị nhiễm vi rút này hơn nam giới.
Nguy cơ lây truyền cũng cao hơn, nếu có bất kỳ vết loét nào ở miệng hoặc trên môi. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tránh hôn môi khi có mụn nước và mụn rộp đáng chú ý, theo Medical Daily.
Viêm nướu
Viêm nướu là dạng bệnh nướu nhẹ. Vi khuẩn gây viêm có thể lây truyền qua tiếp xúc với nước bọt bị nhiễm bệnh, theo nha sĩ Mark Burhenne ở California.
Ông nói thêm rằng việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt (đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa...) là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình chống lại những loại vi khuẩn này.
Mononucleosis
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, đôi khi được gọi là "bệnh hôn", là do vi rút Epstein-Barr (EBV) gây ra. Ngoài hôn môi, nó có thể lây truyền qua ho, hắt hơi, dùng chung bàn chải đánh răng hoặc kính...
Khi bị nhiễm bệnh, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi cực độ, đau họng, sốt, chán ăn và sưng hạch bạch huyết. Nó được coi là ít lây nhiễm hơn bệnh cảm lạnh và rất có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi, từ 15 đến 30 tuổi, theo Medical Daily.
Theo Mayo Clinic, EBV có thể tồn tại trong nước bọt của một người trong nhiều tháng sau khi bị nhiễm trùng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích tránh hôn môi và chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống ít nhất vài ngày sau khi cơn sốt đã giảm.
Giang mai
Nguy cơ lây bệnh giang mai qua đường hôn môi là khá thấp so với việc lây truyền qua hoạt động tình dục. Bệnh giang mai là tình trạng nhiễm trùng cao, và một trong những dấu hiệu của nó là sự phát triển của các vết loét trong miệng, bác sĩ sản phụ khoa Antonio Pizarro tại Louisiana cho biết, theo Medical Daily.
Các vết loét thường tròn và mở có thể giúp vi khuẩn (Treponema pallidum) lây lan qua tiếp xúc gần gũi. Bất cứ lúc nào có vết thương hở và/hoặc máu hiện diện, về mặt lý thuyết, bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền qua đường miệng, bác sĩ Pizarro cho biết.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các trường hợp giang mai đã gia tăng tại Mỹ, tăng gần 18% từ năm 2014 đến năm 2015.
Theo thanhnien.vn
Ngoài quan hệ tình dục, dùng chung 4 vật dụng này cũng dễ lây bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục Không phải cứ có hoạt động tình dục mới có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, có những con đường lây nhiễm bệnh bất ngờ hơn cả những gì chúng ta nghĩ. Chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề tình dục an toàn và có ý thức bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ lây nhiễm...