Bác sĩ ơi: Tiền ung thư da do tia UV là gì?
Thưa bác sĩ, tôi thường xuyên làm việc ngoài trời. Mấy hôm trời nắng quá, tôi mặc quần áo kín người mà vẫn cảm thấy rát da, trên lưng 2 bàn tay xuất hiện vài đốm nhỏ bằng hạt mè, sẫm màu, không ngứa.
Khi ra nắng, bạn cần cẩn thận che chắn cơ thể, càng nhiều càng tốt – ĐỘC LẬP
Có người nói đó là dấu hiệu ung thư. Bác sĩ có thể cho tôi biết đó là triệu chứng của bệnh gì không? Tôi cảm ơn. (Thạch Kiên, Sóc Trăng)
Các dấu hiệu bạn kể chưa rõ ràng, nhất là các triệu chứng da trên lưng bàn tay. Tuy nhiên, cũng có thể nghĩ đây là bệnh dày sừng ánh sáng. Dấu hiệu thường gặp là những đốm nhỏ, sờ thấy sùi nhẹ, hơi gờ lên so với mặt da, không đau, không ngứa.
Theo thời gian, các đốm này lớn hơn, có thể đỏ và có vảy. Các đốm này thường bằng hạt mè, có thể phát triển lớn thành hạt đậu. Vị trí hay gặp là vùng phơi bày với ánh nắng, tiếp xúc lâu dài với tia UV như lưng bàn tay, mặt, trán… Thường gặp ở người lớn tuổi, người lao động ngoài trời.
Trong ánh nắng có tia tử ngoại UVA, UVB và UVC. UVC bị cản trở bởi tầng Ozone nên xuống mặt đất ít. Tia UVB với năng lượng cao gây bỏng da và sạm da (bạn bị rát da khi làm việc ngoài trời chủ yếu là do tia này). Tia UVA xuyên sâu qua da, gây tổn thương tế bào da, thay đổi cấu trúc tế bào, biến tế bào bình thường thành tế bào ung thư.
Tuy nhiên, nó cần thời gian dài mới dẫn đến những thay đổi này.
Dày sừng ánh sáng (Actinic keratosis – AK) là một bệnh da do tia UV có trong ánh nắng gây ra, có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy. Người ta thường gọi bệnh này là tiền ung thư da. Tuy nhiên hiếm khi thành ung thư ở người da nâu hoặc đen, mà thường gặp hơn ở người da trắng.
Một bệnh nữa có thể nghĩ đến là mụn cóc phẳng, do vi rút HPV gây ra. Dấu hiệu của bệnh này là những đốm da nâu, nhỏ bằng hạt mè, bề mặt hơi sần sùi, thô ráp. Số lượng từ vài đốm đến hàng chục đốm, gặp ở tay, chân, mặt, trán…
Video đang HOT
Cả hai bệnh này đều không đáng lo, ngay cả dày sừng ánh sáng vốn được xem như là tiền ung thư. Bạn có thể đến các phòng khám hoặc khoa da liễu tại Sóc Trăng để được tư vấn. Chữa bằng laser CO2 rất hiệu quả, nhanh gọn và không đau (dĩ nhiên có thoa thuốc tê).
Tiếp xúc nhiều, lâu dài với tia UV thì có hại cho làn da. Tuy nhiên, vì mưu sinh không thể tránh được thì bạn cần cẩn thận che chắn cơ thể, càng nhiều càng tốt. Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu khác lạ trên làn da của mình, phát hiện sớm chữa sớm, sẽ an toàn bạn nhé.
Theo Thanh niên
Chuyên gia lý giải thực hư vụ sơn móng tay dạng gel gây ung thư da và những người có nguy cơ ung thư cao nhất
Sơn móng dạng gel khô ngay lập tức, khó bị nứt hỏng và tuổi thọ lớn hơn loại sơn móng thông thường. Nhưng nó cũng đi kèm một số nguy cơ nhất định.
Có rất ít nghiên cứu về sơn móng dạng gel, chủ yếu bởi mỗi tiệm làm đẹp lại áp dụng kỹ thuật này theo cách khác nhau.
Tuy nhiên, chuyên gia da liễu gợi ý rằng, bạn nên cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân trước khi quyết định dùng sơn móng dạng gel.
Tiến sĩ Chris Adigun, bác sĩ, chuyên gia về da tại Chapel Hill, Bắc Caroline, từng viết hướng dẫn cho Hiệp hội Da liễu Mỹ, khẳng định: "Chúng tôi có đủ lý do để khuyên bệnh nhân chú ý tới việc bảo vệ làn da của họ".
Nguy cơ của sơn móng dạng gel
Sơn móng dạng gel được thiết kế để sử dụng các đèn LED phát ra tia UVA, giúp sơn khô nhanh. Trong khi tia UVB có thể khiến bạn bị cháy da (như UVB từ tia nắng mặt trời), UVA lại chịu trách nhiệm cho quá trình lão hóa, các tổn thương da và ung thư.
Và mặc dù có một số nghiên cứu về sơn móng dạng gel nhưng không dễ để xác định chúng có phản ánh thực chất sản phẩm đó trên thực tế hay không.
Tiến sĩ Adigun giải thích: "Rắc rối trong việc hiểu về nguy cơ gây hại cho sức khỏe của sơn móng dạng gel nằm ở chỗ không có tiêu chuẩn chung nào khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc móng sử dụng sơn dạng gel ở các tiệm làm móng".
Điều chúng ta thực sự biết về nguy cơ ung thư da dựa trên ánh nắng mặt trời, chứ không phải đèn LED vốn được đặt tại nhiều khoảng cách so với bàn tay chúng ta, đôi khi là 1 lần/năm, 1 lần cả đời, 1 lần/tháng hay thậm chí 2 tuần 1 lần khi đi làm móng.
"Ở tiệm làm móng, không có ai đứng cạnh bạn mà nhắc 'Hết giờ rồi'. Phần lớn mọi người có lẽ đã hấp thụ liều lượng [tia sáng từ đèn LED] nhiều hơn nhiều so với những gì chúng ta thấy trong các nghiên cứu", tiến sĩ Adigun nhấn mạnh.
Những người có nguy cơ ung thư da cao nhất khi làm móng bằng sơn dạng gel
Một lần nữa, chúng ta không thể biết chắc. Nhưng có một số yếu tố giúp dự đoán nguy cơ ung thư da khi sử dụng sơn móng dạng gel.
Yếu tố di truyền, sắc tố da và tiền sử bệnh ung thư đều có thể đóng vai trò nhất định.
Thuốc là một vấn đề khác cần lưu tâm và theo tiến sĩ Adigun, đây lại là việc mà không nhiều người nghĩ tới.
Một số dạng hóa trị hay thuốc kháng sinh bạn đang dùng có thể khiến bạn dễ hấp thụ tia UVA cũng như tác hại của chúng hơn.
Ngoài ra, những người thường xuyên đi làm móng - nhiều lần ghé tiệm nail mỗi tháng - cũng đối diện nguy cơ cao hơn khi tiếp xúc liên tục với UVA.
Trong khi không có cách nào để đưa ra giới hạn chắc chắn cho việc sử dụng sơn móng dạng gel, tiến sĩ Joshua Zeichner, bác sĩ, chuyên gia về da tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York khuyên những người mê sơn móng dạng gel không nên thay lớp gel mới thường xuyên.
Sử dụng thiết bị bảo vệ
Trong số những người đã mang thiết bị bảo vệ da khi dùng sơn móng dạng gel, có một số kỹ thuật phổ biến được ưa thích sau: Găng tay không móng và kem chống nắng. Đối với Tiến sĩ Adigun, bà khuyến nghị nên dùng găng tay không móng: "Tôi khuyên bạn nên che toàn bộ vùng da khi làm móng bằng sơn dạng gel, bất kể đó là găng tay, khăn hay bất cứ thứ gì, miễn có thể bảo vệ da bạn khỏi tia UV".
Bà cũng tiết lộ thêm, có quá nhiều vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng kem chống nắng. Trước hết, nhiều loại kem chống nắng cần khoảng 20 phút mới bắt đầu có tác dụng. Nhưng thực tế là không ai khoa kem chống nắng rồi lại chờ 20 phút mới làm móng.
Thứ hai, toàn bộ quá trình sơn móng bằng loại sơn dạng gel (bao gồm cả việc massage, cắt móng...) có thể can thiệp vào ý định thoa kem chống nắng hay thậm chí làm phai lớp bảo vệ mà bạn đã cẩn trọng thoa lên từ trước.
Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất: Kem chống nắng không được phê duyệt sử dụng nếu có sự hiện diện của các loại đèn LED.
Tiến sĩ Adigun giải thích: "Tất cả các loại kem chống nắng đều được thử nghiệm bên dưới ánh sáng tương tự loại phát ra từ mặt trời. Lượng tia sáng phát ra từ các đèn UVA cao hơn rất nhiều so với từ mặt trời. Do đó, tôi thậm chí không biết liệu thoa kem chống nắng khi làm móng thì có tác dụng bảo vệ gì không".
Theo Helino
Đừng chủ quan: Đã có trường hợp ngất, tử vong trong ngày nắng nóng vì bị 2 bệnh nguy hiểm này Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, với việc nắng nóng kéo dài và nhiệt độ tăng cao, sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Mấy ngày gần đây, thời tiết Hà Nội chuyển sang nắng nóng gay gắt, có hôm lên tới 40 độ C khiến người dân vô cùng mệt mỏi. Theo cảnh báo của các chuyên...