Bác sĩ nước ngoài về trầm cảm kiếm tiền như mưa ở Việt Nam
“Từ lâu lắm rồi ngành y đã bỏ đào tạo bác sĩ tâm lý, ở những năm 1980 vẫn còn bác sĩ tâm lý… tôi không hiểu vì sao gần đây lại bỏ”.
Bác sĩ (BS) Vũ Quốc Bình, nguyên Cục trưởng Cục Quân y, nói tại buổi chia sẻ “Hiểu trầm cảm từ người trong cuộc” ngày 30-11.
Buổi chia sẻ diễn ra nhân dịp ra mắt cuốn sách Có một cơn đau mang tên trầm cảm của PGS-TS Nguyễn Thị Phương Hoa.
Tại đây, BS Bình nêu thực trạng hiện nay người bệnh ở nước ta đang bị thiệt thòi vì BS tâm lý đã bị lãng quên. Do đó, theo BS Bình, ở Hà Nội, TP.HCM cũng như nhiều nơi khác tìm được BS thực hành về tâm lý học rất khó khăn.
BS Vũ Quốc Bình, nguyên Cục trưởng Cục Quân y, tại buổi chia sẻ.
Từ đây, BS Bình cho biết đã tạo ra cơ hội cho một số BS tâm lý người nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
“Họ đang kiếm tiền như mưa ở Việt Nam. Một giờ vài triệu, một buổi 2 tiếng là 5-6 triệu…” – ông nêu dẫn chứng.
Nói riêng về cuốn sách, ông dành lời cảm ơn cho tác giả và cho rằng thông điệp quan trọng nhất của cuốn sách là tình thương và sự kiên trì đặc biệt là nhận thức.
Ở góc độ tác giả, PGS-TS Nguyễn Thị Phương Hoa nói: “Khi con ốm, chúng ta chăm sóc chúng với tất cả sự yêu thương và sự tội nghiệp dành cho chúng. Tuy nhiên, nếu con chúng ta mắc tâm bệnh, hãy chăm sóc chúng bằng hai lần yêu thương và không cần tội nghiệp.”
PGS-TS Nguyễn Thị Phương Hoa, tác giả cuốn sách.
Video đang HOT
Cũng tại đây, một số người tham dự đã đặt nhiều câu hỏi cho tác giả cuốn sách. Trong đó, một độc giả nêu câu hỏi về vai trò của thuốc đối với trầm cảm.
Trả lời người tham dự, PGS-TS Nguyễn Thị Phương Hoa cho hay: Khi có bệnh thì cần phải uống thuốc nhưng theo bà Hoa, y học hiện tại vẫn chưa tìm ra được trầm cảm ở mức độ nào thì nên uống loại thuốc nào, nói cách khác là chính BS cũng đang phải dò dẫm để kê đơn cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, cũng theo PGS-TS Nguyễn Thị Phương Hoa thì không nên bỏ uống thuốc, nếu không tin tưởng lắm ở BS đã kê đơn cho mình thì có quyền lựa chọn BS khác.
Ngoài ra, theo tác giả cuốn sách, có những lúc người bệnh sẽ bị rơi vào trạng thái bị bệnh lừa dối bản thân mình, từ đó sẽ có cảm giác chán nản và nghĩ rằng cha mẹ cũng như người xung quanh coi thường mình.
Khi được hỏi về việc gần đây có nhiều người trầm cảm tự tử, trong đó có cả những ngôi sao nổi tiếng như ở Hàn Quốc cũng từ bỏ mạng sống của mình, mối liên quan của bệnh đối với xã hội và lựa chọn đó như thế nào?
PGS-TS Nguyễn Thị Phương Hoa cho rằng ngày nay thông tin đến với con người nhiều hơn so với trước kia. Bởi thế mà những vụ việc người trầm cảm tự tử đến với mọi người cũng có tần suất nhiều hơn trước.
Tuy nhiên, theo bà Hòa, thông tin nhiều cũng đưa đến cho mọi người nhiều kiến thức để tránh căng thẳng, còn sự căng thẳng trong cuộc sống lúc nào cũng có thể diễn ra.
“Tôi nghĩ chúng ta cần đối mặt với khó khăn của thời đại chúng ta, chúng ta sống trong ngày hôm nay và giải quyết cho vấn đề của ngày hôm nay” – bà Hoa bày tỏ.
Bìa cuốn sách.
PGS-TS Nguyễn Thị Phương Hoa, tác giả cuốn sách là TS tâm lý học xã hội tại ĐH Tổng hợp Moscow. Bà có một khoảng thời gian khá dài là thực tập sinh tâm lý học lâm sàng tại Trường Tâm lý học thực hành Paris, thuộc ĐH Catholic, Paris, Pháp.
Bà hiện là cố vấn của diễn đàn Beautiful Mind ViệtNam, tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích cung cấp kiến thức về: Tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology); sức khỏe tâm lý (Mental Health); các rối loạn về tâm thần (Mental Disorders) cũng như các phương pháp điều trị cho người Việt Nam.
VIẾT THỊNH
Theo PLO
Thực phẩm nào dễ tạo cảm giác lo lắng nên hạn chế sử dụng?
Cảm giác lo lắng, bồn chồn luôn khiến cơ thể mệt mỏi. Tránh một số thực phẩm dưới đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng trên.
Theo tờ Health & Human Research, Viện Y tế Quốc gia Mỹ ước tính rằng 18% người Mỹ luôn có cảm giác bị lo lắng. Sự lo lắng này đến từ nhiều yếu tố và có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên Health & Human Research cho hay, không phải ai cũng biết sự lo lắng đôi khi còn do thực phẩm ăn uống hằng ngày tạo ra.
Tờ này đã chỉ ra một số loại thực phẩm gây cảm giác lo âu, bồn chồn mà người tiêu dùng nên hạn chế tiêu thụ.
Caffeine: Caffeine có thể khiến người dùng cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, nhưng nó cũng có thể dẫn đến cảm giác lo lắng. Bởi caffeine làm suy giảm serotonin trong não và điều này tạo ra cảm giác chán nản và cáu kỉnh. Thứ hai, caffeine khiến người dùng đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây mất nước, dẫn đến trầm cảm. Thứ ba, caffeine có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ và gây ra căng thẳng.
Caffeine gây lo âu, mất ngủ. Ảnh: Internet
Vì thế hãy tránh tiêu thụ cà phê, trà đặc, hay thậm chí là lượng lớn nước socola nóng để có được giấc ngủ tốt hơn và tinh thần thoải mái hơn.
Đường: Đường gây lo lắng vì nó làm tăng lượng đường trong máu. Lúc này cơ thể bạn sẽ tăng sản xuất insulin và điều đó khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi.
Health & Human Research cho rằng nước ép trái cây đóng hộp sẵn cũng không tốt hơn nước ngọt có ga, bởi chúng đều chứa một hàm lượng đường lớn. Hay việc bạn tiêu thụ kẹo, bánh ngọt và các món ăn nhiều đường khác có thể tạo cảm giác ngon miệng ngay khi ăn chúng, nhưng sau đó vẫn là sự thèm thuồng và cảm thấy lo lắng, vì vậy, hãy cố gắng tránh sử dụng đường.
"Đường làm tăng mức cortisol và adrenaline trong cơ thể. Cortisol có liên quan đến việc gây phản ứng căng thẳng và adrenaline tạo cảm thấy bồn chồn. Những điều này góp phần vào cảm giác lo lắng", tờ này thông tin.
Đồ uống có cồn: Rượu, bia hay các thức uống có cồn khác là thức uống được nhiều tổ chức y tế khuyến cáo vì những tác động xấu đến sức khỏe. Chúng cũng là thức uống khiến bạn bị tăng cảm giác lo âu, sợ hãi.
Rượu bia là thức uống làm gia tăng sự lo âu và trầm cảm. Ảnh: Internet
Health & Human Research cho rằng, các bác sĩ của Mỹ chỉ ra rượu được coi là chất gây căn bệnh trầm cảm, và kéo dài sự lo âu. Nó có thể khiến người dùng cảm thấy hưng phấn tạm thời, nhưng rượu, bia nói chung lại gây mất ngủ. Cho dù dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhưng khi cồn biến mất, chất lượng giấc ngủ sẽ giảm sút và các cơn đau đầu sẽ ập đến. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn còn gây mất nước và điều đó có thể dẫn đến trầm cảm.
Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến thực sự có liên quan đến bệnh trầm cảm bởi vì, chất béo trans sẽ tạo ra nhiều suy nghĩ tiêu cực. Chất béo chuyển hóa có thể dễ dàng tìm thấy trong đồ nướng, đồ ăn nhẹ, thực phẩm chiên, kem không sữa và bơ thực vật.
Nếu là sữa, thì bạn hãy cố gắng sử dụng sữa ít chất béo vì chúng có chất béo chuyển hóa tự nhiên, thay vì sữa có chất béo đầy đủ.
Nước tăng lực: Health & Human Research cho rằng nước tăng lực là một trong những thức uống gây nên sự lo âu bồn chồn bởi hàm lượng đường nhân tạo, hóa chất và caffeine khá cao. Thực tế cho thấy, trong nước tăng lực có chứa một lượng caffeine khá lớn (khoảng 200mg/ lon), có thể tăng cường năng lượng tức thời, giúp tinh thần tỉnh táo, hưng phấn và bớt mệt mỏi.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, tiêu thụ nhiều chất caffeine chính là lý do gây nên những hệ lụy xấu với hệ thần kinh, gây bất ổn về tâm lý, mất ngủ, tăng huyết áp, khiến cho nhịp tim thất thường hoặc gặp phải những rắc rối về dạ dày. Hơn nữa, caffeine cũng như cồn có vai trò như một chất lợi tiểu khiến cho thận bài tiết nhiều hơn, và tăng nguy cơ mất nước, rất nguy hiểm. Ngoài ra, caffeine cũng còn là chất gây nghiện nếu sử dụng nhiều.
Trên đây là một số thực phẩm làm gia tăng cảm giác lo âu, bồn chồn của cơ thể, để giảm cảm giác này, hãy cố gắng hạn chế tiêu thụ chúng.
THU HÀ
Theo PLO
"Tôi đã nghĩ mình sẽ chết": Chia sẻ đầy ám ảnh của một bệnh nhân HIV kể về cuộc chiến suốt 30 năm với căn bệnh thế kỷ Các loại thuốc uống đảm bảo tải lượng virus - lượng HIV trong máu - trong mức cho phép đã khiến ông cảm thấy buồn nôn liên tục và mất ngủ. 30 trước, ông Lawrence Ang (không phải tên thật), người Singapore, được chẩn đoán nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Ông đã bắt đầu hành trình điều trị...