Bác sĩ nói gì về khả năng vỡ túi ngực khi đi máy bay?
Sáng 26/7, một máy bay của Vietnam Airlines phải hạ cánh khẩn cấp để cấp cứu cho một nữ hành khách bị chảy máu ở ngực trái, nhiều nguồn tin cho rằng do vỡ túi ngực. Bác sĩ nói gì về nguy cơ này?
Theo nhiều nguồn tin, vết thương của nạn nhân do bị vỡ túi độn nâng ngực vì chênh lệch áp suất trên máy bay. Tuy nhiên, nhận định về trường hợp này, TS.BS Nguyễn Huy Thọ, Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật – Tạo hình và Thẩm mỹ Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật – Hàm mặt – Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trả lời trên Zing, khẳng định trường hợp của nữ bệnh nhân trên không thể là nổ túi ngực do chênh lệch áp suất.
Áp suất khí quyển bình thường và trong khoang hành khách luôn tương đương ở mặt đất, dù khi thay đổi độ cao đột ngột, áp suất bên ngoài thay đổi nhưng áp suất trong máy bay sẽ giữ nguyên, do đó, không thể xảy ra hiện tượng “nổ” túi ngực. “Ngoài ra, độ bền của túi rất cao, có thể đặt chúng dưới đất để ôtô đi qua không hề vỡ”, TS.BS Nguyễn Huy Thọ khẳng định.
Bác sĩ cho biết túi độn ngực có thể bị rách trong trường hợp để lâu trong ngực, có thể do co bao xơ của cơ thể bóp và làm biến dạng, tạo ra các nếp gấp. Sau đó, các nếp gấp sẽ bị hằn sâu và có thể rách, gây thoát dịch gel silicone từ trong túi ra ngoài. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị rách túi nâng do vật nhọn đâm hoặc sinh thiết ngực.
Nói về khả năng vỡ túi ngực do áp suất máy bay, bác sĩ thẩm mỹ Phan Hiệp Lợi (Giám đốc bệnh viện Hiệp Lợi, TP.HCM) cũng khẳng định vỡ túi ngực có rất nhiều nguyên nhân và chuyện vỡ túi ngực do áp suất máy bay như bệnh nhân nói có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
“Chúng tôi vẫn không thể khẳng định là do áp suất trên máy bay làm vỡ túi ngực vì hiện vẫn chưa có báo cáo nào rõ ràng cho thấy điều đó. Tôi cũng khẳng định, túi ngực không bị nổ mà chỉ vỡ. Có nhiều trường hợp đến bệnh viện chúng tôi phẫu thuật nhưng họ cho biết không đi máy bay nhưng vẫn bị vỡ túi ngực. Như vậy, có thể nhận thấy nguyên nhân vỡ túi ngực là do chất lượng sản phẩm kém”, bác sĩ Lợi thông tin thêm.
Với kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ Lợi cũng cho rằng nếu sử dụng túi ngực đạt chuẩn, sản xuất theo đúng quy trình từ 7-8 lớp thì vấn đề rò rỉ hay vỡ không bao giờ xảy ra. Khi sử dụng túi ngực không đạt chuẩn trong thời gian dài sẽ biến đổi chất lượng, dẫn đến dễ vỡ hơn, có thể dùng tay bóp cũng vỡ.
Video đang HOT
Về kết cấu túi ngực, phần ngoài cùng được bao bọc bằng lớp vỏ trơ, ngăn chặn không cho gel silicon bên trong lọt ra ngoài tiếp xúc trực tiếp với mô, tránh tình trạng nhiễm trùng. Sau khi hoàn thành việc nâng ngực, sẽ có một lớp võ tự nhiên do cơ thể người tạo ra để bao bọc túi ngực, giống như một lớp bảo vệ cuối cùng, tránh để gel silicon chạm đến mô ngực.
Các bác sĩ cũng cho rằng trường hợp chảy máu có thể do bệnh nhân mới nâng ngực, đang theo dõi nhưng đã làm những thao tác nặng, khiến viết thương bị ảnh hưởng, đau nhói, thậm chí 2 tháng sau “dao kéo” nhiều người vẫn có cảm giác này. Vì vậy, bệnh nhân mới nâng ngực khi đi máy bay cần có người đi cùng để xách giúp hành lý nặng. Khi thao tác giơ tay lên cất hành lý có thể ảnh hưởng tới vết thương.
An Lê
Theo kienthuc.net.vn
Giải đáp thắc mắc phổ biến: Làm ngực xong sau bao lâu mới về dáng đẹp tự nhiên nhất?
Nâng ngực xong, các nàng phải mất một khoảng thời gian để lành, và một khoảng thời gian nữa để ngực trông tự nhiên.
Nâng ngực là một trong số những liệu pháp thay đổi hình thể ở phần ngực được chị em quan tâm, và một trong số những nỗi lo khi nâng ngực đó chính là không biết bao lâu mới lành, không biết mất bao lâu mới có thể tự tin khoe thành quả bằng những bộ cánh mơ ước.
Câu hỏi chị em quan tâm: Nâng ngực xong bao lâu thì tự nhiên?
Câu trả lời là, không có thời gian chính xác cho việc phục hồi, vì cơ thể của mỗi người là khác nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng để phục hồi triệt để thì mất khoảng 6 tuần, song trong một số trường hợp, có người cảm thấy hoàn toàn bình thường chỉ sau 1 tuần.
Một số các giai đoạn hồi phục hậu phẫu bao gồm:
Ngay sau phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật xong và hết thuốc gây mê, bạn có thể cảm thấy đau nhức và mệt mỏi, tuy nhiên các hiệu ứng phụ này sẽ hết sau vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, bạn sẽ cần một người đưa đón mình từ bệnh viện về rồi ở lại qua đêm.
Từ 5 - 7 ngày: Thông thường, thời điểm từ sau 3 đến 5 ngày là khó chịu nhất. Bác sĩ của bạn có thể sẽ cho đơn thuốc giảm đau hoặc thậm chí là tiêm giảm đau để loại bỏ cảm giác đau đơn trong 72 giờ đầu. Phần lớn phụ nữ có thể quay lại làm việc bàn giấy bình thường khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật.
Sau vài tuần: Sau tuần đầu tiên, các bệnh nhân có thể chậm rãi tham gia vào các hoạt động tập luyện nhẹ nhàng. Cảm giác khó chịu sẽ giảm đi đáng kể ở thời điểm này, thậm chí không còn đau đớn gì, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên rằng không nên làm những bài tập nặng nề như chạy bộ, cưỡi ngựa hoặc các bài tập tạ... Các bệnh nhân có công việc mang tính chất hoạt động thể chất mạnh cũng nên xin nghỉ việc ít nhất 3 tuần để hoàn toàn hồi phục.
Sau khoảng 8 tuần, phần lớn bệnh nhân có thể trở về với các hoạt động bình thường trước kia.
Thông thường, sau khoảng 2 tháng, phần lớn bệnh nhân sẽ có thể hoạt động lại bình thường và trở về với cuộc sống như trước. Bạn nên lắng nghe và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ một cách kỹ càng để chắc rằng ngực của mình phục hồi hiệu quả.
Sau bao lâu thì ngực mới trông tự nhiên nhất?
Vết thương lành lặn, hồi phục là một chuyện, nhưng vấn đề mà chị em quan tâm không kém là: "bao lâu túi ngực mới mềm đi"?
Khi đặt túi ngực vào, do còn mới nên ngực có thể trông hơi cứng và không được tự nhiên, và sẽ cần một thời gian để túi độn ngực có thể trở nên mềm mại hơn. Song, bạn cũng nên nhớ rằng cơ thể mỗi người mỗi khác, nên thời gian mềm đi của túi độn ngực sẽ khác với mỗi người. Thậm chí, hiện tượng một bên ngực mềm nhanh hơn bên còn lại cũng là rất bình thường.
Theo như tiến sĩ Nagi T. Ayoub (thành viên Hội đồng Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ - American Board of Plastic Surgery), để giúp các túi độn ngực mềm nhanh hơn, bạn có thể thực hiện biện pháp mát-xa ngực mỗi ngày (sau khi được sự đồng ý của bác sĩ). Để mát-xa ngực, bạn hãy đẩy chúng ra vào, lên xuống một cách nhẹ nhàng vài lần trong ngày. Việc này không chỉ giúp túi độn ngực mềm và trông tự nhiên nhanh hơn mà còn có thể giúp ngăn ngừa phần nào hiện tượng co thắt bao xơ (hiện tượng vỏ xơ cứng bao quanh túi độn ngực, một cơ chế tự nhiên của hệ miễn dịch).
Chuyên gia gợi ý mát-xa ngực để đẩy nhanh quá trình mềm đi của túi ngực và hạn chế co thắt bao xơ.
Hiện tượng co thắt bao xơ có thể khiến ngực sờ vào thấy cứng, nhô lên và thường có hình dáng xô lệch, thậm chí là ngay cả sau thời gian hồi phục 6 tháng. Hiện tượng này cần phải được sửa chữa bằng phẫu thuật. Nếu bạn đã nâng ngực hơn 6 tháng và thấy rằng mình đang trải qua hiện tượng này, bạn cần ngay lập tức liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán. Mặt khác, để phát hiện sớm các phản ứng phụ có thể xảy ra, bạn nên thường xuyên thăm khám thời gian đầu sau khi nâng ngực. Thậm chí, ngay cả khi không có vấn đề gì bạn vẫn nên đi kiểm tra thường xuyên mỗi 2 - 5 năm.
Theo Trí thức trẻ
Xô lệch, óc ách, nổi cộm... những vấn đề mà ai cũng sợ khi nâng ngực giờ đã được cải thiện hơn rất nhiều Ngày trước, độn ngực được nhiều người xem như "canh bạc" do có nhiều bất cập. Tuy nhiên theo thời gian, đã có một số lo lắng được kỹ thuật y học tiên tiến giải quyết. Từ trước đến nay, phẫu thuật nâng ngực (breast augmentation) là một giải pháp tuyệt vời cho những chị em gặp phải tình trạng mô tuyến vú...