Bác sĩ Nhiệt đới Trung ương lý giải vì sao thanh niên Hà Nội vừa dương tính Covid-19 lại âm tính ngay?
Có thể bệnh nhân tái dương tính hoặc dương tính giả do dương tính chéo với một chủng virus corona khác hoặc tạp nhiễm chứng dương trong phòng xét nghiệm.
Vắc-xin Covid-19 của Pfizer và BioNTech đối mặt với khó khăn (Ảnh minh họa)
Sau gần 2 tháng được chữa khỏi Covid-19, ngày 15/11 vừa qua, nam thanh niên 21 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, song chỉ một ngày sau kết quả xét nghiệm lại đã âm tính.
Tình huống này khiến nhiều người thắc mắc, lý giải về kết quả xét nghiệm của trường hợp trên, BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết có thể xảy ra hai tình huống.
Thứ nhất, có thể bệnh nhân tái dương tính (điều này ít có khả năng vì bệnh nhân đã khỏi lâu).
Thứ hai, có thể bệnh nhân dương tính giả do dương tính chéo với một chủng virus corona khác hoặc tạp nhiễm chứng dương trong phòng xét nghiệm. “Xác suất dương tính giả rất thấp nhưng vẫn có”, BS Cấp nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trên thế giới cũng ghi nhận khá nhiều trường hợp có tái dương tính (thường là dương tính “yếu”) sau khi đã xuất viện. Hiện cũng chưa có bằng chứng về khả năng lây nhiễm của các trường hợp tái dương tính ở mẫu ngoáy họng sau hồi phục, chưa phân lập được virus sống trong mẫu, cho dù lúc đầu nhiễm các chủng có khả năng lây lan mạnh.
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng việc tái dương tính với SARS-CoV-2 là tình trạng bệnh nhân còn sót lại các vật liệu di truyền.
Được biết, ngay sau có kết quả dương tính do viện Nhi Trung ương xét nghiệm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm lại lần nữa, đồng thời xét nghiệm lại trên mẫu Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện. Ngoài xét nghiệm RT, PCR, Viện sẽ làm cả xét nghiệm xác định kháng thể.
Trao đổi thêm với phóng viên, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Tất cả 50 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm đều đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, trong đó có người trong gia đình, tiếp xúc hằng ngày vì thế chúng ta có thể tạm yên tâm. 6 người còn lại ở xa hiện chưa lấy mẫu được”.
Đây là bệnh nhân Covid-19 số 1032, nam, 21 tuổi, nhập cảnh từ Nga về Việt Nam ngày 10/8, được cách ly tập trung tại Hải Dương. Ngày 25/8, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nên được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh từ đó đến ngày 17/9. Trong thời gian này, bệnh nhân được lấy mẫu làm xét nghiệm 7 lần, trong đó chỉ có 1 lần cho kết quả dương tính vào ngày 26/8, tức ngay sau khi nhập viện.
Ngày 7/11, bệnh nhân vào khám tại Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội được chẩn đoán sốt virus và được cho về điều trị tại nhà. Ngày 14/11, bệnh nhân xuất hiện sốt 39 độ, người mệt mỏi, vào khám lần 2 được Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội lấy mẫu PCR gửi Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả xét nghiệm ngày 15/11 là dương tính SARS-CoV-2.
Ngày 16/11, kết quả xét nghiệm lại tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là âm tính.
Đến nay tại Việt Nam, tất cả các trường hợp tiếp túc và tiếp xúc gần với ca tái dương tính đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, chưa ghi nhận trường hợp nhiễm thứ phát sau tái dương tính.
Viện Pasteur TP HCM Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã tiến hành xét nghiệm phân lập virus một số trường hợp tái dương tính. Kết quả cho thấy những mẫu bệnh phẩm dương tính “yếu” đều không ghi nhận có virus sống sau nuôi cấy, nghĩa là không lây nhiễm hoặc khả năng lây nhiễm rất thấp.
Người tái dương tính được điều trị thế nào?
Người tái dương tính được xem như một ca nhiễm mới, điều trị theo triệu chứng nếu có và nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.
Ảnh minh họa
Bộ Y tế quy định tất cả người tái dương tính phải được tiếp nhận, cách ly, điều trị như bệnh nhân mới. Tuy nhiên, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch hội đồng điều trị Covid-19, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết đến nay các trường hợp tái dương tính không có biểu hiện lâm sàng, hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Họ thường xét nghiệm dương tính một lần sau khi khỏi bệnh, các xét nghiệm tiếp theo đều âm tính.
Vì vậy, bác sĩ không kê thuốc điều trị, chỉ theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy virus nhằm tìm nguyên nhân tái dương tính.
Việt Nam đến nay ghi nhận 16 ca tái dương tính. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận lại ba người gồm bệnh nhân 74, 137 và 188. Hai trong số này được công bố khỏi bệnh ngày 4/5, tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày.
Kết quả nuôi cấy nCoV 5 ca tái dương tính cho thấy không nhân lên, tức là "virus bất hoạt" (xác virus), không có khả năng lây nhiễm.
Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, cho biết tỉnh ghi nhận hai ca tái dương tính. Họ được điều trị theo triệu chứng, kết hợp dùng thuốc, nâng cao thể trạng. Hiện họ không ho, sốt, sức khỏe ổn định, cách ly, theo dõi diễn biến sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm 2-4 ngày một lần.
Bác sĩ Kính cho biết, Covid-19 có nhiều điểm khác với SARS và MERS. nCoV đột biến đa dạng, không ổn định, gây tái dương tính trong khi các chủng virus corona còn lại chỉ tồn tại ở cơ thể người một thời gian ngắn và bị tiêu diệt hết sau khi khỏi bệnh.
Các chuyên gia dịch tễ đang nghiên cứu về virus này để tìm hướng điều trị tốt nhất và giải thích cặn kẽ hơn về hiện tượng tái dương tính.
Các chuyên gia khẳng định người tái dương tính không còn khả năng lây nhiễm virus cho cộng đồng.
Ngớ ngẩn, liệt tứ chi, thậm chí mất mạng từ thói quen ăn thịt tái, sống Ăn thịt tái, sống, chưa được nấu chín nhiễm ấu trùng giun sán có nguy cơ gặp di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt, phải cắt bỏ chi. Theo BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, con người khi ăn phải tiết canh, thịt sống, chưa được nấu chín nhiễm ấu...