Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu: Xóa bỏ khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến
Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đề xuất xóa bỏ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến; hình thành mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo cấp phường xã.
Chiều 18/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Phát biểu tại đây, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức cấp cứu Bình Dương, cho rằng, có thể coi Covid-19 là đại dịch nguy hiểm nhất của thế kỷ 21. Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng ghê gớm cho mọi hoạt động của xã hội Việt Nam. Những tổn thất vô cùng to lớn mà việc khắc phục không phải một sớm một chiều.
“Qua dịch Covid-19, chúng ta đã thấy được những giá trị cốt lõi của con người, đó chính là sự đùm bọc, che chở nhau trong hoạn nạn và cả những tấm gương hy sinh vì dân, khiến không ai trong chúng ta không trân trọng và cảm phục”, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ.
Thủ tướng Chính phủ gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch (Ảnh: Nhật Bắc).
Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, hơn 20.000 cán bộ, viên chức, học viên và sinh viên tình nguyện đã được Bộ Y tế điều động hỗ trợ TPHCM và các tỉnh phía Nam. Tại nhiều bệnh viện, các y bác sĩ đăng ký lên đường còn vượt quá cả số lượng dự kiến ban đầu.
“Hệ thống y tế của các tỉnh đã qua làn sóng dịch thứ 4 cần phải làm gì? Đây là câu hỏi vô cùng khó và đáp án không thể giống nhau vì mỗi tình có hoàn cảnh địa chính trị, mật độ dân số, mức độ phủ vaccine… khác nhau”, bác sĩ Hiếu cho hay.
Theo sự phân công của Bộ Y tế, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu được cử tham gia Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có tỉnh Bình Dương, nơi có rất nhiều khu công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh hơn 10% dân số. Khi dịch bùng phát, số lượng ca mắc trong cộng đồng tại Bình Dương tăng nhanh, những ngày đầu trung bình 300-400 ca bệnh mới, sau đó có lúc lên tới 5.000-6.000 ca mỗi ngày.
Số ca chuyển nặng cũng ngày càng tăng, trong khi chỉ có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương điều trị, tầng 3 chỉ có 30 giường thở máy. Số bệnh nhân chưa tiêm vaccine tăng cao, đặc biệt là nhóm phụ nữ có thai. Do đó, việc kiểm soát dịch bệnh và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Phát biểu tại đây, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề xuất xóa bỏ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến; hình thành mạng lưới chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo cấp phường xã; người mắc Covid-19 được tự chăm sóc theo bộ tiêu chí đã được Bộ Y tế ban hành; khu vực bị nhiễm có thể cách ly hẹp.
Theo bác sĩ Hiếu, nếu số lượng ca nhiễm tăng đột biến (hơn 10% số mẫu lấy ngẫu nhiên) có thể cách ly cả thôn hay xí nghiệp ấy. Đưa y tế vào bên trong để chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Các ca tăng nặng, bệnh nền không ổn định hay người chưa tiêm có thể đưa sớm vào bệnh viện điều trị. Chiến lược này có thể áp dụng cho tất cả các địa phương tỷ lệ tiêm chủng cao như TPHCM, Bình Dương, Hà Nội…
Bác sĩ Hiếu cũng đề xuất tách đôi bệnh viện với 2 lối đi riêng biệt cho người nhiễm hoặc không nhiễm SARS-CoV-2; xác định bằng test nhanh sàng lọc. Người nghi nhiễm cần khẳng định bằng PCR ở vùng đệm, nếu chắc chắn âm tính sẽ đưa vào khu điều trị thông thường. Xét nghiệm ngẫu nhiên mẫu đại diện cần làm thường xuyên cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà của họ nhằm tránh bỏ sót các ổ dịch trong bệnh viện.
Theo bác sĩ Hiếu, khu điều trị Covid-19 nên chia làm 3: Hồi sức cấp cứu, Điều trị bệnh mức độ vừa và khu hậu Covid-19. Ngay khi các ca đã có xét nghiệm âm tính cần chuyển ngay sang tầng hậu Covid-19 để chăm sóc điều trị như bệnh nhân thông thường. Khu điều trị cần đảm bảo có đầy đủ oxy hóa lỏng, trang thiết bị, thuốc, vật tư và nhân lực.
Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức cấp cứu Bình Dương.
“Đây là việc cần làm lâu dài không chỉ dưới hình thức tạm bợ, dã chiến. Bộ máy nhân sự cần được chính thức bổ nhiệm, chế độ lương thưởng rõ ràng. Thuốc và vật tư, trang thiết bị, chi phí điều trị cũng vậy, cần danh sách cụ thể, mua sắm, cơ chế chi trả rõ ràng tường minh để nhân viên y tế yên tâm làm việc”, bác sĩ Hiếu nhấn mạnh.
Bác sĩ Hiếu cũng cho rằng, cần đưa y tế tư nhân vào cuộc. Cho phép bệnh viện tư thu phí dịch vụ như TPHCM đã triển khai. Quản lý người nhiễm theo các bác sĩ phòng mạch. Thành lập các chuyên khoa như Covid sản khoa, nhi khoa, lão khoa… để y tế tư nhân phát triển tạo thương hiệu của chính mình.
Rà soát việc tiêm vaccine cũng là một trong những vấn đề được bác sĩ Hiếu đề xuất. Theo bác sĩ Hiếu, chúng ta cần sẵn sàng có kế hoạch tiêm cho trẻ từ 12-18 tuổi khi được hướng dẫn. Tiêm cho các công nhân, người lao động phổ thông nếu đến sống, làm việc tại Bình Dương.
Một trong những vấn đề được bác sĩ Hiếu đề xuất đó là tổ chức lại khu nhà ở cho công nhân và người lao động nhập cư. Nên sắp xếp cho những người làm cùng bộ phận được ở cùng nhau. Khi phát hiện ca dương tính, chính quyền hỗ trợ cho khu nhà trọ để người nhiễm có thể ở riêng biệt, cách ly. Khuyến khích tự test để phát hiện sớm, bảo đảm sức khỏe của mình và cộng đồng.
“Không sợ Covid-19 là cách sống mới mà chúng ta cần chấp nhận. Nếu tỷ lệ tử vong trong số người đã tiêm phòng như cúm mùa vậy sao ta phải sợ. Giảm tối đa các ca tử vong là nhiệm vụ của chúng tôi”, bác sĩ Hiếu nói thêm.
Theo bác sĩ Hiếu, sau những ngày vừa qua, bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Trước đây, chúng ta chú trọng phát triển các kỹ thuật cao ở bệnh viện Trung ương, tuyến tỉnh. Tuy nhiên, trong đại dịch mới thấy hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện còn một số bất cập, cụ thể là nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men.
Lực lượng y tế khẩn cấp chi viện Sóc Trăng trước diễn biến dịch căng thẳng
Ngoài hỗ trợ bác sĩ, điều dưỡng, một số đơn vị còn hỗ trợ xe xét nghiệm, chi viện sinh viên nâng cao năng lực phòng, chống dịch Covid-19 cho tỉnh Sóc Trăng.
Ông Trần Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, cho biết hiện đã có 10 bác sĩ về Sóc Trăng. "Các bác sĩ chi viện được đưa về Bệnh viện điều trị Covid-19. Chúng tôi sẽ đón thêm 60 điều dưỡng chi viện cho Sóc Trăng nữa", ông Dũng cho hay.
Theo ông Trần Văn Dũng, TPHCM đã hỗ trợ Sóc Trăng xe xét nghiệm lưu động, 10.000 sinh phẩm xét nghiệm và 4 người vận hành xe. Hiện xe này đặt tại xã Thạnh Thới An (huyện Trần Đề) để xét nghiệm cho người dân một số xã của huyện Trần Đề và huyện Mỹ Xuyên.
Vừa qua đã có hàng chục ngàn người dân về quê Sóc Trăng bằng xe máy. Qua rà soát đã có hàng chục người dương tính với SARS-CoV-2 (Ảnh: C.X.L).
"Quân khu 9 cũng cho Sóc Trăng mượn một xe xét nghiệm của quân y. Bệnh viện Thống Nhất cử y, bác sĩ xuống tiêm tại chỗ 1.200 liều vaccine cho các tình nguyện viên, chức sắc tôn giáo. Trong lúc khó khăn, mọi sự giúp đỡ rất quý báu, chúng tôi vô cùng biết ơn", ông Dũng chia sẻ.
Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, ngày 11/10, Trường Đại học Cần Thơ sẽ chi viện 100 sinh viên đến Sóc Trăng hỗ trợ tiêm ngừa vaccine.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng có công văn gửi Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, kiến nghị hỗ trợ 10 bác sĩ, 100 điều dưỡng, sinh phẩm xét nghiệm, máy thở và trang phục phòng, chống dịch Covid-19.
Sở Y tế tỉnh này cũng phát đi lời kêu gọi bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng nghỉ hưu chung tay phòng, chống dịch nhưng đến nay chưa ai tình nguyện đăng ký tham gia.
Xây thêm bệnh viện dã chiến
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng cho biết, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang diễn biến khá phức tạp, đã xuất hiện 3 ổ dịch lớn với nhiều ca dương tính trong cộng đồng. Ngoài ra, có nhiều trường hợp dương tính Covid-19 mới được ghi nhận là người từ vùng dịch tự phát trở về quê.
Một số hạng mục ở Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt sẽ được cải tạo làm khu cách ly, điều trị Covid-19 (Ảnh: CXL).
Trước tình hình trên, để chủ động các giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã có quyết định khẩn cấp cải tạo 2 khu nhà triển lãm Hồ Nước Ngọt (phường 6, TP Sóc Trăng) để bố trí làm khu cách ly tập trung và điều trị F0 không triệu chứng.
Quy mô của dự án là 600 giường. Ngoài ra, còn làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ thiết yếu, như điện chiếu sáng, camera ngoại vi xung quanh khu điều trị, xây dựng mới hàng rào, lò đốt rác, hệ thống trang thiết bị y tế. Thời gian cải tạo, xây dựng công trình là 25 ngày, dự kiến kinh phí gần 20 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có công văn hỏa tốc khẩn trương xây dựng các bệnh viện dã chiến trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Cụ thể, trước mắt trưng dụng trụ sở tỉnh Đoàn để cải tạo thành bệnh viện dã chiến ngay trong ngày 9/10. Đồng thời, tổ chức khảo sát Trung tâm Văn hóa - Thể thao TP Sóc Trăng đề xuất cải tạo, bố trí bệnh viện dã chiến tỉnh.
Trước đó, tỉnh Sóc Trăng đã chi hơn 80 tỷ đồng cải tạo Bệnh viện Sản - Nhi (cũ) thành Bệnh viện điều trị Covid-19 có quy mô 150 giường. Đây là cơ sở điều trị Covid-19 đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng thu dung điều trị các ca mắc Covid-19 từ nhẹ đến nặng.
Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã đón nhận hơn 40.000 người dân trở về từ ngoài tỉnh, đa số chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19 và rất nhiều người dương tính với SARS-CoV-2. Chỉ trong ngày 8/10, có 203 trường hợp F0, nâng tổng số F0 của tỉnh lên 1.964 trường hợp.
'Xe phở yêu thương' tặng tuyến đầu và F0, báo hiệu 'cuộc sống bình thường' Những tô phở nóng hổi, thơm phức đến với lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch, bệnh nhân F0 lúc này không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn là lời nhắc mọi người về một cuộc sống bình thường đang gần hơn. Chiều 27-9, cô chủ quán Phở Thy và anh Trung "Phở Phú Gia" chuẩn bị những tô...