Bác sĩ người Nhật chia sẻ bí quyết giúp con gái ngủ đủ giấc và thi đỗ vào trường y khoa
Trước kỳ thi, Kanako từng cố gắng giảm 1 tiếng thời gian ngủ. Nhưng 3 ngày sau, em phát hiện trạng thái tinh thần không tỉnh táo nên em đã chấm dứt rút ngắn thời gian ngủ.
Bác sĩ Narita, khoa nhi, sống tại Nhật, đã dành thời gian dài nghiên cứu mối liên hệ giữa phát triển não bộ và thời gian ngủ. Dạo dần đây, cô đã công bố bí quyết ngủ đủ giấc dành cho các em học sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi. Sau 1 năm áp dụng bí quyết của Narita, con gái của cô đã thi đỗ vào trường Đại học Tokushima, khoa y.
Giấc ngủ đối với con người là điều không thể thiếu, không những hỗ trợ bộ não sắp xếp, lưu trữ thông tin mà còn ghi nhớ kiến thức. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các em học sinh trong suốt kỳ thi.
Ảnh minh họa
1. Mỗi ngày, chúng ta nên ngủ tối thiểu 6 tiếng
Bác sĩ Narita chỉ ra, giấc ngủ thường chia thành 2 giai đoạn là ngủ nông và ngủ sâu. Khi chúng ta trải qua 2 giai đoạn này mới được xem là hoàn thành 1 chu kỳ của giấc ngủ. Thông thường, một chu kỳ giấc ngủ sẽ kéo dài khoảng 90 phút.
Video đang HOT
Mỗi ngày, con người sẽ trải qua tối thiểu là 4 chu kỳ giấc ngủ, cần ngủ khoảng 6 tiếng trở lên mới được xem là giấc ngủ hoàn thiện và giúp bộ não ghi nhớ thông tin.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp con người gia tăng khả năng kiểm soát áp lực. Bác sĩ Narita cho biết, thùy trán chính là vùng kiểm soát áp lực và cảm xúc của con người. Khi chúng ta ngủ đủ giấc thì hoạt động vùng thùy trán sẽ vận hành bình thường, nếu không chúng ta sẽ cảm thấy uể oải và khó tập trung.
2. Bác sĩ Narita công khai thời gian biểu của con gái Kanako
Nếu chúng ta muốn ngủ 6 tiếng trở lên thì cần phải phân bố thời gian sinh hoạt hợp lý. Năm 2, cấp trung học, mỗi ngày Kanako ngủ từ 6 giờ tối đến 2 giờ sáng. Sau đó, cô bé thức dậy ôn bài, ăn sáng vào lúc 6 giờ sáng và đến trường.
Vào giai đoạn thi cử, Kanako sẽ điều chỉnh thời gian là ngủ vào lúc 9 giờ tối cho đến 4 giờ sáng. Trước kỳ thi, Kanako từng cố gắng giảm 1 tiếng thời gian ngủ. Nhưng 3 ngày sau, em phát hiện trạng thái tinh thần không tỉnh táo nên em đã chấm dứt rút ngắn thời gian ngủ.
3. Thay đổi thói quen ngủ bắt đầu bằng việc dậy sớm
Bác sĩ Narita chỉ ra, bí quyết ngủ đủ giấc không nằm ở việc ‘ngủ sớm’, mà trọng tâm nằm ở việc ‘dậy sớm’. Nếu ép buộc bản thân ngủ sớm thì bạn sẽ rất khó ngủ, hơn nữa con người thường lãng phí thời gian buổi tối vào việc lo ngại mọi vấn đề, điều này cũng là nguồn cơn gia tăng áp lực khiến chúng ta mất ngủ.
Bác sĩ Narita khuyên nhủ, những người có thói quen ngủ vào lúc 12 giờ tối, nên cố gắng thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau, ban ngày không nên ngủ bù và cố gắng rèn luyện thói quen ngủ sớm.
Mỗi người đều có mốc thời gian tỉnh táo khác nhau, các em học sinh cần ngủ đủ giấc và nên tìm ra thời gian ngủ phù hợp với bản thân. Thói quen dậy sớm nên duy trì từ 1 – 3 tháng mới thấy hiệu quả.
Tú Uyên
Theo baodatviet
Ngủ quá 9 giờ một đêm dễ bị đột quỵ
Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thói quen ngủ của 31.750 người trưởng thành, kết luận ngủ quá 9 tiếng mỗi đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology vào ngày 11/12, độ tuổi trung bình của các tình nguyện viên là 62, không có tiền sử đột quỵ hoặc các vấn đề về sức khỏe.
Trong 6 năm, tình nguyện viên được theo dõi về thời gian ngủ tối và thói quen ngủ trưa. Nghiên cứu cũng xét đến các yếu tố về lối sống như việc hút thuốc, uống rượu, tập thể dục hoặc tiền sử đột quỵ của gia đình và chỉ số khối cơ thể.
Ngủ từ 9 tiếng trở lên vào ban đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ 23%. Ảnh: Shutterstock.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng ngủ (hoặc nằm trên giường cố gắng ngủ) từ 9 tiếng trở lên mỗi đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 23%. Ngủ ít hơn 6 tiếng không ảnh hưởng đến tỷ lệ này.
Nghiên cứu cũng phát hiện ngủ trưa hơn 90 phút mỗi ngày sẽ tăng 25% nguy cơ đột quỵ. Thời gian ngủ trưa thích hợp được đề xuất là dưới 30 phút. Những người có thói quen ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm và ngủ trưa hơn 90 phút có khả năng mắc đột quỵ cao hơn 85%.
Nghiên cứu kết luận ngủ quá nhiều hoặc chất lượng giấc ngủ kém là hai nguyên nhân độc lập làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Hiện, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân hiện tượng này. Xiaomin Zhang, Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, tác giả nghiên cứu, cho rằng ngủ quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng viêm, tăng cholesterol, số đo vòng eo. Đây đều là các yếu tố dễ dẫn đến đột quỵ.
Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm, cơ thể mệt mỏi, chân tay tê cứng. Người bệnh nói cười sẽ thấy rõ miệng bị méo, thiếu cân xứng trên khuôn mặt, bỗng dưng giọng nói bất thường, khó mở miệng. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Thục Linh
Theo New York Times, Independent/VNE
Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ thành ĐH Sức khỏe theo hướng nào? Đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về việc phát triển Trường ĐH Y dược TP.HCM thành ĐH Sức khỏe TP.HCM đã nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Việc phát triển trường này sẽ theo hướng nào? Đào Ngọc Thạch 'Phải đổi tên thành ĐH Sức khỏe TP.HCM' Trong lễ khai giảng năm học mới...