Bác sĩ Mỹ: Lệnh phong tỏa kéo dài có thể khiến hàng triệu người chết
Các bác sĩ và nhà nghiên cứu cảnh báo các biện pháp hạn chế phòng COVID-19 kéo dài có thể khiến số người chết cao hơn so với người chết do dịch bệnh này.
Hơn 500 bác sĩ đã ký tên, gửi thư cho Tổng thống Donald Trump để cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng của việc áp dụng các biện pháp hạn chế kéo dài. Theo họ, hậu quả của việc này có thể vượt xa lợi ích từ việc yêu cầu mọi người ở nhà, ngăn chặn lây nhiễm COVID-19.
Những bác sĩ này gọi việc hạn chế trên toàn quốc sẽ khiến hàng triệu người Mỹ gặp nguy hiểm vì bỏ lỡ các buổi kiểm tra y tế định kỳ – có thể phát hiện các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư hoặc ngăn ngừa các trường hợp đột quỵ và đau tim.
“Không thể lường hết ảnh hưởng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của việc phong tỏa kéo dài đối với sức khỏe của người dân. Mất việc là một trong những ảnh hưởng nghiêm đối với cuộc sống. Ngoài ra, ảnh hưởng phong tỏa đối với sức khỏe của mọi người không giảm đi vì nó cũng đã xảy ra với 30 triệu người”, nội dung thư kiến nghị của các bác sĩ cho hay.
Hơn 500 bác sĩ Mỹ cảnh báo lệnh phong tỏa kéo dài khiến ‘hàng triệu người thiệt mạng’. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
“Phong tỏa kéo dài sẽ gia tăng nguy cơ tình trạng nghiện rượu, vô gia cư, tự tử, đau tim, đột quỵ hoặc suy thận đối với nhiều người, khiến hàng triệu người thương vong. Còn đối với thanh niên, điều đó sẽ nguy cơ từ bất ổn tài chính, thất nghiệp, tuyệt vọng, nghiện ma túy, mang thai ngoài ý muốn, nghèo đói”, nội dung thư đề cập.
Tiến sĩ Simone Gold, người kêu gọi ký tên bức thư và đồng sáng lập nhóm chống phong tỏa của bác sĩ có tên “A Doctor A Day”, cho rằng hầu hết các nỗ lực nên tập trung vào việc giúp đỡ phần dân số dễ bị tổn thương nhất, thay vì vào cố gắng giữ cho xã hội “an toàn”.
“Luôn có ngoại lệ. Nhưng khi bạn nhìn vào những con số thuần túy, đó là những bệnh nhân đang ở trong viện dưỡng lão và những bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là đó là nơi mà chúng ta cần dành ưu tiên”, Tiến sĩ Simone Gold cho hay.
Nghiên cứu của Well Being Trust công bố trong tháng này cũng ước tính rằng việc phong tỏa chống dịch COVID-19 có thể khiến 75.000 người ở Mỹ thiệt mạng do áp lực trước các vấn đề như thất nghiệp, cách ly và cảm giác lo lắng, không an toàn gia tăng.
Một nghiên cứu khác của viện phi lợi nhuận Just Fact đã kết luận rằng sự lo lắng gây ra bởi đại dịch sẽ “hủy hoại cuộc sống của con người gấp 7 lần so với khả năng có thể cứu sống họ bằng lệnh phong tỏa”.
Mỹ hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi đại dịch, với 1,55 triệu người nhiễm virus corona chủng mới, 93.439 người chết.
Tắt phản ứng miễn dịch để ngăn Covid-19 chuyển nặng
Để ngăn bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ đề xuất cho ngừng phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể, triệt tiêu nguy cơ xảy ra "cơn bão cytokine".
Đề xuất được đăng trên Tạp chí Virus học hôm 2/5. Sau khi phân tích mô hình dịch tễ, so sánh với bệnh cúm mùa, các bác sĩ Mỹ phát hiện Covid-19 tiến triển chậm hơn. Tuy nhiên phản ứng thái quá của hệ miễn dịch có thể dẫn đến các triệu chứng tương đối nghiêm trọng.
"Dựa trên thuật toán, chúng tôi đề xuất một ý tưởng khá trái chiều: sử dụng thuốc làm dừng miễn dịch trong giai đoạn đầu, hy vọng cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Với loại thuốc phù hợp, chúng ta có thể trì hoãn phản ứng bẩm sinh, cho phép loại bỏ virus và các tế bào bị nhiễm bệnh nhanh chóng hơn", ông Sean Du, chuyên gia tại Đại học Nam California, đồng tác giả của công trình, giải thích.
Hệ miễn dịch của con người phản ứng với virus theo hai cách: bẩm sinh và thích nghi. Miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu, được kích hoạt nhanh chóng khi có các tế bào lạ xâm nhập cơ thể. Phản ứng thích nghi biểu hiện sau vài ngày lây nhiễm, chống lại các mầm bệnh cụ thể.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, nơi "bệnh nhân 91", nguy kịch bởi "cơn bão cytokine" đang điều trị. Ảnh: Hữu Khoa.
Cúm mùa tiến triển nhanh chóng. Thời gian ủ bệnh trung bình dưới 48 giờ, triệu chứng biến mất sau ba đến 5 ngày. Virus cúm tấn công tế bào hô hấp trên và giết chết chúng trong vòng hai đến ba ngày. Khi các tế bào này chết, virus về trạng thái nghỉ. Phản ứng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể có đủ thời gian để tiêu diệt sạch mầm bệnh.
nCoV hoạt động chậm hơn, ủ bệnh khoảng 6 ngày. Thời gian kể từ khi biểu hiện triệu chứng đến lúc xuất viện là khoảng 22 ngày. Trong trường hợp này, phản ứng miễn dịch được kích hoạt trước khi các virus tiêu diệt hết tế bào hô hấp.
Theo ông Weiming Yuan, giáo sư trợ lý Đại học Nam California, điều nguy hiểm là hệ miễn dịch tiếp tục hoạt động sau đó, giải phóng thái quá cytokine, giết chết tế bào khỏe mạnh và làm tổn thương cơ thể.
Đây là lý do khiến tình trạng của một số bệnh nhân vô cùng phức tạp. Sức khỏe của họ ổn định trong một tuần đầu, thậm chí các triệu chứng có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên vài ngày sau, bệnh đột ngột chuyển nặng, người bệnh có phản ứng "siêu viêm".
"Sự kết hợp của hệ miễn dịch bẩm sinh và thích nghi có thể giúp giảm tạm thời tải lượng virus. Tuy nhiên nếu không được loại bỏ hoàn toàn, mầm bệnh vẫn lưu lại trong cơ thể và tái phát ở mức độ cao hơn", ông Du giải thích.
Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa Covid-19 chuyển nặng.
Song nhiều chuyên gia không đồng tình với ý tưởng này, cảnh báo bác sĩ không nên can thiệp và phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Ashley St. John, chuyên gia miễn dịch Đại học Duke và Đại học Y khoa Quốc gia Singapore, cho biết nghiên cứu cần được bình xét và đánh giá thêm.
"Ức chế miễn dịch là một phương pháp sốc. Nó có thể vô cùng nguy hiểm bởi sẽ làm tê liệt tuyến phòng thủ của cơ thể, ngăn chặn hệ miễn dịch loại bỏ các mầm bệnh cuối cùng", bà nhận định.
Tiệm nail Việt tặng hàng chục nghìn khẩu trang cho y bác sĩ Mỹ Khi Huy Nguyễn đóng cửa tiệm nail cách đây hai tuần để phòng ngừa Covid-19, anh đã quyên tặng tất cả thiết bị bảo hộ trong kho của mình. Số thiết bị bảo hộ này gồm vài trăm chiếc khẩu trang và 8 thùng găng tay. Anh Huy, chủ của tiệm Top Nails 2 ở thành phố Mobile, bang Alabama, không đơn độc....