Bác sĩ mắc Covid-19: ‘Trở thành bệnh nhân là điều căng thẳng nhất’
Gần hai tuần trước, Dave Burkard thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, ho và khó thở. Bác sĩ cấp cứu 28 tuổi biết mình đã mắc Covid-19.
Trẻ khỏe, năng động và đã làm việc nhiều tháng trong đại dịch, anh vẫn ngạc nhiên khi cơ thể trở nên ốm yếu.
“Tôi cố gắng đứng dậy và làm một chiếc bánh sandwich, nhưng cảm thấy rất khó chịu. Tôi từng chạy bộ khoảng 8-9 km một ngày và chơi bóng chuyền, sau đó lại đi làm. Giờ thì không biết còn đủ sức đi dạo một vòng quanh khu nhà nữa”, anh kể.
Sau khi kết thúc điều trị Covid-19 tại bệnh viện, anh chia sẻ trải nghiệm của mình lên trang cá nhân.
“Hãy nghĩ đến những gia đình muốn ở cạnh người thân đau ốm, nhưng lại không thể. Hãy nghĩ xem việc phàn nàn về một chiếc khẩu trang ngớ ngẩn đến thế nào, khi có những người đang ngạt thở theo đúng nghĩa đen. Tất cả chúng ta đều tác động lên sự lây lan của virus. Căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người già yếu. Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus”, anh viết.
Trong hai ngày liền, cơn sốt của Burkard không thuyên giảm. Sau đó, tình hình dần cải thiện, cơ thể anh dần trở lại bình thường. Khoảng 6 hôm sau, mọi thứ diễn biến theo chiều hướng tồi tệ.
“Tôi dần suy nhược, làm việc được ít hơn và phải quay lại giường để thở”, anh nói.
Video đang HOT
Bác sĩ Dave Burkard mắc Covid-19 khi làm việc tại Bệnh viện Spectrum Health. Ảnh: Dave Burkhard
Giám đốc phụ trách chương trình bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Spectrum Health, nơi Burkard làm việc, đã gửi cho anh thiết bị đo độ bão hòa oxy cầm tay. Máy cho thấy mức oxy sẽ giảm xuống khi anh ngồi trên giường. Bác sĩ riêng đề nghị anh nhập viện cấp cứu.
“Trở thành bệnh nhân có lẽ là điều khiến tôi căng thẳng nhất, bởi đại dịch này đã từng là cuộc sống của tôi. Nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng đối với tôi, nó là công việc, là nhà, nó ở khắp mọi nơi. Thực sự, trở thành bệnh nhân thật kỳ lạ”, Burkard nói.
Dù biết rằng điều trị Covid-19 đồng nghĩa phải cách ly một mình, đối với anh, đây vẫn là thách thức. “Tôi nhớ về tất cả những người bệnh mình từng phụ trách và cảm thấy đau lòng. Nhìn bản thân như một bệnh nhân cô đơn ngồi trong phòng, luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra thật quá khó khăn, đặc biệt với một người đã quen với việc chăm sóc người khác”, anh chia sẻ.
Burkard được điều trị bằng liệu pháp oxy, thuốc kháng virus remdesivir, thuốc steroid và huyết tương dưỡng bệnh trong ba ngày. Y tá và các kỹ thuật viên đã đến thăm nom, giúp anh phấn chấn hơn trong toàn bộ quá trình. Anh rất biết ơn tất cả đồng nghiệp của mình.
“Thật khó khăn khi được nhận tất cả những sự quan tâm đó. Y tá là những anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến với đại dịch. Họ giúp bệnh nhân có thêm động lực để tiếp tục”, anh nói.
Sau khi khỏi bệnh, Burkard trở về nhà. Anh hy vọng khi kết thúc tự cách ly, anh có thể quay lại làm việc, giúp đỡ đồng nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng. Điều này có thể khó khăn, song chàng bác sĩ vẫn hy vọng mình có thể giúp đỡ phần nào.
Bác sĩ Dave Burkard và vợ. Ảnh: Dave Burkard
“Nhìn mọi người nói lời tạm biệt với người thân yêu thật đau lòng. Tôi đau lòng cả khi bệnh nhân hổn hển và phải đưa ống thở vào. Nó khủng khiếp. Với tư cách một bác sĩ, tôi nghĩ cảm giác đó đeo bám ta cả khi về đến nhà”, anh nói.
Anh tin rằng việc mắc Covid-19 có thể giúp đỡ anh trong quá trình làm bác sĩ, khi trải nghiệm này giúp anh cảm thông, thấu hiểu. Burkard kể lại: “Trong phòng cấp cứu, chúng tôi nhìn thấy những người ốm yếu nhất. Chúng tôi được cứu sống họ và có thể tạo ra những điều khác biệt. Điều tôi yêu thích trong công việc của mình là kết nối mọi người với nhau. Sự đồng cảm là lý do tại sao tôi trở thành bác sĩ”.
Burkard không muốn chỉ trích bất cứ ai, kể cả người không đeo khẩu trang hay nghĩ Covid-19 chỉ là trò lừa đảo. Nhưng anh hy vọng câu chuyện của mình có thể cảnh tỉnh, thôi thúc họ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và cả cộng đồng.
“Vấn đề không phải là sợ hãi, mà là tôn trọng những người xung quanh bạn. Từ bệnh viện, chúng tôi muốn nói rằng hãy nghiêm túc nhìn nhận căn bệnh này. Xin hãy lắng nghe chúng tôi”, Burkard nói.
Trung Quốc nói được WHO ủng hộ tiêm vaccine khẩn cấp
WHO ủng hộ chiến dịch tiêm vaccine khẩn cấp của Trung Quốc dù các thử nghiệm lâm sàng chưa hoàn tất, theo một quan chức y tế Trung Quốc.
"Vào cuối tháng 6, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua kế hoạch chương trình sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19", quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Zheng Zhongwei nói trong buổi họp báo tại Bắc Kinh hôm qua.
"Sau khi được phê duyệt, ngày 29/6 chúng tôi liên lạc với các đại diện liên quan của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ, cảm thông từ WHO", Zheng nói thêm.
Vaccine Covid-19 do Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) sản xuất được trưng bày tại triển lãm ở Bắc Kinh hồi đầu tháng 9. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc phát động chương trình tiêm vaccine khẩn cấp hồi tháng 7 cho hàng trăm nghìn nhân viên cốt cán và các nhóm hạn chế khác được coi là có nguy cơ lây nhiễm cao, thậm chí dù hiệu quả và tính an toàn của vaccine chưa được xác định do các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba chưa hoàn thành, khiến giới chuyên gia lo ngại.
Tiến sĩ Mariangela Simão, trợ lý tổng giám đốc WHO, nói tại cuộc họp báo ở Geneva hôm 25/9, rằng các quốc gia có quyền tự chủ cấp phép sử dụng khẩn cấp bất kỳ sản phẩm y tế nào theo quy định và luật pháp quốc gia đó. Chuyên gia WHO Soumya Swaminathan hồi đầu tháng cho biết việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 là "giải pháp tạm thời" và giải pháp lâu dài nằm ở việc hoàn thành các thử nghiệm Giai đoạn ba, giai đoạn cuối trước khi giới chức xem xét cấp phép.
Trung Quốc không công khai chi tiết về chương trình sử dụng khẩn cấp. Ít nhất ba ứng viên vaccine Trung Quốc, gồm hai vaccine do Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) và một từ Sinovac Biotech đang trong thử nghiệm Giai đoạn ba ở nước ngoài, đã được đưa vào chương trình sử dụng khẩn cấp. Ứng viên vaccine thứ tư do CanSino Biologics phát triển đã được phê duyệt để sử dụng trong quân đội Trung Quốc hồi tháng 6.
Tại cuộc họp báo, Zheng nói rằng năng lực sản xuất vaccine Covid-19 hàng năm của Trung Quốc dự kiến đạt 610 triệu liều vào cuối năm 2020 và một tỷ liều vào năm 2021. Giá thành vaccine cũng cũng sẽ phù hợp với túi tiền của người dân Trung Quốc.
'Bóng ma' chết chóc đe dọa châu Âu Châu Âu đang chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng cao kỷ lục ở nhiều nước, khiến giới chuyên gia lo ngại về mùa đông chết chóc vì đại dịch Covid-19. Các bệnh viện châu Âu giờ được trang bị tốt hơn để ứng phó với đại dịch. Các biện pháp ngăn dịch như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang trở...