Bác sĩ lưu ý dấu hiệu đừng bỏ qua khi kiểm tra tinh hoàn
Một bác sĩ dày dạn kinh nghiệm chia sẻ dấu hiệu sưng mà bạn không nên bỏ qua khi kiểm tra tinh hoàn để tìm khối u.
Tiến sĩ Hilary Jones, bác sĩ làm việc tại Anh, cho biết điều quan trọng là nam giới nên để ý khi kiểm tra tinh hoàn để xem có gì bất thường hoặc khối u nào hay không. Ung thư tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 15 đến 45.
Thật sự khó để tự kiểm tra bìu, vì nó gồm tĩnh mạch, ống dẫn tinh, tinh hoàn, dây thần kinh và đôi khi là các chất dịch ở đó
Shutterstock
Ông Hilary Jones nhấn mạnh: Đàn ông cần phải biết tinh hoàn của họ như thế nào và đi khám nếu thấy bất kỳ thay đổi nào khác thường. Điều cần biết là một bên tinh hoàn thường thấp hơn bên còn lại. Hai bên thường có kích thước khác nhau và thường có các khối u, cục u nhỏ và thường chỉ là u nang hoặc tụ dịch.
Nhưng nếu thấy bất cứ thay đổi nào khác thường hoặc thấy một khối u không đau trên tinh hoàn, hãy đi bệnh viện để kiểm tra.
Cũng theo ông Hilary Jones, thật sự rất khó để kiểm tra bìu, vì nó gồm tĩnh mạch, ống dẫn tinh, tinh hoàn, dây thần kinh và đôi khi là các chất dịch ở đó.
Video đang HOT
Đi khám ngay nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn 2 tuần hoặc cảm thấy nghi ngờ
Shutterstock
Giãn tĩnh mạch tinh: Sưng giống như con giun thường là các ống dẫn tinh hoặc các tĩnh mạch bị giãn, gọi là giãn tĩnh mạch tinh (varicocele). Điều này là bình thường của tinh hoàn.
Kiểu sưng có thể cảnh báo ung thư tinh hoàn: Đó là một khối sưng mịn, rõ ràng, thường là khối sưng nhẵn hoặc gồ ghề trên chính tinh hoàn chứ không phải xung quanh, theo Mirror.
Các triệu chứng khác của ung thư tinh hoàn
Ngoài dấu hiệu sưng hoặc cục u, theo Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ), các dấu hiệu khác của ung thư tinh hoàn bao gồm:
Cảm giác nặng ở bìuĐau âm ỉ ở bụng dưới hoặc hángSưng đột ngột ở bìuĐau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìuSưng hoặc đau của mô vúĐau lưngThông thường ung thư tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn.
Khi nào nên đi khám?
Đi khám tinh hoàn ngay nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn 2 tuần. Bao gồm đau, sưng hoặc cục u ở tinh hoàn hoặc vùng háng, theo Mayo Clinic.
Nam giới yếu sinh lý do thói quen thường thấy ở dân văn phòng
Không ít đấng mày râu đang phải đối mặt với vấn đề "yếu sinh lý", trong đó nguyên nhân gây ra tình trạng này lại do hàng loạt những thói quen tiêu cực thường xuyên mắc phải trong cuộc sống hằng ngày.
Nguy cơ yếu sinh lý vì ngồi quá lâu
Ông Đinh Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, trong thời đại văn minh, con người vận động thể chất ít nhưng lại vận động trí óc nhiều. Áp lực về công việc, deadline đã khiến nhiều người bị stress. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nam giới bị rối loạn cương dương, yếu sinh lý, thậm chí là vô sinh, lãnh dục.
Đặc biệt, việc nam giới ngồi quá lâu, quá nhiều trong thời gian dài sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.
Theo ông Tuấn, trong trạng thái bình thường, tinh hoàn của nam giới được điều chỉnh nhiệt độ. Khi cơ thể nóng, cơ nâng bìu sẽ giãn ra để làm mát tinh hoàn. Còn khi cơ thể lạnh, cơ nâng bìu sẽ co lên để tinh hoàn gần với cơ thể và được sưởi ấm.
Tuy nhiên, khi nam giới ngồi quá nhiều, quá lâu, cơ nâng bìu không có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ tinh hoàn theo cơ chế tự nhiên vì luôn bị bề mặt ghế ngồi chèn ép. Chính vì vậy, việc nam giới ngồi nhiều có thể dẫn đến tình trạng yếu sinh lý.
Ngồi quá lâu, ít vận động,... có thể dẫn tới tình trạng yếu sinh lý (Ảnh minh họa)
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Bác sĩ Trần Huy Phước - Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho hay, tinh trùng phát triển tốt và khỏe mạnh nhất khi tinh hoàn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 - 4 độ C, tức khoảng 33 - 35 độ C.
Ngồi nhiều dẫn đến chèn ép, làm tinh hoàn nóng lên nhanh, khiến tinh trùng yếu và chết dần. Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ tinh hoàn tăng lên 1 độ C khả năng sản xuất tinh trùng giảm 14%.
Người ngồi tư thế khép chân hoặc bắt chéo chân trên ghế có đệm trong thời gian dài có thể làm tinh hoàn nóng lên 2 - 3 độ C, ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất tinh trùng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngồi nhiều không phải nguyên nhân duy nhất ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới. Còn có nhiều nguyên nhân khác như viêm tinh hoàn, bệnh tuyến yên, suy thận mạn, bệnh tiểu đường, suy giảm testosterone, tiền sử tinh hoàn ẩn, tác dụng phụ của thuốc, chơi thể thao quá sức, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất công nghiệp...
Làm gì để nâng cao sức khoẻ đàn ông, bảo vệ nguồn "con giống"?
Để bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nam giới trong xã hội hiện đại, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho rằng: Biện pháp đầu tiên là phải tăng cường truyền thông, giáo dục về sức khoẻ cho mọi người dân, trong đó có nam giới. Phái mạnh cần nắm được những kĩ năng cơ bản để tự chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho bản thân từ khi còn là 1 bé trai, phát hiện sớm dấu hiệu hoặc những rối loạn bất thường để có thể xử lý kịp thời.
Hầu hết những rối loạn bất thường ở nam giới được phát hiện sớm đều có thể chữa khỏi. Ví dụ như hội chứng tinh hoàn ẩn - có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Cùng với đó, các quý ông cần chủ động đi khám để phát hiện sớm những xu hướng tình dục sai lệch để điều trị sớm bằng thuốc, tâm lý hoặc ngoại khoa.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo để xác định chính xác nguyên nhân gây suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng mọi người nên tới các bệnh viện để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.
Người phụ nữ muối mặt gặp bác sĩ vì không nghe lời khuyên kiêng quan hệ, đây là 5 thời điểm nên tránh "yêu" Một người phụ nữ đã tiết lộ cách cô phớt lờ lời cảnh báo của nữ hộ sinh về việc không được quan hệ tình dục không an toàn sau khi sinh con. Sau khi sinh con, sản phụ luôn được dặn không nên quan hệ tình dục ngay để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Một phụ nữ 30 tuổi người Anh đã...