Bác sĩ liên tiếp bị người nhà bệnh nhân hành hung: Làm sao để tránh?
Thời gian qua, không ít trường hợp bác sĩ, nhân viên bệnh viện bị côn đồ, người nhà bệnh nhân chửi bới, gây áp lực, hành hung, đe dọa tính mạng… gây phẫn nộ trong dư luận
Mặc dù những sự việc này đã được cảnh báo nhưng dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại Những vụ việc này liên tục xảy ra khiến dư luận không khỏi lo ngại về vấn đề an ninh bệnh viện, cùng với đó là sự xuống cấp về cách thức ứng xử của một bộ phận người dân trong xã hội.
Những vụ hành hung y bác sĩ táo tợn
Hiện chưa có thống kê cụ thể về các vụ bạo hành nhân viên y tế trong ngành y, tuy nhiên gần đây tình trạng hành hung bác sĩ đang gia tăng và ngày càng nghiêm trọng tại các bệnh viện trong cả nước, thậm chí dẫn đến tử vong.
Gần nhất là vụ việc xảy ra ngày 12/7, Công an quận Đống Đa nhận được tin báo, có một nhóm đối tượng côn đồ vào BV Nhi TW đánh điều dưỡng viên và bảo vệ, gây mất an ninh, trật tự trong bệnh viện.
Đối tượng gây ra vụ việc là Lê Văn Hoàng (30 tuổi) ở TP. Bắc Giang; trú tổ 13 phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, là bố đẻ của bệnh nhi Lê Gia B. (1 tuổi), đang điều trị tại BV Nhi TW.
Theo đó, Hoàng và vợ đưa con đến BV Nhi TW khám, sau đó được sắp xếp nằm điều trị tại phòng 10B Khoa hô hấp (phòng tự nguyện). Do số lượng bệnh nhân đông nên khoảng 17h20 ngày 12/7 bệnh viện chuyển cháu B. từ phòng tự nguyện sang phòng chung. Không đồng ý với điều này, Hoàng đã gọi một nhóm côn đồ đến bệnh viện để uy hiếp tinh thần bác sỹ và điều dưỡng để cháu B. được quay lại phòng tự nguyện.
Khi đến Khoa hô hấp BV Nhi TW, Hoàng đi vào phòng hành chính chửi bới, dùng tay túm tóc chị Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, là điều dưỡng viên của bệnh viện, sau đó tiếp tục ra hành lang chửi bới, đe doạ các bác sỹ và điều dưỡng khác.
Một trong những vụ hành hung bác sỹ đau lòng nhất là vụ việc xảy ra tại BV Đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đêm 15/8/2011, Nguyễn Xuân Dũng (SN 1993) cùng một số người thân trong gia đình đưa anh trai là Nguyễn Văn Hùng (SN 1991), trú tại thôn Nẽ Châu, xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vào cấp cứu tại BVĐK huyện Vũ Thư.
Do tình trạng nhập viện của Nguyễn Văn Hùng quá nặng, mặc dù được các y bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng nạn nhân không qua khỏi.
Cho rằng ê kíp cấp cứu, trong đó có BS Phạm Đức Giầu chậm trễ trong việc cấp cứu cho anh trai mình, Nguyễn Xuân Dũng đã luôn miệng chửi bới, đe dọa ê kíp cấp cứu. Dũng đi ra ngoài rồi vào phòng bệnh nhân lấy được con dao của người nhà bệnh nhân và quay trở lại phòng cấp cứu đâm BS Nguyễn Ngô Hoàn và BS Phạm Đức Giầu.
Sau khi được cấp cứu, giám định thương tật BS Nguyễn Ngô Hoàn mất 18% sức khỏe, BS Phạm Đức Giầu tử vong.
Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên xét xử vụ án Nguyễn Xuân Dũng giết người. Dũng bị xử chung thân cho tội giết người.
Ảnh minh họa.
Ngoài những vụ việc bác sỹ bị hành hung đau lòng trên, còn rất nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân giở thói côn đồ ở bệnh viện.
Tháng 7/2012, một vụ đập phá các thiết bị, cơ sở y tế đã xảy ra ở BV Sản Nhi Cà Mau. Ngày 10/7/2012, sản phụ chuyển dạ nên được đưa vào BV Sản Nhi Cà Mau sinh con. Sau khi mổ bắt con, bụng sản phụ đau nhiều nhưng bác sỹ siêu âm không phát hiện bất thường.
Một tuần sau, bệnh nhân tiếp tục đau bụng dữ dội, được gia đình đưa đến BV Đa khoa trung ương Cần Thơ cấp cứu. Sản phụ này tử vong chiều 28/7.
Hai ngày sau, hơn 30 người thân của sản phụ kéo đến BV Sản Nhi Cà Mau đập phá và yêu cầu làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của người thân.
Tháng 4/2012, mẹ con sản phụ cùng tử vong tại BV Đa khoa tỉnh Hưng Yên, gia đình không chỉ rượt đánh mà xông vào tát bác sĩ vì bức xúc. Thấy tình thế hỗn loạn, các bác sĩ khoa sản buộc phải tạm lánh khỏi BV để chờ lực lượng công an đến can thiệp.
Hay như vụ người nhà bệnh nhân lao vào chửi bới, lăng mạ bác sĩ, đồng thời đạp thẳng vào bụng làm một nữ bác sĩ Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai (Hà Nội) bất tỉnh tại chỗ trong lúc bác sĩ này đang giải thích cho người nhà về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Thậm chí, khi bác sĩ khác và nhân viên bảo vệ được tin chạy tới thì cũng bị người nhà đánh tới thâm tím mặt mũi, đe dọa tính mạng bác sĩ và buộc bác sĩ phải khám lại cho người nhà của mình.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên, cán bộ nhân viên Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ.
Hình ảnh camera an ninh quay được sự việc côn đồ hành hung y bác sĩ
Vụ việc một bác sĩ bị đánh vỡ xương quai hàm ở bệnh viện Thanh Nhàn cũng đã khiến dư luận hết sức bất bình. Chị Đàm Thị Thu Thủy (SN 1988, ở ngõ Quỳnh, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đưa cháu Nguyễn Gia Huy (SN 2010) đi thăm mẹ Huy là Đàm Thị Thu Hà (SN 1990, ở ngách 36/9, chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội) đang đẻ mổ tại bệnh viện.
Trong lúc chơi đùa, cháu Huy bị ngã từ trên cao đập đầu xuống đất gây sưng nề vùng trán. Thủy liền đưa Huy vào cấp cứu tại khoa Ngoại, Bệnh viện Thanh Nhàn để khám thương tích.
Tại bệnh viện, bác sỹ Phạm Thanh Tùng khám cho cháu Huy có giải thích và đề nghị gia đình chuyển cháu sang Bệnh viện Ung Bướu để chụp cắt lớp vì điều kiện kỹ thuật ở Bệnh viện Ung Bướu tốt hơn. Đồng thời, bác sỹ Tùng cử 2 điều dưỡng đi cùng gia đình đưa cháu bé đi khám.
Thời điểm này, có ba thanh niên, trong đó có Đỗ Mạnh Tuấn, tự xưng là người nhà của cháu Huy, đến phòng cấp cứu khoa Ngoại, Bệnh viện Thanh Nhàn to tiếng và có nhiều lời lẽ xúc phạm bác sỹ Phạm Thanh Tùng. Đối tượng Đỗ Mạnh Tuấn còn lao vào dùng tay đánh vào mặt bác sỹ Tùng khiến bác sĩ bị gãy xương quai hàm. Vụ việc chỉ dừng lại khi các đồng nghiệp và người nhà bệnh nhân can ngăn. Sau đó, bác sĩ Tùng được các đồng nghiệp tiến hành cấp cứu.
Những hành vi này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người thầy thuốc đang hàng ngày làm công tác chăm sóc, cứu chữa người bệnh.
Vì sao bác sĩ bị tấn công?
Việc người nhà bệnh nhân hành hung y – bác sĩ là điều không thể chấp nhận, nhưng chính đội ngũ y bác sĩ cũng phải xem lại trách nhiệm và cả y đức của mình
“Lương y như từ mẫu” là tôn chỉ rất tốt đẹp của ngành y từ xưa đến nay. Thế nhưng, vì sao thời gian qua, liên tiếp “từ mẫu” bị hành hung, thậm chí truy sát? Không thể phân tích vấn đề phiến diện, theo kiểu ai đúng ai sai mà cần nhìn nhận từ rất nhiều góc độ: Quy trình khám chữa bệnh, đạo đức ngành y, thái độ phục vụ và quy định của pháp luật đối với những sự cố này.
Hành vi hành hung bác sĩ là trái pháp luật, trái đạo lý nhưng sau những phút bốc đồng, những người tổ chức hành hung bác sĩ đều biện minh rằng do bức xúc trước thái độ thờ ơ, thiếu trách của cán bộ ngành y. Họ cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người thân mình.
Video đang HOT
Các vụ tai biến y khoa liên tục xảy ra kéo theo những vụ người nhà bệnh nhân hành hung y – bác sĩ. Đây là hành vi phạm pháp cần lên án. Vì sao tình trạng trên cứ diễn ra?
Mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Điều này xuất phát từ lý do sâu xa những mặt trái trong ngành y. Chẳng hạn việc nhiều bệnh nhân phải đưa phong bì cho bác sỹ, nhiều trẻ em tử vong sau khi tiêm vắc xin, vụ nhân bản kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức…
Nhiều người cho rằng khi đến các bệnh viện, họ không được đối xử tận tâm mà chỉ như là người đang cầu ơn từ các bác sĩ. Họ luôn bị hạch hỏi, lạnh nhạt và không được tôn trọng. Từ đó, mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ ngày càng lạnh nhạt, khó thông cảm với nhau nên khi có sự cố xảy ra sẽ dễ dẫn đến những chuyện đáng tiếc. Những tiêu cực đó đã khiến một bộ phận người dân có cái nhìn sai lệch, ấn tượng xấu về ngành y và đội ngũ y bác sỹ. Bởi vậy, chỉ một sai sót nhỏ từ các bác sỹ cũng khiến họ bức xúc và có những hành động thiếu kiểm soát.
Camera an ninh của bệnh viện Thanh Nhàn đã ghi lại được cảnh hành hung bác sỹ Tùng ngay tại phòng khám.
Mỗi khi bệnh nhân có vấn đề gì thì người nhà của họ không bao giờ được thông báo rõ ràng. Nội bộ bệnh viện nói riêng, ngành y nói chung thường bao che, biện hộ để bảo vệ lẫn nhau. Hội đồng y khoa thì dùng toàn thuật ngữ chuyên ngành để diễn giải, xem như việc tai nạn đó là bất khả kháng, không phải sai sót của họ, người nhà bệnh nhân phải hiển nhiên chấp nhận. Cách làm này luôn gây ức chế với người nhà bệnh nhân, trong khi họ đang chịu nỗi đau mất mát nên rất dễ dẫn đến những hành động quá khích
Chính điều này đã khiến người nhà bệnh nhân hiểu lầm, cộng với những ấn tượng không tốt về ngành y tích tụ từ trước thì khiến cho người nhà bị kích động, mất kiểm soát về hành vi.
Hành hung thầy thuốc đã trở thành vấn nạn hiện nay. Sự cố y khoa cũng không hề ít. Năm nào cũng có vài vụ ồn ào, còn các vụ xảy ra im lặng thì có lẽ cũng rất nhiều. Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
Rõ ràng các bệnh viện cần phải xem lại cách phục vụ bệnh nhân của đội ngũ y bác sỹ. Ngành y tế cần phải xem xét lại chính mình, họ đã phục vụ bệnh nhân chu đáo chưa, vì sao lại có nhiều người nhà bệnh nhân “điên nhất thời” với bác sỹ như vậy.
Các cuộc vận động “Lương y như từ mẫu”, “Tăng cường y đức”; “Nói không với phong bì”… ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là mang tính phong trào, chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài.
Từ những vụ việc trên có thể thấy rằng, nguyên nhân của xung đột, cãi vã và những cuộc hành hung mang tính “côn đồ” trên xuất phát chủ yếu từ thái độ sốt ruột, lo lắng thái quá về tình trạng sức khỏe của người thân và có ít nhiều những hiểu lầm trong quy trình thăm khám.
Làm thế nào để bác sỹ không bị tấn công?
Các vụ hành hung liên tục xảy ra khiến các nhân viên y tế sợ hãi và tự hỏi không biết đến một ngày nào đó sẽ lại đến lượt mình bị hành hung và ai sẽ bảo vệ mình? Pháp luật có dành cho mình một hành lang pháp lý an toàn hay không…?
Trước hết, để tránh xung đột xảy ra giữa bác sỹ và người nhà bệnh nhân, điều quan trọng hàng đầu là thái độ, tinh thần làm việc phục vụ nhân dân của bác sỹ cần phải nâng cao.
Khi bệnh nhân vào viện thì phải tiên lượng trước cho người bệnh và người nhà bệnh nhân về bệnh tình của họ, hướng dẫn họ quy trình khám chữa bệnh rõ ràng, chia sẻ thắc mắc, lo lắng của họ để họ hiểu, đồng cảm với bác sĩ, bình tĩnh đón nhận tin xấu hoặc hiểu những rủi ro của việc điều trị thì chắc chắn người dân sẽ không kiện cáo, không có các phản ứng xấu với bác sĩ. Tránh tình trạng khám cho bệnh nhân xong mà lạnh lùng không nói năng gì.
Thứ hai là phải tăng cường đội ngũ bảo vệ bệnh viện, trang bị cho đội ngũ này đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để trấn áp các đối tượng gây rối và ứng phó kịp thời đối với các trường hợp xấu xảy ra.
Thứ ba là phải có sự liên hệ mật thiết với công an phường, quận sở tại thậm chí là công an thành phố để họ sẵn sàng cơ động, hỗ trợ khi có sự cố xảy ra.
Bất cứ hành vi đánh bác sỹ nào cũng cần lên án. Anh minh hoa ( Nguôn Vnexpress)
“Tiên trách kỷ hậu trách nhân, trước hết thầy thuốc phải xem lại mình. Chúng ta chăm sóc và điều trị người bệnh chứ không phải chỉ điều trị bệnh. Quan điểm ban ơn, làm ơn vẫn còn có, điều này cần thay đổi, phải coi người bệnh là trung tâm, là khách hàng
Hiện nay chưa có một hội nghề nghiệp nào đứng ra bảo vệ bác sĩ ngay cả khi bác sĩ bị hành hung. Người ta đều cho rằng bác sĩ bị hành hung là điều hết sức bình thường.
Phải có cách nào đó để ngăn chặn nạn bạo hành nhân viên y tế, cả bạo hành thể chất và bạo hành tinh thần. Không thể cứ có chuyện xảy ra, thông tin đưa lên mạng, nhân viên y tế thì bức xúc, còn những người khác thì ùa vào, nhẹ thì “không có lửa làm sao có khói?”, nặng thì “đánh chết mẹ chúng nó đi”, thậm chí thi nhau chửi rủa nhân viên y tế.
Rõ ràng là các thầy thuốc không còn có thể toàn tâm toàn ý lo cho người bệnh khi mà lúc nào cũng phải đề phòng bị hành hung, khi mà luôn phải nghe những lời miệt thị hoặc chửi bới.
Liên tục những vụ tấn công y bác sỹ trong khi lực lượng bảo vệ không phát huy được vai trò của mình, đang dấy lên mối quan ngại về sự an toàn trong bệnh viện.
Thực trạng mất an ninh tại bệnh viện, đe dọa đến sự an nguy của y – bác sĩ, quyền lợi chính đáng của bệnh nhân gần như “nở rộ” ở khắp nơi. Nhưng dường như chưa có giải pháp hiệu quả, đồng bộ.
Nếu bản thân các cán bộ y tế không yên tâm, chắc chắn hiệu quả khám – chữa bệnh sẽ không cao. Cuối cùng thiệt vẫn chính là người bệnh.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra ở đây đó chính là an ninh của bệnh viện giờ còn có giữ được an toàn hay không? Nếu như các bác sĩ làm nhiệm vụ là cứu người vậy thì ai sẽ là người cứu bác sĩ nếu những tình huống kia xảy ra?
Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ sớm có giải pháp, đừng để nhân viên y tế phải tự đưa ra giải pháp cứu mình, chỉ làm cho mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân ngày càng xấu đi”.
Bộ Y tế quy định quy tắc ứng xử của y, bác sĩ Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế (công chức, viên chức y tế). Trong đó nêu rõ quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Theo Thông tư, công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 6/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư nêu rõ những việc phải làm của các công chức, viên chức này đối với người đến khám bệnh. Cụ thể: 1- Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết; 2- Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định; 3- Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết; 4- Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh; 5- Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú; 6- Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định. Bên cạnh đó, đối với người bệnh điều trị nội trú, công chức, viên chức y tế cần: Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của bệnh viện và của khoa; thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; tư vấn giáo dục sức khỏe và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc; giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu. Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật, phải thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật. Không lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi Đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến, công chức, viên chức y tế phải khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy định; thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh. Đồng thời, phải công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu; tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến. Đặc biệt, Thông tư nêu rõ, công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh không được lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; không được gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh và tuyệt đối không được có hành động không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ.
Theo Tông hơp
Bị tai nạn giao thông, cả gia đình điều trị trong túng quẫn
Đứa em 2 tuổi mặt mũi đầy máu, bàn tay yếu ớt cố bám thật chặt lấy cánh tay của mẹ mình, bên cạnh đứa chị 4 tuổi mặt cũng sưng húp đang rơm rớm nước mắt. Tai nạn xe máy khiến 4 người trong gia đình nghèo khó của chị phải nằm viện điều trị trong túng quẫn.
Trong buổi chiều nắng gắt, PV Dân trí nhận được cuộc điện thoại từ số máy lạ, từ bên kia đường dây là tiếng khóc nức nở của người phụ nữ xin cứu giúp gia đình của mình bị tai nạn giao thông đang được cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.
Những tiếng khóc xé lòng của 2 đứa trẻ khiến tất cả mọi người trong phòng bệnh lặng đi
Tìm đến bệnh viện Đa khoa Hà Nam để thăm, chúng tôi mới thấy và chứng kiến được nỗi đau của chị Nguyễn Thị Chuyên (SN 1991), trú tại thôn Đô Lương, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đang ngồi trông 2 đứa con nhỏ tại khoa cấp cứu, tim chị như thắt lại từng hồi khi nhìn thấy con gái út 2 tuổi mặt đầy máu, liên tục kêu khóc, bàn tay nhỏ nhắn, yếu ớt cứ bám chặt lấy tay chị để cố tìm một chỗ dựa vững chắc. Nằm bên cạnh là đứa con lớn 4 tuổi của chị mặt cũng sưng húp đang rơm rớm nước mắt nhìn mẹ. Những tiếng khóc xé lòng của 2 đứa trẻ khiến tất cả mọi người trong phòng bệnh lặng đi, chỉ là những đứa trẻ nhỏ nhưng chúng đang phải chịu những cơn đau thể xác hành hạ trong vụ tai nạn giao thông.
Đứa con gái út 2 tuổi mặt đầy máu, bị rạn hộp sọ liên tục kêu khóc, bàn tay nhỏ nhắn, yếu ớt cứ bám chặt lấy mẹ
Chị Nguyễn Thị Hải (SN 1988), em chồng chị Chuyên cho hay: "Hôm 25/9 nhà tôi có làm mấy mâm cơm cúng giỗ đầu đứa con thứ 2 của tôi mất vì bị bệnh. Vì lấy chồng cách nhà gần 15km nên ít về nhà ngoại, hôm làm cơm, anh trai tôi có nói là lâu không đưa hai đứa nhỏ xuống nhà chơi nên hôm nay có việc thì đưa xuống, chị dâu tôi bận đi làm công nhân nên anh trai tôi đưa cả mẹ tôi và hai cháu đi cùng. Đến hơn 1h chiều thì anh trai tôi về, nhưng được một tiếng sau tôi nhận được tin báo anh trai tôi và mẹ cùng hai cháu bị tai nạn đang cấp cứu trong bệnh viện".
Cháu Nguyễn Thị Mai Thanh (4 tuổi) mặt cũng sưng húp đang rơm rớm nước mắt vì đau
Ngồi trên chiếc giường bệnh, vừa dỗ con vừa hít hơi dài lấy lại bình tĩnh, chị Chuyên kể lại về gia cảnh khốn khó gia đình mình. Chị Chuyên và anh Nguyễn Đắc Ngọc (SN 1984) vốn ở cùng xã với nhau, hai phận nghèo bén duyên với nhau về sống trong căn nhà ngói cấp 4 lụp xụp. Tuy khó khăn nhưng anh chị lại thương yêu đùm bọc lẫn nhau nên cuộc sống khá êm đềm, hạnh phúc.
Vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói, 2 năm trước vợ chồng chị Chuyên quyết định vay mượn gần 50 triệu đồng để anh Ngọc sắm đồ về làm mộc. Vì mới vào làm nghề mộc nên khách hàng của anh Ngọc cũng chẳng có nhiều, một tháng cũng chỉ kiếm được vài mối nên thu nhập cũng chẳng đáng là bao.
Vừa vay vốn làm mộc mơ được thoát nghèo chưa thành, thì anh Ngọc trong lần đi khám bệnh phát hiện mình bị viêm gan B, đưa mẹ anh là bà Nguyễn Thị Tuyết (64 tuổi) đi khám cũng bị phát hiện nhiễm virus viêm gan B. Từ khi biết mình bị bệnh, anh Ngọc chẳng dám đi đâu điều trị vì điều kiện kinh tế quá khó khăn, nên anh chỉ đi bốc thuốc nam về để 2 mẹ con cùng uống.
Cả nhà nằm viện điều trị trong cơn túng quẫn
Nhà đã nghèo, thân mang bệnh tật, thêm khoản nợ đổ lên đầu cùng 2 đứa con nhỏ, vợ anh thì làm công nhân mỹ ký chỉ theo mùa vụ. Nên anh Ngọc lao đầu vào làm việc mong sao kiếm thêm tiền lo trả nợ, thêm thu nhập cho gia đình. Cũng vì lao lực quá nhiều để lo làm ăn, kiếm tiền lo trả nợ mà anh Ngọc từ một người khỏe mạnh chỉ trong vòng mấy tháng biến thành một người teo tóp, từ hơn 60kg anh giờ chỉ còn gần 47kg.
Khó khăn chồng chất khó khăn khi gia đình của anh Ngọc không may gặp nạn, theo chị Chuyên cho biết, cách đây không lâu anh Ngọc bị đau mắt, nên hôm đi đám giỗ cháu về gặp trời nắng to nên bị hoa mắt rồi tự ngã lao vào dải phân cách làn đường khiến 4 người trong nhà bị thương, may mà được người dân phát hiện kịp thời nên đưa vào bệnh viện.
Người mẹ trẻ chỉ biết khóc vì thương con, bởi chị bất lực vì gia cảnh quá nghèo.
Theo như chẩn đoán ban đầu của các bác sỹ, anh Ngọc bị bầm dập phần mặt, ngực bị thâm tím đang tiếp tục được theo dõi, bà Tuyết (mẹ anh Ngọc) bị gãy tay trái, gãy 4 xương sườn bên phải. Nhưng do chưa có tiền nên hiện nay gia đình chưa thể phẫu thuật. Xót xa nhất là 2 cháu nhỏ, cháu Nguyễn Thị Mai Thanh (4 tuổi) bị xây xát, bầm tím mặt mũi, còn cháu thứ 2 là Nguyễn Thị Thanh Hà (2 tuổi) sau khi chụp citi cắt lớp các bác sỹ phát hiện cháu Hà bị rạn 2 bên hộp sọ, có nguy cơ tụ máu não phải chuyển ra bệnh viện Việt Đức để phẫu thuật.
Nằm tại khoa răng hàm mặt, anh Ngọc dù sức khỏe còn yếu, giọng nói thều thào cứ gọi tên hai con, trong tiếng gọi ấy còn vang nỗi ân hận vì không cẩn thận mà 2 con và mẹ mình gặp họa. Cứ qua cơn mê sảng anh lại hỏi người thân xem hai con và mẹ mình có làm sao không? Rồi anh nhắm mắt lo nghĩ về những khó khăn đang chờ trước mắt.
Cháu là Nguyễn Thị Thanh Hà (2 tuổi) bị rạn hai bên hộp sọ có nguy cơ bị tụ máu não
Chị Chuyên tâm sự: "Hai hôm nay em chạy vạy khắp nơi mới vay được hơn 10 triệu để đóng trước tiền viện phí. Giờ cũng chả còn đồng nào mà đóng nữa anh à, nhà em giờ vay mượn nhiều nơi nên giờ họ cũng không muốn cho mượn, hơn nữa ở quê nghèo cũng chẳng ai có tiền. Em không biết xoay như thế nào để lấy tiền phẫu thuật cho mẹ. Nếu cháu thứ 2 mà bị tụ máu não phải đi lên bệnh viện Việt Đức nữa thì chết mất".
Gia đình có mỗi mình anh Ngọc là lao động chính, giờ cả 4 người lại gặp nạn, ước mơ thoát nghèo của gia đình chị Chuyên chưa thành hiện thực thì vụ tai nạn đã nhấn chìm đi toàn bộ ước mơ. Ôm hai đứa con vào lòng, tim chị như thắt lại từng cơn, các con của chị còn quá nhỏ chịu bao đau đớn về thể xác.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1926: Chị Nguyễn Thị Chuyên: Thôn Đôn Lương, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
ĐT:0964.207.069 (số điện thoại của anh Ngọc)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Đức Văn
Theo Dantri
Hà Nội: Một phụ nữ có nguy cơ tử vong vì tự nặn nhọt Bị một cái nhọt ở mông, chưa hình thành mủ nhưng bệnh nhân đã tự nặn khiến chỗ nhọt sưng tấy, lan rộng, sau đó người bệnh sốt cao. Được đưa đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương hôm 4/9 bệnh nhân trong tình trạng sốc nhiễm trùng máu nguy kịch, hôn mê, tiên lượng xấu. Nhiễm trùng máu nặng vì một nốt...