Bác sĩ lên tiếng vụ nam thanh niên mặc áo ba lỗ trên đỉnh Fansipan lạnh 0 độ C
Trước hình ảnh nam thanh niên mặc duy nhất một áo ba lỗ đến từ TP HCM đang “check in” dưới cái lạnh 0 độ C trên đỉnh Fansipan cao 3.143 m giữa mùa đông, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột quỵ do bị hạ thân nhiệt.
Những ngày nghỉ Tết dương lịch vừa qua, cư dân mạng xôn xao về hình ảnh nam thanh niên đến từ TP HCM “check in” đỉnh Fansipan (tỉnh Lào Cai) cao 3.143 m giữa tiết trời mùa đông trong tình trạng mặc duy nhất một áo ba lỗ, trong khi nhiệt độ tại đây là 0 độ C, nhiều người bàn tán, thậm chí lo ngại cho sức khoẻ của chàng thanh niên “chơi trội” này.
Sự xuất hiện của chàng trai mặc áo ba lỗ dưới cái lạnh 0 độ C thu hút sự chú ý của nhiều người – Ảnh: Mạng xã hội
Nói về trường hợp nam thanh niên trên, PGS-TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, cho biết về lý thuyết sẽ có nguy cơ sức khoẻ với những người gặp lạnh đột ngột. “Với mỗi người, ngưỡng chịu đựng giá lạnh rất khác nhau. Thậm chí ở Úc, có những người còn tham gia cuộc thi bơi qua băng giá lạnh nhưng họ chịu đựng được có lẽ do đã được tập luyện. Với người lần đầu trải nghiệm thì thật sự có nhiều nguy cơ. Nguy cơ lớn nhất là hạ nhiệt độ cơ thể. Bình thường thân nhiệt con người khoảng 37 độ, nếu hạ xuống dưới 35 độ là bắt đầu bệnh nhân rối loạn ý thức, dẫn theo nhiều hậu quả” – PGS Chi nói.
Cảnh báo những nguy cơ đối với sức khoẻ của những trường hợp thử sức trong thời tiết giá lạnh như cởi trần hay ăn mặc phong phanh trong giá lạnh 0 độ C, bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, cho biết với người bình thường, khi bệnh nhân bị lạnh, nhiệt độ xuống thấp dẫn đến tình trạng mạch máu ngoại biên co lại dẫn đến việc tưới máu của bệnh nhân rất kém, không thực hiện được. Điều này dẫn đến nhiều cơ quan xảy ra tình trạng thiếu không khí, thiếu ôxy, chuyển thành tình trạng toan hoá, từ đó đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy hiểm.
Bác sĩ khuyến cáo người bình thường không nên thử nghiệm như nam thanh niên vì có nguy cơ bị đột quỵ – Ảnh: Mạng xã hội
Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bình thường không nên “thử nghiệm” cảm giác mạnh khi phong phanh áo trong thời tiết giá lạnh khi mà bản thân chưa biết sức chịu đựng, giới hạn bản thân đến đâu.
Các bác sĩ cũng cho biết tại Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, đã từng tham gia cấp cứu nhiều bệnh nhân về quê ngày giá rét, đi xe máy, xe đạp không may bị rơi xuống ao nước lạnh, khi được kéo lên bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hạ nhiệt độ, hôn mê. “Khi còn học nước ngoài, chúng tôi đã từng học những ca lâm sàng, nam thanh niên đi ôtô trên băng, không may bị văng ra, rơi xuống đống tuyết trong 6 tiếng. Bệnh nhân dù không có chấn thương ngoài nhưng lại rơi vào tình trạng hôn mê rất sâu do tình trạng lạnh quá, nhiệt độ cơ thể xuống thấp quá” – một bác sĩ khoa cấp cứu cho biết.
Đặc biệt, nguy cơ đột quỵ xảy ra trong môi trường thời tiết lạnh, nhưng thời tiết khắc nghiệt, thay đổi nóng – lạnh đột ngột, khả năng đột quỵ còn cao hơn.
D.Thu
Theo nld.com.vn
Ngộ độc rượu nguy hiểm thế nào?
Trong những ngày nghỉ lễ dài, nguy cơ ngộ độc rượu tăng cao ở các buổi tiệc liên hoan, họp mặt gia đình. Nếu không kịp thời cứu chữa, rượu có thể gây bất tỉnh, thậm chí tử vong.
Rượu là chất độc và có thể gây hậu quả chết người. Cơ thể bạn chỉ có thể xử lý một đơn vị rượu mỗi giờ. Uống nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn sẽ cản trở cơ thể hoạt động bình thường.
Video đang HOT
Triệu chứng ngộ độc rượu
Theo Medical News Today, ngộ độc rượu là tình trạng nghiêm trọng. Ngay cả khi bạn ngừng uống rượu, nguy cơ ngộ độc rượu vẫn tồn tại vì nồng độ cồn trong máu (BAC) có thể tiếp tục tăng trong 30-40 phút sau đó.
Các triệu chứng tiến triển từ say sang ngộ độc rượu bao gồm:
- Nhầm lẫn
- Hạ thân nhiệt
- Da nhợt nhạt, đôi khi có màu xanh
- Không phản ứng nhưng có ý thức (sững sờ)
- Bất tỉnh
- Thở bất thường, đôi khi lên đến 10 giây giữa các nhịp thở
- Nôn mửa, có khả năng bị nghẹn khi nôn
Trong trường hợp nghiêm trọng:
- Ngừng thở hoàn toàn
- Cơn đau tim có thể xảy ra
- Nếu bị nghẹn khi nôn, chất nôn có thể bị hít vào phổi gây nhiễm trùng nghiêm trọng
- Hạ thân nhiệt
- Nếu mất quá nhiều chất lỏng, bạn có nguy cơ bị tổn thương não
- Đường huyết giảm có thể gây co giật
- Bệnh nhân có thể hôn mê và nguy cơ tử vong cao
Uống rượu quá nhiều và quá nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ngộ độc rượu. Ảnh: Draxe.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc rượu
Khi ai đó dùng đồ uống có cồn, gan của họ phải lọc chất cồn, chất độc ra khỏi máu. Tuy nhiên, cơ thể hấp thụ rượu nhanh hơn nhiều so với thực phẩm nên rượu ngấm vào máu rất nhanh.
Tuy nhiên, gan chỉ có thể xử lý một lượng rượu hạn chế, khoảng một ly rượu tiêu chuẩn mỗi giờ. Theo Mayo Clinic, một ly tiêu chuẩn là:
- 355 ml bia thông thường (khoảng 5% cồn)
- 237 - 266 ml rượu mạch nha (khoảng 7% cồn)
- 148 ml rượu vang (khoảng 12% cồn)
- 44 ml rượu mạnh 80 độ (khoảng 40% cồn)
Nếu một người uống 2 ly trong 1 giờ, một lượng alcohol nhất định sẽ xâm nhập vào máu. Nếu trong giờ tiếp theo, người đó uống thêm 2 ly nữa, họ sẽ có 2 ly rượu tiêu chuẩn trong máu.
Người nào uống càng nhanh, BAC càng cao. Khi đó, chức năng tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng tiêu cực. Nếu BAC đủ cao, các chức năng vật lý như thở và phản xạ ngăn ngừa nghẹn cũng bị cản trở.
Những người có nguy cơ cao nhất bị ngộ độc rượu là người nghiện rượu mãn tính, người uống rượu khi đang uống thuốc trị bệnh.
Uống rượu là thói quen phổ biến trong các bữa tiệc liên hoan gia đình, bạn bè. Ảnh: Hellomagazine.
Điều trị ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu là tình trạng y tế khẩn cấp, cần được điều trị ngay lập tức nếu nghi ngờ. Nếu một người được cho là bị ngộ độc rượu, bạn nên gọi xe cứu thương. Trước khi xe cấp cứu đến, những người xung quanh cần trợ giúp:
- Cố gắng giữ cho bệnh nhân tỉnh táo
- Giữ người bệnh ở tư thế ngồi, không nằm xuống. Nếu nằm, đừng nằm ngửa, nên quay đầu sang một bên
- Nếu người bệnh tỉnh táo, hãy cho họ uống nước. Đừng cho họ uống cà phê vì caffeine sẽ làm mất nước thêm, đặc biệt không cho họ uống thêm rượu
- Nếu người bệnh bất tỉnh, kiểm tra hơi thở của họ
- Không để người bệnh đi lại
- Giữ ấm cho họ vì thân nhiệt bị hạ
Phục hồi sau ngộ độc rượu
Trong quá trình phục hồi, người bệnh có thể bị đau đầu, chuột rút, buồn nôn, lo lắng và run rẩy. Điều quan trọng là phải giữ nước và tránh uống bất kỳ đồ uống chứa alcohol nào.
Cách ngăn ngừa ngộ độc rượu
Khi bạn buộc phải uống rượu, bạn cần biết cách hạn chế và kiểm soát lượng rượu bạn uống. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, điều đó có nghĩa là uống tối đa một ly tiêu chuẩn mỗi ngày với phụ nữ mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi. Và tối đa 2 ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với nam giới dưới 65 tuổi. Khi uống, hãy thưởng thức đồ uống từ từ.
Tiêu thụ một bữa ăn lành mạnh trước khi bạn uống rượu, tiêu thụ đồ ăn nhẹ trong khi uống. Những điều này có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ rượu của cơ thể, tạo điều kiện cho gan hoạt động tốt hơn. Đặc biệt đừng uống rượu khi đói bụng.
Theo Zing
Đi "săn" băng tuyết cần lưu ý gì để không đổ bệnh vì mưa rét? 4 ngày nghỉ Tết dương lịch, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc rơi vào đợt rét kỉ lục, băng tuyết xuất hiện ở Mẫu Sơn, Hà Nội nhiệt độ xuống sâu rét run người, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) lưu ý những người đi ngắm băng tuyết, hay lên đỉnh Fansipan săn băng tuyết; di chuyển...