Bác sĩ kiến nghị sắm khiên, áo giáp đề phòng bị tấn công!
Thời gian qua, tại một số bệnh viện (BV) xảy ra tình trạng người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế.
Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và việc điều trị bệnh của nhân viên y tế.
Theo BV Nhân dân Gia Định TP Hồ Chí Minh, BV khám khoảng 200 bệnh nhân cấp cứu mỗi ngày, thời điểm bệnh nhân đông thì nhiều người nhà của bệnh nhân cũng đi cùng. BV đã có quy định tại khoa cấp cứu và các y, bác sĩ ở đây cũng thực hiện đúng, tuy nhiên có một số người manh động tấn công nhân viên y tế.
Người nhà bệnh nhân hành hung BS BV Nhân dân Gia Định. (Ảnh cắt từ clip)
BS Đinh Hữu Hào, Phó Giám đốc BV Nhân dân Gia Định cho biết, cách đây mấy năm cũng xảy ra tình trạng tấn công nhân viên y tế của BV và đánh nhau trong BV. Nhưng từ khi thực hiện quy trình báo động “Code grey” về an ninh trật tự bệnh viện, tình hình đã được đảm bảo hơn. Khi xảy ra vụ việc, BV báo ngay Công an phường và tùy tình hình, Công an phường báo Công an quận hỗ trợ.
Về việc tình trạng hành hung nhân viên y tế, BS. CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cho biết, mới đây nhân viên y tế của BV cũng bị hành hung. Mỗi ngày BV Lê Văn Thịnh khám khoảng 3.000 bệnh nhân ngoại trú, tại khoa Cấp cứu tiếp nhận từ 90 – 110 bệnh nhân mỗi ngày. Trong đó hầu hết là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đánh nhau, đột quỵ… Khoa Cấp cứu luôn trong tình trạng sẵn sàng cấp cứu người bệnh. Hiện nay BV phân công trực 3 ca 4 kíp, tức là mỗi ca hơn 8 tiếng đồng hồ, trong đó gồm 3 BS và 6 điều dưỡng. Ngoài ra, còn cấp cứu ngoại viện, do đó áp lực đối với nhân viên y tế là rất lớn.
Hiện có tình trạng khi đưa người bệnh tới BV, thường có nhiều người nhà đi cùng và có những ý kiến khác nhau. Người thì yêu cầu giải quyết nhanh, người thì gây áp lực yêu cầu nhân viên y tế phải làm theo ý của họ, người đòi chuyển viện… Trong khi chỉ BS mới biết phải điều trị như thế nào, cần chuyển viện hay không và chuyển bệnh nhân đến BV nào. Điều này phải thực hiện theo quy định của Sở Y tế, nhưng người thân bệnh nhân can thiệp rất nhiều vào chuyên môn của nhân viên y tế, làm cho nhân viên y tế bị phân tâm trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Về giải pháp để không xảy tình trạng hành hung nhân viên y tế, BS Giám đốc BV Lê Văn Thịnh cho rằng, tại khoa cấp cứu nên có khu sàng lọc riêng để sàng lọc bệnh nhân rồi mới đưa vào khu cấp cứu, sau đó đưa vào các phòng, khoa tiếp theo. Đưa bệnh nhân đến đây thì người nhà bệnh nhân ra khu vực chờ, khi nào hỏi thêm thông tin về người bệnh, nhân viên y tế sẽ mời người nhà vào.
Để làm được điều này thì khoa cấp cứu cần có diện tích đủ rộng, còn tại BV các quận, huyện hầu như diện tích không đủ rộng để xây dựng khu sàng lọc bệnh nhân, do đó gặp nhiều khó khăn để thực hiện. Từ đó mà người nhà đi vào luôn khu vực cấp cứu và nơi người bệnh nằm điều trị, làm cho nhân viên y tế không tập trung. Trong khi nhân viên y tế tập trung điều trị bệnh không chú ý, trường hợp bị hành hung thì không trở tay kịp.
Theo BS Khanh, nhân viên y tế cũng cần tăng cường giao tiếp ứng xử đúng mực, nhanh gọn, chuyên nghiệp, xử trí nhanh các trường hợp cấp cứu, giải thích rõ ràng tình trạng của bệnh nhân. Ở khoa cấp cứu phải có bảng phân loại nhóm bệnh.
Giám đốc BV Lê Văn Thịnh cũng cho biết, BV đã đề xuất với Công an phường nghiên cứu xem có thể cung cấp chiếc khiên để tại khoa cấp cứu của BV để khi có trường hợp tấn công nhân viên y tế, nhất là người tấn công bằng dao… còn có cái để đỡ. Cơ quan Công an có thể cấp mũ có mặt nạ và 1 – 2 bộ áo giáp để bộ phận bảo vệ mặc tiếp cận khống chế người dùng hung khí tấn công nhân viên y tế, trong khi chờ Công an tới. Hiện nay, tại BV Lê Văn Thịnh, Ban giám đốc đã chỉ đạo đoàn thanh niên tổ chức dạy võ cho nhân viên tế để nâng cao sức khỏe và biết cách bảo vệ bản thân khi bị tấn công, thậm chí có thể khống chế được người hành hung.
Đắk Lắk: Làm rõ nguyên nhân một bệnh nhi 4 tháng tuổi tử vong tại bệnh viện
Một cháu bé 4 tháng tuổi vừa tử vong sau 3 ngày đến điều trị bệnh viêm phổi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.
Người nhà nghi ngờ cháu bé tử vong có nguyên nhân cho thở khí dung không đúng thời điểm.
Ngày 27.6, ông Hà Văn Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), xác nhận một bệnh nhi 4 tháng tuổi vừa tử vong tại bệnh viện trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi.
Trước đó, vào ngày 24.6, cháu T.N.H (4 tháng tuổi, trú H.Krông Pắk, Đắk Lắk) được đưa vào Khoa nhi Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột điều trị vì viêm phổi.
Trao đổi với PV Thanh Niên, chị N.T.P.H (20 tuổi, mẹ ruột cháu H), nghi ngờ việc con trai mình tử vong có lỗi của điều dưỡng vì đã "ép" cho cháu thở khí dung không đúng thời điểm.
Người thân đau đớn khóc khi cháu H. tử vong.Ảnh HOÀNG BÌNH
Chị H. đau đớn kể: "Hôm 26.6, khi con tôi đang ngủ thì có điều dưỡng tới đánh thức, cho thở khí dung. Sau lần thở đó, sức khỏe con tôi xấu đi, nhiều bác sĩ tới hỗ trợ, cấp cứu cũng không được nữa. Tôi yêu cầu cơ quan chức năng phải làm sáng tỏ vụ việc, không để con tôi chết oan ức vậy được".
Theo ông Hà Văn Tuấn, việc gia đình phản ánh cháu bị "ép" thở khí dung có thể là do hiểu sai thao tác của nhân viên y tế vì lúc đó cháu H. vẫn phải điều trị bệnh theo liệu trình.
Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình điều trị, cháu H. đã có tiến triển tốt. Tuy nhiên, đến tối 26.6, cháu H. có biểu hiện chuyển nặng, sức khỏe yếu. Trước tình hình trên, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn xe cộ và được người nhà đồng ý chuyển cháu H. xuống TP.HCM cấp cứu.
Tuy nhiên, sau khi tham vấn nhiều ý kiến chuyên môn và nhận thấy sức khỏe cháu bé không đảm bảo, có thể xảy ra sự cố dọc đường, bệnh viện đành để cháu H. ở lại và tập trung toàn bộ nhân lực để hỗ trợ cấp cứu.
Dù các bác sĩ đã nỗ lực hỗ trợ cấp cứu nhưng tình hình sức khỏe cháu H. ngày càng xấu. Đến khoảng 9 giờ 30 phút sáng 27.6, cháu H. đã tử vong tại bệnh viện.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh HOÀNG BÌNH
Theo ông Tuấn, hiện chưa rõ nguyên nhân khiến bệnh nhi tử vong. Tuy nhiên theo nhận định ban đầu, có thể cháu bé đã gặp phản ứng bất lợi của thuốc. "Nguyên nhân cụ thể là gì thì phải chờ đánh giá chuyên môn, bệnh viện chưa kết luận. Hiện người thân của cháu đang rất đau buồn. Nếu làm được gì để giảm bớt nỗi đau cho gia đình cháu thì bệnh viện sẽ cố gắng", ông Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn cho biết thêm, hiện bệnh viện đang làm báo cáo gửi Sở Y tế Đắk Lắk về vụ việc trên.
Nén đau thương, cha mẹ nam sinh 19 tuổi hiến tạng con để cứu sống 4 cuộc đời: Xin cảm ơn và tiễn biệt em Sau khi đứa con trai 19 tuổi gặp tai nạn dẫn đến chết não, cha mẹ em đã nén đau thương vào lòng, quyết định hiến tạng của em để giúp 4 cuộc đời khác có cơ hội được sống tiếp. Ngày 13/5, BV Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, vừa qua đã phối hợp với BV Nhân dân Gia Định cùng những đơn...