Bác sĩ khuyên đun những loại nước uống dễ làm, đẹp da
Dùng cây cỏ quanh nhà làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là một thói quen tốt vì loại đồ uống này rất có lợi cho sức khỏe, không chứa hóa chất độc hại, không có của rởm, rẻ tiền và lại được cơ thể rất dễ chấp nhận.
Mùa hè, nước dưa chuột đặc biệt ngon, tiện lợi và dễ làm. Ảnh minh họa
Các loại nước dễ làm, đẹp da
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện Quân y Trung ương 108), các loại nước giải khát chế biến từ cây cỏ theo dược học cổ truyền nhìn chung không độc hại vì đều là thức ăn – vị thuốc được dùng trong đời sống từ rất lâu đời, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ khát, thường được dùng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng “tích nhiệt” trong cơ thể. Các cây cỏ này đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.
Nước mát là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ các loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt (làm cho mát, hạ sốt), thường được nấu và dùng trong gia đình vào mùa nắng nóng. Tùy từng loại còn có các tác dụng riêng biệt như nước hoa cúc làm hạ huyết áp, nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu, nước râu ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa…
Cỏ cây giải khát mùa hè có loại độc vị như nước trà xanh, nước nụ hoặc lá vối, nước nhân trần, nước la hán, nước chó đẻ răng cưa, nước rau má, nước chè vằng, nước mía, nước cỏ ngọt, nước râu ngô, nước cúc hoa, nước hoa hòe, nước quả dứa dại, nước mạch môn, nước đậu đen sao cháy, nước khổ qua, nước bí đao…
Có loại dùng vài vị phối hợp với nhau để tạo nên những thứ nước giải khát thơm ngon, dễ uống và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan như hoa hòe với cúc hoa, đậu đen với mạch môn, nụ vối với la hán, râu ngô với quả dứa dại… thậm chí có thể phối hợp khá nhiều vị với nhau để tạo nên các loại trà tam bảo, ngũ bảo, bát bảo rất hấp dẫn.
Hoa cúc: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
Cây mía lau: Ngày nắng nóng lấy 3 khúc mía lau, dóc vỏ, chẻ miếng mỏng. Mía lau trị hôi miệng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, tân dịch bất túc, táo bón. Chủ yếu có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc.
Nhưng người bị ho do phong hàn (ho kèm đờm màu trắng) thì không nên dùng. Nếu mía mốc, có mùi rượu, là mía đã bị axit hóa không ăn được vì dễ bị ngộ độc.
Râu bắp (râu ngô, gọi là Ngọc mễ tu) vị ngọt, tính bình, dù khô hay tươi cũng giàu vitamin, các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Nước râu bắp, có cảm giác ngọt, ngậy và mát… Nước luộc râu bắp uống hàng ngày sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
Video đang HOT
Vài khúc mía lau và một nắm to râu ngô nấu trong 2 lít nước, để sôi rồi vặn lửa nhỏ, thêm đường phèn đun khoảng 10 phút, để nguội uống dần.
Dân gian hay dùng râu bắp và mía lau chế 2-3 lít nước và đun sôi và uống trong ngày mới ngon, mát. Nhưng người tỳ vị hư hàn, hay bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… thì không nên lạm dụng.
Các loại thảo dược thanh nhiệt, lợi tiểu… làm mát, giải độc cho cơ thể mùa nóng rất tốt, nhưng không lạm dụng với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu dễ bị lạnh bụng, đi lỏng.
Nếu có dùng cam thảo tạo vị ngọt, dễ uống chỉ cho vài ba lát là dược.
Sau những bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh thì nên giảm lượng uống các loại nước này để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
Tốt nhất là nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần. Mua dạng khô thì phải tránh thứ bị ẩm mốc, để quá lâu vì mất hoạt chất và dễ bị ngộ độc.
Nước giải khát từ dưa chuột
Theo ThS. BS Hoàng Khánh Toàn, mùa hè đặc biệt ngon mát, tiện lợi và đơn giản phải kể là nước giải khát dưa chuột. Trước khi ăn, hay chế biến dưa chuột cần rửa kỹ bằng nước có pha chanh, giấm hoặc rửa bằng nước nóng.
Nước uống giải nhiệt từ dưa chuột có điển hình là các công thức bài thuốc sau:
Trẻ em bị mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa, phát sốt: Dưa chuột 500g rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với 20 ml mật ong, uống trong ngày.
Bổ sung vitamin, giải khát vừa làm đẹp da, chữa phù thũng: Dưa chuột 500g, dưa hấu 500g. Hai dưa gọt bỏ vỏ và hạt, ép lấy nước, hòa với 20 ml mật ong, chia uống vài lần trong ngày.
Hay dưa chuột, táo, cà rốt và bưởi mỗi thứ 500g, mật ong và nước đun sôi để nguội vừa đủ. Dưa chuột và táo gọt bỏ vỏ, cà rốt rửa sạch thái miếng, bưởi bỏ vỏ và hạt, tất cả đem ép lấy nước, cho thêm nước đun sôi để nguội và mật ong lượng vừa đủ, uống trong ngày.
Giải khát, tiêu trừ mỏi mệt, làm đẹp nhan sắc: Dưa chuột bao tử 300g, chanh 100g, táo 200g, mật ong lượng vừa đủ. Dưa chuột bỏ núm, táo bỏ vỏ thái miếng, đem ép lấy nước, hòa với nước cốt chanh, chế thêm mật ong, uống trong ngày.
Giảm thừa cân và béo phì: Dưa chuột 500g, bí đao 500g, hai thứ gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, thái miếng rồi ép lấy nước, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày.
Đồ uống màu đẹp, hương vị thơm ngon, giàu vitamin: Dưa chuột 500g, ớt xanh (loại quả to, hay dùng để xào ăn) 100g. Hai thứ bỏ hạt, thái miếng, ép lấy nước rồi hòa thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày.
Đồ uống cho người hay bị phù thũng: Vỏ dưa chuột 100g, vỏ bí đao 100g, hai thứ rửa sạch, sắc với 500 ml nước trong 30 phút rồi bỏ bã lấy nước, pha thêm một chút muối, uống trong ngày.
Nước giải khát đặc biệt với những người bị cao huyết áp, mắc bệnh thận: Dưa chuột 300g, bình quả (loại táo to nhập khẩu từ nước ngoài) 200g, chanh 100g. Dưa chuột và táo gọt bỏ vỏ, chanh để nguyên vỏ, bỏ hạt, tất cả thái lát đem ép lấy nước, pha thêm một chút muối, uống trong ngày.
Làm đẹp da và đen râu tóc: Dưa chuột và bưởi múi mỗi thứ 80g, cà chua 100g, nước cốt chanh 20 ml. Dưa chuột và bưởi bỏ vỏ và hạt, cà chua thái miếng, tất cả đem ép lấy nước, hòa với nước cốt chanh, uống trong ngày.
Đồ uống tốt cho người bị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang: Dưa chuột 300g, củ cải 100g, mật ong 15 ml. Dưa chuột và củ cải rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa thêm mật ong, uống trong ngày.
Nước giải khát đặc biệt tốt cho người bị bệnh thận, thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn: Dưa chuột 250g, nho tươi 200g, chuối tiêu 150g, nước cốt chanh tươi 15 ml. Dưa chuột rửa sạch thái miếng, nho rửa sạch, chuối tiêu bỏ vỏ thái miếng, tất cả đem ép lấy nước, uống trong ngày.
Theo giadinh.net
Lưu ý khi dùng nước thanh nhiệt từ cây cỏ
Vào những ngày hè, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn.
Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp trên thị trường hiện nay, nhưng xu hướng lựa chọn và tự chế biến nước uống giải nhiệt từ những cây cỏ theo kinh nghiệm dân gian lại được ưa chuộng
Các loại nước như nước trà xanh, nước nụ hoặc lá vối, nước nhân trần, nước la hán, nước chó đẻ răng cưa, nước rau má, nước chè vằng, nước mía, nước cỏ ngọt, nước râu ngô, nước cúc hoa, nước hoa hòe, nước quả dứa dại, nước mạch môn, nước đậu đen sao cháy, nước khổ qua, nước bí đao... là thức uống bổ dưỡng trong mùa hè, rất tốt với những người có thể chất "thiên nhiệt".
Hoa cúc tươi nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, nên bảo quản cẩn thận.
Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau để tạo nên những thứ nước giải khát thơm ngon, dễ uống và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan như hoa hòe với cúc hoa, đậu đen với mạch môn, nụ vối với la hán, râu ngô với quả dứa dại..., thậm chí có thể phối hợp khá nhiều vị với nhau để tạo nên các loại trà tam bảo, ngũ bảo, bát bảo rất hấp dẫn.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, "nhiệt" là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, nhiệt nặng hơn được gọi là "hỏa". Nhiệt được tạo nên từ nhiều nguồn: từ ngoài là do ngoại tà xâm nhập bên trong cơ thể mà hóa sinh, đặc biệt là hai nhân tố thử và thấp thường gặp vào mùa hè. Tính chất của nhiệt là nóng bức, dễ gây hao tổn tân dịch và hình thể.
Tùy theo vị trí tác động mà nhiệt tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: nhiệt tích ở da (bì phu) gây mụn nhọt, lở loét; nhiệt tích ở đường hô hấp (phế tạng) gây đau họng, viêm khí phế quản, viêm phổi..., nhiệt tích ở đường tiêu hóa (tỳ, vị, đại tràng) gây tưa lưỡi, loét miệng, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, táo bón, trĩ hạ...
Theo nghiên cứu hiện đại, các cây cỏ này đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau. Mỗi loại có các tác dụng riêng biệt như nước hoa cúc làm hạ huyết áp, nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu, nước rau ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa... Tuy nhiên, dù là thực phẩm đi nữa khi sử dụng các loại nước giải khát, thanh nhiệt này cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
Trước hết, liều lượng cần vừa phải, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu dễ bị lạnh bụng, đi lỏng. Nếu có dùng cam thảo để tạo nên vị ngọt, dễ uống thì tuyệt đối không dùng quá nhiều, thông thường mỗi ấm trà chỉ cho vài ba lát là được.
Sau những bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh thì nên giảm lượng cấc loại nước uống này để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
Khi chọn mua các cây cỏ này ở dạng khô thì phải tránh thứ bị ẩm mốc và đã để quá lâu. Tốt nhất là nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần.
Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối.
BS. Thanh Hà
Theo Sức khỏe & Đời sống
Từ vụ bé 2 tháng tuổi tử vong khi đi máy bay: Bố mẹ cần nhớ những điều sau khi đưa con đi máy bay dịp lễ Theo các bác sĩ, viêc đi may bay vơi tre nho, nhât la vơi tre sơ sinh trong đô tuôi con bê ăm la môt viêc kha vât va cho ca bố mẹ và be. Chuyến bay càng dài thì việc này càng vất vả. Những nguy cơ trẻ có thể gặp phải khi đi máy bay Mới đây, một cặp vợ chồng...