Bác sĩ khuyến cáo cách sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Để có giấc ngủ ngon, sâu giấc nên bố trí phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, không dùng điện thoại trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, có thể ngâm chân với nước ấm.
Thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Đơn vị rối loạn giấc ngủ – khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc hồi phục thể chất, tái tạo năng lượng, loại bỏ và bài tiết các chất có hại, giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài hoạt động.
Khi chúng ta đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, tài chính, gia đình, con cái…, có thể gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Việc mất ngủ liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó dễ kéo theo tâm lý sợ hãi, hoang mang, thậm chí suy kiệt, trầm cảm.
Hai giai đoạn của giấc ngủ
Để có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn, bạn cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi ngày. Một giấc ngủ có chất lượng phải đảm bảo về mặt thời gian và cấu trúc của giấc ngủ.
Thời gian ngủ tùy thuộc vào từng lứa tuổi, với người trưởng thành (độ tuổi từ 18 – 60) cần ngủ 8 giờ mỗi ngày.
Theo bác sĩ Hạnh, về cấu trúc, giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn là ngủ lơ mơ và ngủ sâu. Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng kéo dài thì chất lượng giấc ngủ càng tốt. Với các áp lực gặp phải trong cuộc sống, chúng ta thường dễ lo lắng khiến giấc ngủ không sâu, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt. Do vậy, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, nên cố gắng duy trì ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng.
Không nên sử dụng điện thoại di động trong vòng 1 giờ trước khi ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dinh dưỡng, tập luyện, thói quen giúp tăng chất lượng giấc ngủ
Video đang HOT
Về dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất, có thể uống một ly sữa nóng trước khi đi ngủ. Đặc biệt, cần hạn chế dùng các chất kích thích như bia rượu, cà phê.
Về luyện tập, nên cố gắng duy trì tập thể dục 10 – 15 phút/ngày, không nên tập luyện trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
Bên cạnh đó, nên thu xếp để có giấc ngủ tốt bằng cách bố trí phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải và tạo thói quen đi ngủ, thức dậy vào một giờ cố định.
“Trước khi ngủ có thể ngâm chân bằng nước ấm, không nên sử dụng điện thoại di động trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, không nên xem các chương trình truyền hình hoặc bộ phim gây cảm giác sợ hãi”, bác sĩ Hữu Hạnh khuyến cáo.
Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ 15 – 20 phút, để tránh mất ngủ vào ban đêm. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn nên đi khám để có sự tư vấn và điều trị kịp thời, nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe cho công việc, sinh hoạt hằng ngày.
Sai lầm nhiều người Việt mắc khi bị ho: Bác sĩ chỉ cách làm đúng để không hại cơ thể
Mùa lạnh là thời điểm các bệnh lý hô hấp tăng lên, nhiều trường hợp thấy có hiện tượng ho đã uống thuốc ngay lập tức, thậm chí uống cả kháng sinh.
Mùa lạnh - khắc tinh của hệ hô hấp
TS BS Nguyễn Như Vinh - trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết cứ đến dịp chuyển mùa, số bệnh nhân liên quan tới các bệnh lý hô hấp lại tăng lên.
Nhiều bệnh nhân than phiền với bác sĩ họ bị ho nhiều, ho tới 2, 3 tuần chưa dứt. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân đến với bác sĩ và nói rằng họ đã bị ho 3,4 ngày và đã uống đủ các loại thuốc uống nhưng không hết ho. Các thuốc họ sử dụng đều là thuốc ho, kháng sinh... Uống thuốc vô tội vạ là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của người bệnh, bác sĩ Vinh nói.
Theo bác sĩ Vinh, thời tiết lạnh là thời tiết cực kỳ nguy hiểm với nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt là các bệnh nhân có bệnh hô hấp trước đó như hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính.
Thậm chí cũng có những bệnh nhân dù trước đó không có bệnh lý nền hô hấp nhưng cứ đến mùa lạnh thì họ lại bị viêm hô hấp, sổ mũi. Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp khi trời chuyển mùa.
Đặc biệt là tình trạng ho về đêm, theo lý giải của bác sĩ Vinh, ban đêm ho nhiều hơn là vì nửa đêm về sáng là thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong ngày, đường thở dễ bị nhạy cảm. Lúc này, nếu có luồng không khí lạnh đi ngang qua, người đó hít vào có thể sẽ gây ra ho, khó thở. Những người hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì càng dễ bị ho vào ban đêm hơn so với ban ngày.
Ảnh TS Vinh khám cho bệnh nhân.
Làm gì khi bị ho?
BS Vinh cho biết khi bạn bị ho hoặc con nhỏ bị ho, các việc cần làm là:
Thứ nhất, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang, quàng thêm khăn cổ, bổ sung thêm nước ấm hoặc nước trái cây. Khi nạp nước vào, cơ thể sẽ dễ chịu hơn vì khi ho cũng làm mất nước.
Thứ hai, nghỉ ngơi để có thêm sức khoẻ, bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ để đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Thứ ba, nếu tình trạng trở nặng và kèm theo triệu chứng như nhức đầu, khó chịu có thể sử dụng các loại thuốc như paracetamol, giảm đau. Nếu bị ho có thể mua thêm thuốc ho.
Nhưng với trẻ nhỏ, nếu thấy trẻ khó thở, hổn hển, môi tím, ngực trẻ co kéo khi trẻ hít thở thì cần cho trẻ tới các cơ sở y tế.
Trong trường hợp ho nhẹ, ho do cảm cúm, cảm lạnh thì cũng không cần tới bệnh viện mà nên tự theo dõi ở nhà. Nếu qua 2, 3 tuần không đỡ thì có thể đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ.
Sai lầm khi tự ý dùng kháng sinh
Bác sĩ Vinh lưu ý các bệnh hô hấp theo mùa chủ yếu do virus nên không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người bệnh khi bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm hô hấp là đã vội vàng dùng kháng sinh. Thậm chí, chỉ cần thấy ho là họ sẽ sử dụng thuốc ho ngay lập tức.
Trong khi đó, ho là phản xạ tự nhiên bảo vệ cơ thể để tống xuất các chất tiết từ trong phổi ra ngoài, từ đó giúp phổi sạch hơn.
Một số người bị các bệnh như viêm phế quản cấp, hen phế quản, khí phế thũng, viêm phổi... cần ho để tống đờm ra ngoài. Khi đó, việc uống thuốc giảm ho sẽ gây ứ đọng các chất đờm dãi, dịch... ở đường hô hấp, gây cản trở sự hô hấp và gây ứ khí phế nang, làm giảm khả năng chống lại vi trùng, làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, ho do cảm lạnh và cảm cúm thường sẽ tự biến mất nên việc uống thuốc ho cũng không cần thiết.
Đối với trẻ em, do khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn nên nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi thường là do nhiễm những siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp lây lan trong không khí.
Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Vì vậy, việc uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm.
BS Vinh cho biết một số các quốc gia còn khuyến cáo chỉ khi ho trên 3 tuần mới nên sử dụng thuốc. Vì vậy, trường hợp bị ho 2, 3 ngày đã sử dụng thuốc ho, thuốc kháng sinh là không nên.
Ăn nhiều đường có làm tăng nguy cơ ung thư? Tôi nghe nói ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư, xin hỏi bác sĩ điều này có đúng không? (Q.Trâm, 38 tuổi, ở Quảng Ngãi). PGS-TS-BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời: Đường không phải là chất sinh ung thư. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức đường,...