Bác sĩ Indonesia kể thảm cảnh giữa Covid-19
Bác sĩ Cheras Sjarfi tại thủ đô Jakarta cho biết bệnh viện nhỏ của cô chưa được chuẩn bị để đón “dòng thác” bệnh nhân Covid-19 đổ đến gần đây.
“Chúng tôi chưa sẵn sàng cho tình huống này”, Cheras Sjarfi, bác sĩ đa khoa 28 tuổi tại một bệnh viện công ở phía nam thủ đô Jakarta, cho biết. Cô nói rằng áp lực mà những bệnh viện nhỏ đang đối mặt cho thấy đại dịch ở quốc gia đông dân thứ tư thế giới đã trở nên nghiêm trọng đến mức nào.
Bác sĩ Cheras Sjarfi (trái) nói chuyện với bệnh nhân trong phòng cách ly tại một bệnh viện ở Jakarta, Indonesia, hôm 1/7. Ảnh: Reuters .
Do chỉ được trang bị để phục vụ những dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản, bệnh viện của Sjarfi đã phải điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ngay cả khi không có máy thở và giường chăm sóc tích cực (ICU). Theo Sjarfi, tình hình đang trở nên tồi tệ khi toàn bộ bệnh nhân nghi nhiễm nCoV tại đây đều nhận kết quả dương tính trong vòng một tuần.
Video đang HOT
Indonesia, vùng dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đã ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày cao kỷ lục trong 7 trên 11 ngày qua. Hôm 1/7, nước này ghi nhận số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ lần lượt là 24.836 và 504, mức cao chưa từng có. Các bệnh viện trên khắp Java đều gần như kín chỗ.
“Chúng tôi cố gắng điều trị cho các bệnh nhân hết sức có thể, cho họ thở oxy, kiểm tra huyết áp và theo dõi họ”, Sjarfi cho biết, nói thêm rằng nếu tình trạng của bệnh nhân trở nặng, những bệnh viện khác không có khả năng sẽ tiếp nhận họ.
“Tình huống xấu nhất là họ sẽ tử vong tại đây. Tôi dĩ nhiên cảm thấy đau buồn, dù từng chứng kiến nhiều người ra đi”, nữ bác sĩ trẻ cho biết.
Mỗi ca làm việc của Sjarfi đang kéo dài 12 giờ, gấp đôi thời gian bình thường trước đây, sau khi một số đồng nghiệp của cô nhiễm nCoV dù đã được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, bất chấp áp lực khổng lồ và nỗi lo ngại về nguy cơ tái nhiễm nCoV, Sjarfi vẫn cố gắng giữ tâm lý tích cực.
“Mặc dù chúng tôi đang kiệt sức và tự hỏi khi nào chuyện này kết thúc, tôi nghĩ vẫn có thể kiểm soát được”, cô nói.
Hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã tiêm vắc xin Trung Quốc
Hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã được tiêm vắc xin hãng Sinovac của Trung Quốc. Hầu hết bác sĩ không có triệu chứng, nhưng cũng có hàng chục bác sĩ phải nhập viện với các triệu chứng như sốt cao.
Ông Jeje Jaenudin, 68 tuổi, được tiêm liều vắc xin COVID-19 đầu tiên của hãng Sinovac (Trung Quốc) tại huyện Cianjur, tỉnh Tây Java, Indonesia hôm 15-6 - Ảnh: REUTERS
Hãng Reuters ngày 17-6 đưa tin hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã được tiêm vắc xin, trong đó có hàng chục bác sĩ đã nhập viện.
Các bác sĩ trên đã được tiêm vắc xin COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc). Diễn biến này được ghi nhận trong bối cảnh có nhiều lo ngại về hiệu quả của một số loại vắc xin trong việc đối phó với các biến thể của virus SARS-CoV-2 (gây dịch COVID-19).
Ông Badai Ismoyo, trưởng văn phòng y tế huyện Kudus ở tỉnh Trung Java, cho biết hầu hết các bác sĩ trên không có triệu chứng và đang tự cách ly ở nhà. Tuy nhiên, có hàng chục người phải nhập viện, với các triệu chứng như sốt cao và độ bão hòa oxy trong máu giảm.
Huyện Kudus đang đối phó với đợt bùng phát dịch được cho là gây ra bởi biến thể Delta (phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ) có mức độ lây nhiễm cao hơn. Đợt dịch này đã đẩy tỉ lệ sử dụng giường bệnh tại huyện Kudus lên hơn 90%.
Được xem là nhóm ưu tiên, các nhân viên y tế Indonesia nằm trong số những người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 khi chương trình tiêm chủng của Indonesia khởi động hồi tháng 1 năm nay.
Gần như tất cả các nhân viên y tế này đã được tiêm vắc xin COVID-19 do hãng Sinovac của Trung Quốc phát triển, theo Hiệp hội Y khoa Indonesia (IDI).
Số nhân viên y tế Indonesia tử vong do COVID-19 đã giảm đáng kể, từ 158 ca tử vong hồi tháng 1 xuống còn 13 ca tử vong hồi tháng 5. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế đánh giá số ca nhập viện trên đảo Java hiện nay là nguyên nhân gây lo ngại.
Ông Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Griffith của Úc, nói rằng dữ liệu cho thấy các nhân viên y tế ở huyện Kudus đã nhiễm biến thể Delta. "Phần đông nhân viên y tế ở Indonesia tiêm vắc xin hãng Sinovac và chúng ta vẫn chưa biết được vắc xin này hiệu quả ra sao trong việc đối phó biến thể Delta", ông nói.
Theo Reuters, người phát ngôn của Sinovac và Bộ Y tế Indonesia hiện chưa bình luận về hiệu quả của vắc xin CoronaVac (vắc xin bất hoạt) của hãng Sinovac trong việc đối phó các biến thể virus.
Đông Nam Á quay cuồng dập dịch, số ca Covid-19 ở Hàn Quốc tăng đột biến Biến chủng Delta khiến một số nước Đông Nam Á quay cuồng với làn sóng Covid-19 mới trong khi số ca nhiễm ở Hàn Quốc cũng bắt đầu tăng đột biến. Biến chủng Delta khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở Indonesia (Ảnh: Reuters). Indonesia, Thái Lan quay cuồng với kỷ lục chết chóc Reuters dẫn số liệu của Bộ Y...