Bác sĩ hướng dẫn trị bệnh nhiều trẻ mắc mùa đông xuân hiệu quả tại nhà
Nhiều trẻ mắc bệnh này mùa đông xuân khiến cha mẹ rất ám ảnh bởi làn da non nớt, mịn màng của bé yêu trở nên thô ráp. Ths. BS Hoàng Kỳ (Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội) hướng dẫn cách chữa đơn giản, hiệu quả tại nhà.
Dấu hiệu nhận biết bé yêu bị chàm sữa
Chàm sữa trẻ em (còn gọi là bệnh chàm trẻ em, hàm cơ địa, Eczema thể địa, lác sữa) khiến các cha mẹ rất ám ảnh bởi làn da non nớt, mịn màng của bé yêu trở nên thô ráp, mất thẩm mỹ.
Chàm sữa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, nhất là mùa đông xuân phát mạnh và nặng. Đó là tình trạng viêm da thể mãn tính, không lây nhưng tái phát nhiều lần, nếu không điều trị kịp thời có thể diễn tiến thành chàm thể tạng.
Nguyên nhân gây chàm sữa chưa xác định rõ, có thể liên quan đến 2 yếu tố là cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng mùa đông xuân (do thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể như lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, bụi, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm sữa, trứng…), hoặc do cách cho trẻ bú, trẻ bị nhiễm khuẩn…
Ngoài ra cha mẹ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết, mề đay, dị ứng da… thì trẻ sinh ra cũng dễ mắc.
Bệnh chàm sữa tự giảm và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi. Nhưng khi mùa đông xuân đến, hay thời tiết hanh khô, nóng ẩm, dùng xà phòng tắm, giặt, thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá… có thể kích thích chàm sữa tái phát và tăng nặng hơn.
Mùa đông – xuân trẻ rất dễ mắc bệnh chàm sữa. Ảnh minh họa.
Dấu hiệu bệnh chàm sữa như sau:
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi bỗng có các mẩn đỏ mẩn đỏ ở mặt, hai má, có thể lan toàn thân, tay, chân, các vùng da gập như cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân). Các mẩn sẽ thành mụn nước li ti màu đỏ, gây nứt da và rịn nước, đóng vảy, rồi bong tróc vảy. Vùng da bị chàm sữa thô ráp, khô và căng.
- Trẻ có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.
- Trẻ bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc hay quẹt tay gãi khiến mụn nước vỡ, ra máu. Nếu giữ gìn vệ sinh kém trẻ còn bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm gây khó cho điều trị, có thể để lại sẹo.
Có nhiều loại kem chữa chàm sữa, nhưng cần được bác sĩ kê đơn. Ảnh minh họa.
Điều trị chàm sữa hiệu quả bằng thuốc đông y
Video đang HOT
Việc điều trị chàm sữa nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát chứ khó điều trị khỏi hẳn. Phần lớn cha mẹ thích dùng các loại kem bôi cho trẻ, trong đó một số loại có thành hần corticoid, hoặc kem dưỡng ẩm. Những thứ này thoa lên da trẻ sẽ khỏi vài hôm, nhưng có thể tái phát và nặng hơn. Các thầy thuốc Đông y trị bệnh cham sưa, viêm da ở trẻ em như sau:
1. Thuốc uống trong
- Bắp cải tươi 250g
- Sữa bò tươi 250-300ml
- Đường phèn 30g
Bắp cải thái nhỏ.
Cho sữa và bắp cải vào nồi đun sôi kỹ rồi cho đường phèn vào quấy đều. Cho trẻ uống khi nóng, mỗi ngày uống 1 lần.
2. Thuốc bôi ngoài da
Cách 1:
- 200-300g cám gạo sạch
- 200-300g nhân quả óc chó.
Quả óc chõ giã nát ra, cho lên chảo sao chín.
Cho tiếp cám gạo vào sao tiếp tới vàng sậm (gần cháy) là được.
Để nguội, tán thành bột mịn. Hằng ngày đắp bột đó lên vùng da bị bệnh, mỗi ngày 2 lần.
Hoặc tăng liều cả cám gạo và nhân quả óc chó lên và sao tới khi cháy. Khi thấy đáy chảo tiết ra lượng nhỏ dầu từ cám và óc chó thì lấy dầu đó bôi lên da bệnh càng hiệu quả).
Quả mướp đắng giã nhuyễn trị chàm sữa cho trẻ rất tốt. Ảnh minh họa.
Cách 2:
- Mướp đắng quả nhỏ càng non càng tốt 50-200g (hoặc nhiều hơn tùy vùng da bệnh to, nhỏ), rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị bệnh, ngày đắp 2 lần.
Các cách trên cũng áp dụng hiệu quả với các bệnh về da khác ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn khi bị viêm da, ngứa da, viêm da cơ địa…).
Trường hợp chàm ngày một nặng, kéo dài dai dẳng cần đi khám da liễu để điều trị tốt, bởi rất có thể đó là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm khác.
Chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa
Bệnh chàm sữa rất dễ tái phát do dị ứng khi ăn uống hoặc thời tiết thay đổi. Khi phát hiện trẻ bị chàm sữa cha mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ cho đơn thuốc phù hợp, an toàn. Mẹ đang cho con bú cần hạn chế một số thực phẩm sau:
- Kiêng thực phẩm tanh (tôm, cua, cá… và cả tảo) vì mẹ ăn sẽ vào sữa cho trẻ bú có thể gây kích hoạt dị dứng.
- Thịt mỡ, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ… vì dễ khởi phát cơ địa dị ứng, chàm sữa sinh thêm nốt.
- Các gia vị cay, tê (ớt, chanh…) vì dễ gây ngứa và kích thích tiết mồ hôi, khiến chàm sữa nặng hơn.
Lưu ý:
- Trẻ bị chàm sữa cấp tính cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.
- Chăm sóc da trẻ với các loại kem cần có tư vấn trực tiếp của bác sĩ để dùng liều lượng phù hợp, an toàn. Tuyệt đối không nghe truyền miệng, tự ý mua thuốc bôi vì sẽ làm bệnh chàm sữa nặng thêm.
Phòng ngừa chàm sữa
- Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể.
- Chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng trở lên để tránh cho trẻ ăn phải thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, thực phẩm lên men…
- Không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng, sữa tắm (và chỉ dùng sữa tắm dành cho trẻ nhỏ). Tắm cho trẻ với nước ấm để giảm bớt ngứa của chàm sữa khiến trẻ gãi mà nhiễm khuẩn da.
- Không mặc quần áo len, sợi tổng hợp cho trẻ vì ra mồ hôi, bít tắc da. Chọn vải mềm để da trẻ luôn khô, thoáng.
- Không thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là nơi ngủ của trẻ thông thoáng, độ ẩm cần thiết.
-Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo.
Nhận diện chứng mề đay
Dị ứng là tình trạng xảy ra khi cơ thể phản ứng với tác nhân nào đó mà nó mẫn cảm. Phản ứng dị ứng trên da cũng rất hay gặp, phổ biến nhất là mề đay.
Ảnh minh họa
Thỉnh thoảng trên da mặt, da cánh tay tôi thường bị nổi đỏ, nề, ngứa rất khó chịu. Khi thay đổi thời tiết thì biểu hiện rõ hơn. Có phải tôi bị mề đay dị ứng? Tôi nên làm gì để hạn chế bệnh?
Đỗ Hồng (Nam Định)
Dị ứng là tình trạng xảy ra khi cơ thể phản ứng với tác nhân nào đó mà nó mẫn cảm. Phản ứng dị ứng trên da cũng rất hay gặp, phổ biến nhất là mề đay. Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa.
Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ (dị ứng thời tiết), thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác nhân khác. Những ai có cơ địa dị ứng, đang có sẵn các bệnh lý hen, viêm mũi dị ứng... rất dễ bị mề đay.
Y học chia mề đay làm 2 loại cấp và mạn tính: Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.
Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do huyết áp xuống thấp. Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau: kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc...), mày đay do bệnh nội tiết...
Để tư vấn chính xác, cần biết rõ tình trạng mề đay của bạn xuất hiện trong bao lâu thì hết, tái phát thường xuyên không, nhưng trong thư không thấy bạn nói rõ. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng để được chẩn đoán và tư vấn điều trị cụ thể.
Cơ chế gây bệnh mụn nhọt và mề đay ở trẻ Da là một nhà máy hóa chất tổng hợp vitamine D theo nhu cầu của cơ thể. Trông bên ngoài lớp da có vẻ đơn giản, nhưng thật ra đấy là một cấu trúc cực kỳ tinh vi, phức tạp. Các nhà khoa học tính toán, chỉ 2,5cm2 da có đến 1.500 thụ cảm dây thần kinh (gọi là các receptor), 600 tuyến...