Bác sĩ hot boy có truyền thống gia đình 6 đời làm ngành y: “Nhiều đêm thức trắng để chữa những ca làm đẹp bị lỗi”
Kể về cơ duyên đến với nghề y, BS Hà Sỹ Hoàng Tùng chia sẻ, điều này bắt nguồn từ truyền thống gia đình. Anh sinh ra trong một gia đình có 6 đời làm nghề cao quý, chính vì thế, từ nhỏ đã được thấm nhuần sự cao quý của nghề thầy thuốc.
Sinh ra tại làng quê quan họ Bắc Ninh, BS Hà Sỹ Hoàng Tùng (30 tuổi) hiện đang sống và làm việc chuyên về thẩm mỹ nội khoa tại Hà Nội. Nhưng ít ai biết rằng, để đến được với nghề, anh cũng phải trải qua bao khó khăn, thử thách dù sinh ra trong gia đình truyền thống đã 6 đời theo đuổi nghề y.
Bị gia đình phản đối khi đang học điều trị chuyển sang thẩm mỹ nội khoa
Kể về cơ duyên đến với nghề y, BS Hà Sỹ Hoàng Tùng chia sẻ, điều này bắt nguồn từ truyền thống gia đình. Anh sinh ra trong một gia đình có 6 đời làm nghề y, chính vì thế, từ nhỏ đã được thấm nhuần sự cao quý của nghề thầy thuốc. Bẩm sinh con nhà nòi, BS Hoàng Tùng quyết định theo đuổi học y dù mất nhiều thời gian.
Anh học tập tại Đại học Y dược Trung Quốc 6 năm chuyên về điều trị bệnh chuyên khoa da liễu, sau đó học tiếp thẩm mỹ nội khoa Hàn Quốc thêm 1 năm nữa. Về Việt Nam, Hoàng Tùng học định hướng chuyên khoa tại Đại học Y Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã làm việc tại Việt Nam được 7 năm.
Lựa chọn nghề thẩm mỹ nội khoa đối với BS Hoàng Tùng là một cái duyên rất đẹp. BS Hoàng Tùng cho biết, bản thân anh trước đây gặp nhiều vấn đề về da như mụn rất nặng, sẹo rỗ nhiều. Từ tình trạng làn da của chính mình, Hoàng Tùng cũng nhận ra xung quanh mình có rất nhiều người gặp phải tình trạng này cũng như nhu cầu làm đẹp da của đông đảo mọi người, không cứ gì chị em phụ nữ. Anh tha thiết mong được chuyển sang học và theo đuổi ngành thẩm mỹ.
May mắn cho Hoàng Tùng, anh có hỏi ý kiến của các thầy của mình khi học đại học và được dẫn dắt, dạy dỗ, chỉ bảo đến nơi đến chốn. Từ cái duyên ấy, Hoàng Tùng nhanh chóng say mê, quyết tâm theo đuổi con đường mình lựa chọn.
Video đang HOT
Thế nhưng, theo đuổi ngành thẩm mỹ thực sự không đơn giản. Ban đầu, gia đình anh không đồng ý cho chuyển từ chuyên ngành điều trị sang thẩm mỹ. Không nhận được sự ủng hộ từ gia đình, Hoàng Tùng đôi khi cảm thấy rất nản.
Nhưng sau đó, vì quá yêu thích ngành thẩm mỹ, anh đã quyết định giành toàn bộ số tiền tiết kiệm từ việc làm phiên dịch, kinh doanh nhỏ hồi còn đi du học để đăng ký học chuyên khoa da liễu thẩm mỹ nội khoa Trung Quốc. Được sự giúp đỡ của thầy giáo, sau khi tốt nghiệp tại Trung Quốc, anh đã sang Hàn Quốc học nâng cao về ngành Da liễu thẩm mỹ nội khoa.
Trải qua nhiều ca sửa lỗi khi làm đẹp bằng những đêm thức trắng
Chia sẻ về quãng thời gian gắn bó với nghề thẩm mỹ nội khoa, bác sĩ điển trai cho hay, anh cũng gặp không ít ca khó. Trong đó, khó nhất chính là những ca sửa hỏng, sửa bị lỗi trước đó ở những nơi khác. Mặc dù vậy, BS Hoàng Tùng vẫn luôn cố gắng tìm ra cách đem lại vẻ đẹp hoàn hảo nhất cho khách hàng. Nhiều khi phải thức trắng đêm, vị bác sĩ trẻ vẫn cố gắng để tìm ra giải pháp cũng như phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
“Trong thời gian làm nghề thẩm mỹ nội khoa, mình cũng gặp nhiều trường hợp khách tiêm ở cơ sở spa không uy tín, chẳng may bị tiêm vào nội mạch dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân phải được tiến hành tiêm tan filler và điều trị kháng sinh. Có những trường hợp phải mất đến vài tháng để hồi phục hoàn toàn. Cũng có những trường hợp bị tiêm hỏng, tiêm sai vị trí dẫn đến hiện tượng lổn nhổn vón cục, phải nạo xử trí mất rất nhiều thời gian và công sức. Mặc dù vậy, khi thấy tình trạng bệnh tiến triển, mọi mệt mỏi dường như cũng tan biến hết cả”, BS Hoàng Tùng nhớ lại.
Vị bác sĩ trẻ nhận định, theo kinh nghiệm của mình, việc xử lý biến chứng hay sửa lại một tác phẩm bị nơi khác làm lỗi, làm hỏng chắc chắn là khó, phức tạp hơn được làm ngay từ đầu. Làm hỏng, phải khắc phục lại vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian, hiệu quả đôi khi lại không như ý. Do đó, anh khuyên bất cứ ai có nhu cầu làm đẹp đều cần tỉnh táo lựa chọn các cơ sở làm đẹp uy tín, nơi có những bác sĩ phụ trách chuyên môn để “chọn mặt gửi vàng”.
Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều cơ sở làm đẹp không chuẩn y khoa, thậm chí không phải là bác sĩ thực hiện. Theo BS Hoàng Tùng, những cơ sở này không đủ kiến thức y học cũng như kinh nghiệm dẫn đến làm hỏng, dễ bị biến chứng không mong muốn. Điều này làm cho nhiều người lo sợ khi điều trị mặc dù về bản chất, các phương pháp này rất hiệu quả và rất tốt.
“Điển hình là điều trị bệnh lý về da, trị mụn như lăn kim, phi kim, laser… nhìn thì làm giống nhau nhưng chất liệu đưa vào da để điều trị cùng với kỹ thuật chuẩn y khoa của bác sĩ mới là điều mấu chốt. Nhìn tưởng giống nhau mà thực chất lại không hề giống nhau. Hay như tiêm trẻ hoá, tiêm giảm béo, tiêm tạo hình, cấy chỉ nâng cơ… Sự an toàn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của bác sĩ và chất lượng của chất liệu đưa vào”, BS Hoàng Tùng chia sẻ.
Ngành thẩm mỹ ngày nay nói chung càng ngày càng đa dạng, nhu cầu làm đẹp của khách hàng cũng vô vàn với những yêu cầu ngày càng cao thêm. Mặc dù vậy, BS Hoàng Tùng vẫn luôn tâm niệm luôn học hỏi, trau dồi để đem lại kết quả tuyệt vời nhất.
“Trong tương lai, mình hi vọng bản thân sẽ luôn được cập nhật, học hỏi những kiến thức mới để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân, cho khách hàng với tinh thần tràn đầy năng lượng. Bởi lẽ, không chỉ làm đẹp cho mọi người, mình cũng mong muốn truyền được cảm hứng cho tất cả những người muốn làm đẹp. Mình luôn quan niệm có tâm ắt có tầm là vì thế”, BS Hoàng Tùng nói.
Xem thêm một số hình ảnh của bác sĩ trẻ điển trai chuyên thẩm mỹ nội khoa này ngay dưới đây:
Lời khuyên cho thí sinh 'sợ máu muốn học trường Y'
Yêu thích nghề y nhưng sợ máu có thể trở thành sinh viên trường y không là câu hỏi của rất nhiều thí sinh tại buổi giao lưu trực tuyến 'Hỏi - đáp tuyển sinh đại học 2020'.
Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho hay: "Theo tôi, nếu thí sinh thực sự thích nghề Y thì việc sợ máu không phải là lý do cản trở các em thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ. Rất nhiều sinh viên trước khi vào trường Y có cảm giác sợ máu nhưng khi đã vào học rồi thì quen dần với bệnh tật và môi trường bệnh viện nên không còn cảm giác sợ này. Tôi tin nếu trở thành sinh viên trường ĐH Y chắc chắn thí sinh sẽ học tốt và trở thành người thầy thuốc giỏi".
Ảnh minh họa
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức thành 2 đợt. Theo đó, các trường đại học phải điều chỉnh phương án tuyển sinh bằng cách tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ. Nhiều người băn khoăn về chất lượng nguồn tuyển và tính công bằng giữa học bạ của thí sinh giữa các vùng miền.
ĐH Y Hà Nội là một trong những trường top cao thu hút sự quan tâm của rất nhiều thí sinh nhưng theo thông tin từ PGS.TS Nguyễn Hữu Tú thì quy chế tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ vào các ngành khoa học sức khỏe là khá cao và chỉ có một số ít các ngành sử dụng phương thức xét tuyển này. Trường ĐH Y Hà Nội không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ mà dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trượt ngành Y thì nên làm gì cũng là câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh đã đăng ký nguyện vọng vào ngành Y năm nay. Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú cho hay: "Trường ĐH Y Hà Nội có rất nhiều ngành với các điểm trúng tuyển rất khác nhau. Thí sinh nên tham khảo trên web của trường mình đăng ký để có sự điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp. Hơn nữa điểm trúng tuyển vào các trường Y cũng rất khác nhau. Vì vậy em có rất nhiều lựa chọn để trở thành sinh viên trường Y. Có một số nghề liên quan đến y tế như cử nhân sinh học, cử nhân điện tử y sinh học... của một số trường mà em có thể cân nhắc và lựa chọn".
Trả lời câu hỏi nếu trúng tuyển trường y nhưng trong quá trình học tập sinh viên không đáp ứng được yêu cầu sẽ có cách giải quyết ra sao, PGS.TS Nguyễn Hữu Tú cho biết: "Theo tôi, việc xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đảm bảo yếu tố chất lượng đầu vào.
Trường ĐH Y Hà Nội yêu cầu cao về chất lượng đào tạo. Đây là truyền thống và thương hiệu của nhà trường. Hệ thống khảo thí của nhà trường rất khắt khe, được xây dựng khách quan, công bằng đảm bảo cho việc sàng lọc đánh giá chính xác sinh viên qua từng môn học, từng năm học.
Nếu sinh viên vì lý do nào đó được trúng tuyển vào trường mà không có năng lực thực sự thì sẽ không thể theo học ngay trong những năm đầu tiên và sẽ bị loại bỏ. Thực tế này đã được chứng minh với một số thí sinh có gian lận đã trúng tuyển vào trường trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Ngoài ra, trường ĐH Y Hà Nội rất quan tâm đến giáo dục và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau: Các môn học chuyên biệt về đạo đức nghề nghiệp; các nội dung về đạo đức nghề nghiệp được lồng ghép trong các bài giảng chuyên môn, trong các buổi sinh hoạt về đạo đức và truyền thống của trường, các bài giảng, và các hoạt động giảng dạy và học tập trên người bệnh tại bệnh viện... xuyên suốt trong quá trình đào tạo 6 năm của sinh viên tại trường.
Được biết, năm học 2020- 2021 trường ĐH Y Hà Nội có 2 mã ngành mới đã có sinh viên tốt nghiệp trong những năm gần đây. Đó là mã ngành Cử nhân dinh dưỡng và Cử nhân khúc xạ nhãn khoa. Hai ngành nghề này đều có nhu cầu xã hội rất cao và cần thiết đối với hệ thống y tế.
Ngoài cơ sở chính tại Hà Nội, trường ĐH Y Hà Nội có phân hiệu tại Thanh Hóa, đào tạo 2 mã ngành bác sĩ y khoa (đã đào tạo 5 năm) và cử nhân điều dưỡng. Điểm trúng tuyển đầu vào của phân hiệu có thể thấp hơn tối đa 3 điểm so với cơ sở chính. Đây là cơ hội tốt nhất cho những thí sinh muốn được học và có tấm bằng tốt nghiệp của trường ĐH Y Hà Nội nhưng lại có điểm thi thấp hơn so với thí sinh tại cơ sở chính của trường.
Nữ bác sĩ kể chuyện tình bằng những đôi giày Nhảy vào một đôi giày, bác sĩ sản phụ khoa Nicole và chồng lại giới thiệu với người xem một mốc quan trọng trong tình yêu, sự nghiệp của cô. Hôm 4/7, Nicole Sparks, bác sĩ sản phụ khoa ở Georgia đã đăng một video kể lại hành trình yêu nhau của mình và chồng trên mạng xã hội. "Gửi cho chồng vì...