Bác sĩ Hoàng Công Lương bị thay đổi tội danh: Đại diện Bộ Y tế lên tiếng
Trước thông tin bác sĩ Hoàng Công Lương phải đối mặt với 10 năm tù khi thay đổi tội danh, đại diện Vụ Pháp chế – Bộ Y tế cho rằng sẽ luôn giữ quan điểm bảo vệ bác sĩ.
Bác sĩ Hoàng Công Lương phải đối mặt với 10 năm tù khi thay đổi tội danh
Ngày 24/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hoà Bình đã có kết luận điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại đơn nguyên thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vào tháng 5/2017, làm chết 9 người.
Điểm đáng chú ý nhất, kết luận này đã thay đổi quyết định khởi tố bác sĩ Hoàng Công Lương từ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” thành tội “ Vô ý làm chết người”.
Với tội danh mới, bác sĩ Hoàng Công Lương có thể phải đối diện với mức án 3 – 10 năm tù.
Trao đổi với Gia Đình Mới sáng 25/8, đại diện Vụ pháp chế, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này phía cơ quan chưa nhận được thông tin hay phản hồi chính thức về việc cơ quan điều tra thay đổi tội danh đối với bác sĩ Hoàng Công Lương. Tuy nhiên, cán bộ này nhấn mạnh, về góc độ nghề nghiệp, “chúng tôi luôn giữ quan điểm bảo vệ anh em”.
Trước đó, vào tháng 5/2017, khi đó có 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. Sau đó, 9 người lần lượt tử vong.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân khiến các bệnh nhân tử vong là nguồn nước cung cấp cho việc lọc thận, chạy thận nhân tạo; các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình và đã tiến hành đã khởi tố vụ án.
Ngày 22/6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt giam Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế), Bùi Mạnh Quốc (giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) và bác sĩ Hoàng Công Lương.
Đến ngày 5/7/2017, bác sĩ Hoàng Công Lương được thay đổi biện pháp ngăn chặn và cho tại ngoại.
Ngày 22/2/2018, cơ quan chức năng truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, Bùi Mạnh Quốc về tội “Vô ý làm chết người”.
Tại phiên toà sơ thẩm 15/5/2018, bị cáo Hoàng Công Lương liên tục khẳng định, chỉ được trưởng khoa phân công xuống Đơn nguyện thận nhân tạo làm bác sĩ điều trị, không có vai trò quản lý. Do đó, bị cáo Lương cho rằng không thể truy tố mình tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Còn bị cáo Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc đã nhận lỗi, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình.
Ngày 23/5, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đề nghị: Bị cáo Hoàng Công Lương mức án 30-36 tháng tù treo, Trần Văn Sơn 4-5 năm tù, Bùi Mạnh Quốc 5-6 năm tù.
Ngày 5/6, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình đã quyết định trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung vụ án làm 9 người tử vong trong khi chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và kiến nghị điều tra, làm rõ trách nhiệm đối với ông Trương Quý Dương.
Ngày 24/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cho hay đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương, cựu Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo www.giadinhmoi.vn
Bác sĩ Hoàng Công Lương lên tiếng sau quyết định thay đổi tội danh
Một ngày sau khi nhận quyết định thay đổi tội danh của mình trong vụ án tai biến chạy thận tại Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hoà Bình, bác sĩ Hoàng Công Lương đã lên tiếng.
Nhiều tình tiết mới trong vụ tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình
Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hoà Bình) ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can với bác sĩ Hoàng Công Lương, công tác tại Phòng Công nghệ thông tin BV đa khoa tỉnh Hoà Bình. Theo đó, bác sĩ Hoàng Công Lương bị khởi tố với tội danh "Vô ý làm chết người", quy định tại Điều 98 Bộ Luật hình sự 1999, nay là Điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Trước quyết định này, trao đổi với PV Báo Lao Động, bác sĩ Hoàng Công Lương một lần nữa khẳng định: "Dù cơ quan cảnh sát điều tra đưa ra quyết định trên nhưng "tôi không đồng tình với việc bị thay đổi từ tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" sang tội "Vô ý làm chết người". Tôi vô tội!".
Cũng theo bác sĩ Hoàng Công Lương, quyết định này anh đã cầm trong tay nhưng không bất ngờ. Đây là lần thứ 3 bác sĩ Lương bị thay đổi tội danh. Cụ thể, đầu tiên là "Vi phạm quy định khám chữa bệnh", sau đó là "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và giờ là "Vô ý làm chết người".
Hiện bác sĩ Hoàng Công Lương đã chuyển sang công việc mới tại Phòng Công nghệ thông tin. Công việc mới này bắt đầu khi anh bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh vào cuối tháng 7.2018.
Các đồng nghiệp tại Phòng Công nghệ thông tin tạo điều kiện tốt nhất cho Hoàng Công Lương trong công việc mới. "Tôi sẽ cố gắng làm việc thật tốt. Vụ việc còn kéo dài, công việc hiện nay tôi vẫn phải đảm nhận và làm đúng trách nhiệm của mình", bác sĩ Lương chia sẻ.
Bác sĩ Hoàng Công Lương một lần nữa khẳng định, anh hoàn toàn vô tội; mong cơ quan chức năng xem xét vụ án khách quan, tuyên án đúng người, đúng tội và tuyên bị cáo vô tội để trở về công việc khám chữa bệnh.
Tại bản kết luận điều tra bổ sung vụ án tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình hồi tháng 7.2018, cơ quan cảnh sát điều tra vẫn cho rằng, hành vi của bác sĩ Hoàng Công Lương đủ yếu tố cấu thành tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999 (nay là khoản 3, Điều 360 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Kết luận điều tra bổ sung nêu: Cho đến thời điểm xảy ra sự cố y khoa, tại đơn nguyên nhân tạo, Hoàng Công Lương là bác sĩ duy nhất được phân công làm việc cố định, hưởng chế độ lương, phụ cấp thủ thuật và các chế độ khác theo quy định tại đơn nguyên... Tuy nhiên, sau đó bác sĩ Hoàng Công Lương đã phản đối kết luận điều tra bổ sung này.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến, một trong số những luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết: Luật sư chưa nhận được quyết định trên. Sau khi nhận được quyết định thay đổi tội danh của bác sĩ Lương, các luật sư bào chữa sẽ cùng nhau bàn bạc cụ thể để bảo vệ cho Hoàng Công Lương.
Một luật sư tham gia vụ án tai biến chạy thận cho biết: Với việc thay đổi tội danh này, các luật sư sẽ phải vất vả trong thời gian tới. Theo Bộ Luật Hình sự năm 2015, tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" có khung hình phạt tối đa là 12 năm tù, còn tội "Vô ý làm chết người" có khung hình cao nhất là 10 năm tù.
Vị luật sư này đồng tình với quyết định khởi tố bị can của cơ quan cảnh sát điều tra đối với ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc đa khoa tỉnh Hoà Bình. Bên cạnh đó không quên nhắc tới nhân vật Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn có vai trò trong quá trình chạy thận nhưng chưa được nhắc tới.
L.HÀ
Theo laodong.vn
Tâm thư của bác sĩ bị can vụ án tai biến chạy thận Hòa Bình Bác sĩ Hoàng Công Lương ngày 20/4, đã viết tâm thư mong muốn vụ án của mình được xét xử công khai, đúng người, đúng tội. Bức thư của bác sĩ Lương đề gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nrước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng thường...