Bác sĩ gắp túi nilon cuộn tròn như nút chai từ mũi bé gái 2 tuổi
Bé gái 2 tuổi bị ho, sổ mũi suốt 10 ngày, uống thuốc mãi không đỡ, nước mũi chảy ra có mùi hôi khó chịu nên mẹ đưa bé đi khám và bác sĩ đã gắp dị vật ra từ mũi bé.
Chị Đỗ Huyền (ở Kim Sơn, Ninh Bình) chia sẻ: “Con gái tôi được 2 tuổi, cách đây khoảng 10 ngày bé bị ho, sổ mũi mãi không đỡ, dù đã được dùng thuốc.
Sau đó tôi thấy nước mũi con chảy ra có mùi hôi khó chịu. Lúc đầy tôi nghĩ là con bị viêm tai giữa, vì tai bé có ráy nhưng con không cho lấy.
Nhưng quan sát tai con không thấy chảy nước nên tôi lại nghĩ con bị xoang mủ giống như bố cháu.
Sợ bệnh của con nguy hiểm nên tôi đưa con đi thăm khám bác sĩ và sau khi thăm khám bác sĩ gắp ra từ mũi con một đoạn nilon dài cỡ 6cm cuộn tròn như 1 cái nút chai lấp đầy 1 bên lỗ mũi và dẫn đến con bị viêm mũi như vậy”.
Đoạn nilon được bác sĩ gắp ra từ mũi con gái chị Huyền
Tình trạng trẻ nhỏ trong lúc chơi đùa và nhét dị vật vào mũi xảy ra rất nhiều. Chị Thanh Thúy (ở Hà Đông, Hà Nội) cũng cho biết, cô con gái 4 tuổi của chị từng bị viêm mũi, ngạt mũi lâu ngày không khỏi.
Đến khi mũi của bé chảy nước mủ xanh có mùi hôi tanh chị Thúy mới hốt hoảng cho con ra Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương thăm khám. Kết quả bác sĩ gắp ra từ mũi con một mẩu quả bóng bay cao su được cuộn tròn.
Nhìn thấy dị vật được lấy ra từ mũi con 2 vợ chồng chị Thúy đều rất bàng hoàng vì không biết con đã chơi và nhét vào mũi từ lúc nào. Bình thường ở nhà con được chú ý chăm sóc rất kỹ nhưng tai nạn vẫn xảy ra.
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng Bùi Viết Tuấn cho hay: “Thực tế thăm khám bệnh tôi gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhi mắc dị vật ở tai, mũi, họng, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nhiều trẻ hay nhét các hạt tròn, dị vật tròn, nhỏ vào tai, mũi, họng dẫn tới tình trạng gần như tắc thở, nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Tình trạng này hay xảy ra với trẻ nhỏ vì các cháu rất hiếu động và dễ bị thu hút bởi những vật nhỏ xinh. Chúng có thể cho vào miệng gặm, nuốt hoặc nhét vào lỗ tai, mũi…
Hành động này của trẻ vô cùng nguy hiểm và nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới việc trẻ bị viêm mũi, viêm tai, nghẹt thở, thậm chí tử vong.
Để tránh những tình huống nguy hiểm cho con, người lớn trong nhà cần chú ý khi chăm sóc trẻ, nên cho trẻ chơi các loại đồ chơi an toàn, phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài ra, khi thấy trẻ có những biểu hiện sau đây, người lớn hãy kiểm tra xem có vật gì bất thường trong tai, mũi bé hay không, đưa bé đến gặp bác sĩ sớm để được xử trí kịp thời.
- Nếu có vật lạ trong mũi, trẻ sẽ bị chảy nước mũi ở một bên, hoặc bị hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi và hơi thở có âm thanh khác thường. Nếu vài ngày sau mà dị vật vẫn chưa được bố mẹ phát hiện ra thì mũi bé có thể sẽ bị sưng lên, viêm tấy, có mùi tanh, thậm chí có mủ, nặng hơn, trẻ sẽ bị sốt, đau đầu… thậm chí là chảy máu mũi.
- Khi trẻ có vật lạ trong tai, trẻ sẽ phàn nàn có vật gì lạ lạ trong tai, kêu đau tai, quấy khóc và sờ vào tai nhiều lần (với trẻ chưa biết nói). Trong một số trường hợp, tai của bé sẽ chảy nước, bé cảm thấy rất khó chịu. Thấy trẻ có những biểu hiện này, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm.
Theo www.giadinhmoi.vn
Không thể ngờ đây mới chính là nguyên nhân khiến tai ngứa không dứt và cách điều trị đơn giản ai cũng làm được
Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng và điều trị ngứa tai để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
Nguyên nhân tai ngứa là gì?
1. Do bơi lội
Những người thường xuyên bơi lội dễ bị viêm tai giữa. Sau khi bơi, bơi đọng trong tai tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và mắc kẹt trong tai, gây nhiễm trùng.
Cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này là giữ cho tai khô hoặc nhẹ nhàng làm khô tai sau khi tắm hoặc bơi lội.
2. Quá nhều sáp tai
Sáp tai giúp ngăn ngừa vi trùng xâm nhập vào tai. Tuy nhiên, quá nhiều sáp tai có thể gây ngứa, đau, ù tai, ho, hoặc tai chảy mủ.
3. Ngứa tai khi nuốt
Một số người thấy ngứa tai trong khi nuốt thức ăn. Nó thường xảy ra khi bạn bị đau họng. Tình trạng này sẽ biến mất khi cơn đau họng đã được chữa khỏi.
4. Thiết bị trợ thính
Những người đeo máy trợ thính trong một thời gian dài có thể bị ngứa tai. Rất có thể bạn bị dị ứng với nhựa của máy trợ thính. Ngoài ra, thiết bị trợ thính sẽ tăng áp lực lên đôi tai và gây ngứa.
5. Các vấn đề về da
Nguyên nhân gây ngứa tai có thể là do các vấn đề về da như eczema, bệnh vẩy nến hoặc viêm da tiết bã nhờn và khô tai. Để trị tai khô bạn có thể dùng dầu ô liu hoặc dầu em bé. Ngoài ra, bạn hãy dùng steroid để trị eczema và bệnh vẩy nến.
6. Dị ứng thức ăn
Tai có thể bị ngứa khi bạn ăn một số loại trái cây, rau quả hoặc hạt cây.
Triệu chứng ngứa tai
Triệu chứng ngứa tai bao gồm tại bị ngứa liên tục, khó chịu, sưng tai, chảy mủ.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu tai bị chảy máu hoặc chảy mủ, hoặc bạn không nghe rõ, bạn hãy tới bác sĩ ngay lập tức.
Điều trị ngứa tai như thế nào?
Nếu bạn bị ngứa tai do dị ứng, bạn hãy tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm nào gây dị ứng như bông tai và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Bạn cũng cần chú ý đến một số loại thực phẩm gây ngứa tai.
Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc như thuốc mỡ kháng sinh, dầu em bé, thuốc mỡ thoa tại chỗ (hydrocortisone hoặc betamethasone), thuốc nhỏ tai hoặc dung dịch axit axetic loãng hay hydrogen peroxide.
Làm thế nào để ngăn ngừa ngứa tai?
Bạn tránh làm sạch tai bằng bông gòn và tăm bông. Không được sử dụng kẹp ghim và kẹp giấy vì chúng là vật sắc nhọn và có thể gây chảy máu tai.
Bạn nên tránh đeo một số đồ trang sức bằng kim loại gây ngứa tai. Sau khi bơi, bạn hãy nhẹ nhàng làm khô tai bằng máy sấy.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
Vì sao không ăn sáng có thể gây hôi miệng? Bỏ bữa sáng khiến các vi khuẩn còn giữ lại trong khoang miệng và lưỡi gây ra mùi hôi khó chịu. Theo tiến sĩ Mervyn Druian, Trung tâm nha khoa thẩm mỹ London, Anh, bữa ăn sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở. Bỏ bữa hoặc ăn sơ sài sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Hôi miệng...