Bác sĩ ‘Gàn’ vác xe ra đường làm từ thiện bất kể ngày đêm
Bác sĩ Nguyễn Hồng Bách được mọi người gọi là bác sĩ “Gàn” vì giữa mùa dịch Covid-19, ông vừa chữa bệnh tâm lý miễn phí, vừa “vác xe” ra đường chở người dân đi cấp cứu và chở hàng cứu trợ bất kể ngày đêm.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Bách nhận chở bệnh nhân đi cấp cứu miễn phí bất kể ngày đêm. ẢNH NVCC
Người bác sĩ “không sao”
Đã 1 tuần nay, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách (làm việc ở Trung tâm tâm lý trị tại liệu Dr Bee tại Hà Nội) vác xe ra đường bất kể ngày đêm, để chở người đi cấp cứu, chở đồ cứu trợ miễn phí. Trên mạng xã hội, mọi người thấy ông xuất hiện với những chia sẻ rất cảm động, đặc biệt trước những khó khăn gì ông cũng bảo “không sao”.
Trên trang cá nhân Facebook của mình, ông viết: “Ai cần chở người đi cấp cứu, chở đồ cứu trợ (trên dưới 100 kg), thì cứ điện cho tôi. Đêm hôm cũng không sao”. Rồi ông nhắn: “Xe tôi không phải là xe cứu thương nên tôi không có cáng cứu thương. Nếu ai già cả đi lại khó khăn khi cấp cứu, tôi sẵn sàng, cõng, bế, vác… cũng không sao”.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Bách. ẢNH NVCC
Hễ nhận được cuộc gọi cần trợ giúp là ông lại lên đường, dù bất kể trong hoàn cảnh nào. Có khi đang chở một sản phụ đi đẻ, ông lại nhận được cuộc gọi chở giúp đồ cứu trợ từ quận nọ sang quận kia, trong khi trời thì đã tối. Vậy nhưng ông vẫn thu xếp thời gian để giúp đỡ ngay sau khi hoàn tất trợ giúp sản phụ và về đến nhà thì trời đã về khuya…
Rồi cũng có lần đang chở một người bị tai biến vào Bệnh viện Đại học Y (ở Q.Đống Đa) thì ông nhận được một cuộc gọi của một người ở Q.Cầu Giấy nhờ đưa đi viện. Ông hẹn họ chờ, rồi lại tức tốc đến nơi. Nhưng khi đến, mới biết người đó chỉ đi khám bệnh định kỳ. Họ bảo tưởng ông làm dịch vụ. Tuy nhiên, ông vẫn chở, rồi lại bảo “không sao, đã đến rồi thì đi thôi”. Họ trả tiền, tất nhiên là ông không lấy rồi tếu táo bảo: “Tiền tôi gửi cả mấy trăm tỉ trong Vietlotbank , thì tôi cần gì tiền!”.
Không được “lên đường” thì… “ra đường”
Chia sẻ với Thanh Niên về việc đi làm công việc bao đồng này, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách cho biết ông là một bác sĩ về tâm thần – tâm lý lâm sàng. Khi dịch lan rộng trong TP.HCM, ông mong muốn góp công sức và sẵn lòng tình nguyện vào tâm dịch.
“Tôi có gọi điện hỏi hai người anh ở Bộ Y tế về điều kiện cần và đủ để tôi lên đường. Phần vì nhà chỉ có hai bố con, phần vì chuyên môn không liên quan (mặc dù tôi có học đa khoa) nên các anh đều bảo: “Hiểu lòng em rồi! Nhưng nhà có hai bố con, em đi ai chăm thằng bé? “.
Cũng vì vậy mà tôi vẫn có mặt trong kỳ giãn cách này ở Hà Nội. Nhưng với tư cách là một bác sĩ, tôi thấy mình vẫn cần phải đóng góp gì đó cho thỏa cái tâm một người được gọi là bác sĩ. Tôi xin chân thành muốn đóng góp chút sức trong thời kỳ giãn cách của bà con Hà Nội”, ông trải lòng.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Hồng Bách vận chuyển hàng hóa cứu trợ lên xe cá nhân chở miễn phí giúp người dân. ẢNH NVCC
Vậy là không được “lên đường” đi chống dịch, ông quyết định “ra đường” để chở đồ cứu trợ và chở cấp cứu cho những người cần.
Ông lên mạng… xin việc: “Bà con đi lại khó khăn đặc biệt là việc liên hệ với xe cấp cứu. Nếu bà con ở Hà Nội và đặc biệt trong các Q.Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy (vì ở gần khu nhà ông trên đường Lạc Long Quân, Q.Tây Hồ), nếu có việc liên quan đến cấp cứu mà cần phương tiện xin đừng ngại gọi cho tôi kể cả đêm hôm khuya khoắt. Tôi sẵn lòng làm việc đó bằng cả tấm chân thành và tấm lòng của một bác sĩ”.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Bách vui vẻ khi được “ra đường” làm thiện nguyện. ẢNH NVCC
Vậy là từ hôm “đăng đàn” (17.8) đến nay ông đã liên tục nhận được các cuộc nhờ trợ giúp với nhiều cuộc cấp cứu bệnh nhân. Có lần đang đêm khoảng 22 giờ 30 ông nhận được một cuộc gọi của một phụ nữ nhờ chở mẹ đi cấp cứu. Ông liền đi ngay, đến nơi thì biết một cụ già 72 tuổi bị tai biến. Ông nhanh chóng cùng con gái cõng cụ lên xe, đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Khi người nhờ ấy náy vì phải gọi ông vào ban đêm mà vẫn được ông nhiệt tình giúp đỡ. Ông bảo: “Đêm hôm không quan trọng, chỉ không thể phân thân ra để giúp được nếu đang chở một người khác thôi”. Có những ca nhờ ông đưa đi đẻ, mặc dù đã nhờ trước, nhưng cũng không định được thời gian, nên máy điện thoại của ông luôn để ở chế độ… trực cấp cứu. Khi ai không liên hệ được do máy bận, chỉ cần để lại lời nhắn, ông lập tức gọi lại ngay.
Vừa làm từ thiện, vừa chữa bệnh miễn phí
Không chỉ chở người đi cấp cứu, mà ông nhận cả việc chở đồ cứu trợ trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Không chỉ chở cho các tổ chức đến các bệnh viện, hay khu phong tỏa, những cá nhân cần ông đưa đồ dùng, hay hàng hóa đến người cần nhận, ông cũng sẵn lòng giúp đỡ, dù có khi một chuyến hàng chỉ là vài mớ rau, chục quả mướp, mấy cái bắp cải.
“Có người hỏi sao hàng cứu trợ lèo tèo thế mà tôi cũng chở, vì có thể bị lạm dụng. Nhưng tôi đã nói rằng biết đâu gia đình họ neo người, đi lại khó khăn mà ngại chẳng biết nhờ ai. Tôi nói có lẽ mọi người bảo tôi sến xúa nhưng quả thực tôi thế nào cũng được! Bởi tôi nghĩ ai cũng có hoàn cảnh, có lý do của mình, trừ những trường hợp quá trắng trợn thì đó cũng là số ít mà thôi!”, ông chia sẻ.
Bác sĩ Bách vận chuyển quà cứu trợ đến khu phong tỏa giúp các tổ chức, cá nhân ở Hà Nội. ẢNH NVCC
Khi thấy ông làm việc thiện ý nghĩa này, nhiều người đã xung phong tham gia. Vì vậy ông và các đồng nghiệp của “Trung tâm Tâm lý trị liệu Dr BEE” đã thành lập nhóm “Tiếp sức” nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Nhóm đã vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩn vật tư y tế đến các bệnh viện, các hộ dân ở những nơi bị phong tỏa và các sinh viên đang mắc kẹt ở các khu nội thành Hà Nội…
Không chỉ đi làm từ thiện, ông còn thường xuyên lên mạng livestream để tư vấn điều trị tâm lý miễn phí mùa dịch. Ông kể khi phải ở nhà thực hiện giãn cách xã hội, ai cũng kêu buồn chán, stress, thậm chí có thể bị trầm cảm. Vì vậy, cứ thứ 6 đến chủ nhật hàng tuần, ông lại lên mạng “chữa bệnh từ xa” cho người dân. Ông cũng nhắn mọi người ai cần tư vấn tâm lý ông sẵn sàng “phục vụ không công” từ 9 giờ sáng đến 23 giờ đêm.
Thanh Niên đã ông vừa chữa bệnh lại vừa tham gia công việc thiện nguyện có bị quá tải không, ông nói: “Tôi thu xếp được, tôi làm việc với cả tấm lòng của một bác sĩ nên có quá tải cũng không sao!”.
Chia sẻ về bác sĩ Bách, chị Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ P.Ngọc Khánh (Q.Ba Đình, TP.Hà Nội), người đã được ông giúp đỡ kể: “Bác sĩ Bách là người rất nhiệt tình, tận tâm.
Tôi không hề quen biết nhưng khi gọi điện nhờ bác sĩ chở giúp 50 suất quà cứu trợ của một nhà hảo tâm ở P.Vĩnh Hưng (Q.Hoàng Mai) về P.Ngọc Khánh, ông đã sẵn sàng giúp, mặc dù khi ấy đã hết giờ làm việc rồi. Bác sĩ đã không ngại đường sá xa xôi để giúp đỡ chúng tôi. Công việc của ông rất có ý nghĩa trong lúc này và trong cuộc đời này”.
Nữ điều dưỡng F0 hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 ngay tại nơi điều trị
Căn bệnh nền ung thư khiến chị Lê Thị Kiều My từng kiệt quệ khi nhiễm Covid-19, nhưng từ sâu trong tiềm thức, chị không cho phép mình gục ngã.
Trước khi trở thành F0 và chuyển qua Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 để điều trị, chị Lê Thị Kiều My (30 tuổi) là điều dưỡng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp. Không may bị phơi nhiễm trong quá trình tham gia công tác tuyến đầu phòng, chống Covid-19, nhưng chị chưa bao giờ hối hận vì quyết định của mình.
Chị Lê Thị Kiều My cùng "đồng đội" trong đợt đầu tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Tham gia tuyến đầu chống dịch sau gần 2 tháng mổ khối u
Mở đầu năm 2021 là một biến cố lớn trong cuộc đời của nữ điều dưỡng Lê Thị Kiều My. Sau những cơn đau bụng quằn quại, một ngày đang làm việc, chị bị chảy máu ồ ạt, "như sản phụ bị băng huyết". Được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu, chị hốt hoảng nghe bác sĩ thông báo bị ung thư buồng trứng, cả hai bên.
Ngày 15/4, khoảng 3 tháng kể từ khi phát hiện bệnh, chị được mổ cắt bỏ buồng trứng bên trái tại Bệnh viện Ung bướu. Bác sĩ nói, vì khối u bên phải còn nhỏ, và vì chị chuẩn bị lập gia đình, nên hi vọng có thể giữ lại cho chị cơ hội làm mẹ.
Vốn được lãnh đạo duyệt cho nghỉ một tháng rưỡi để dưỡng sức sau ca mổ, nhưng chị chỉ nghỉ nửa tháng rồi xin đi làm sớm. "Cái nghề vốn luôn tay luôn chân, phải nghỉ ở yên một chỗ khiến tôi cảm thấy không quen", chị My tâm sự.
Trong quá trình tham gia lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, chị My cùng đồng nghiệp ở lại khu cách ly của bệnh viện để đảm bảo an toàn cho người thân.
Cuối tháng 5, dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM, chị My cũng từng đắn đo suy nghĩ về việc tham gia tuyến đầu chống dịch. Chị lo ngại sức khỏe của mình, nếu không may nhiễm bệnh có thể mang lại gánh nặng cho đồng nghiệp. Nhưng rồi chị quyết tâm đăng ký tham gia, bởi "tinh thần nghề nghiệp không cho phép sợ hãi".
Từ đầu tháng 6, chị bắt đầu tham gia công tác lấy mẫu, tiêm chủng cộng đồng ở một số điểm tại quận 8 và TP.Thủ Đức. Dù luôn cố gắng tuân thủ quy tắc 5K trong suốt quá trình làm việc, nhưng điều không may đã đến. Ngày 12/7, một số đồng nghiệp của chị dương tính với nCoV, nhiều người trong số đó không có triệu chứng. Chị My cũng thành F0 một ngày sau đó. Chị là người có tất cả những triệu chứng của một bệnh nhân mắc Covid-19: sốt, ho, đau họng, nôn ói, tiêu chảy...
Đổ bệnh cũng không cho phép mình gục ngã
Trong số những đồng đội bị phơi nhiễm, chị My là người bị "hành" nặng nhất. Vài ngày đầu, những triệu chứng của Covid-19 khiến chị kiệt quệ, cơ thể đau nhức, mất ngủ, chị phải nhờ những viên thuốc mới có thể mê man. Từ sâu trong tiềm thức, chị luôn nhủ rằng không được gục ngã.
Chị trải lòng: "Đối với người bệnh ung thư, mắc phải Covid-19 sẽ rất nguy hiểm. Tôi luôn tự động viên mình ăn uống, giữ vệ sinh, tập vận động, tinh thần lạc quan. Ngoài ra còn nhờ các anh chị chăm sóc nên tôi đã vượt qua quãng thời gian đó".
Nhờ ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và giữ tinh thần lạc quan nên chị My đã nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Vừa bình phục được đôi chút, chị liền tham gia "tác chiến" cùng với những "đồng nghiệp F0" ngay trong khu điều trị. Ngoài hỗ trợ các bác sĩ trong lúc khám bệnh, chị cùng các diều dưỡng khác cũng hướng dẫn mọi người cách tự chăm sóc mình, lau mát, vệ sinh nơi ở cho sạch sẽ, động viên tinh thần... Mới hôm rồi, nhóm của chị cũng đã kịp thời sơ cứu một bệnh nhân Covid-19 không may đột quỵ.
"Ở bệnh viện, lượng bệnh nhân đông, nhiều khi các nhân viên y tế không thể bao quát hết được. Vì vậy, chúng tôi có nói với mọi người, chúng tôi là F0 nhưng cũng là nhân viên y tế, nếu cần giúp đỡ thì cứ tới gọi, cái gì giúp được chúng tôi sẽ giúp, còn không thì sẽ báo xuống lực lượng y tế phía dưới", chị chia sẻ.
Là F0, nhưng cũng là một điều dưỡng, tối nào chị My cũng đứng ngóng xuống lực lượng y tế đang làm việc phía dưới tòa nhà, mong mình chóng khỏe để lại được yêu nghề.
Có thể được làm nghề, kể cả khi mình đang là bệnh nhân, đối với chị My là hạnh phúc. Suốt quãng thời gian dịch Covid-19 bùng phát, dù là tham gia lực lượng tuyến đầu vất vả, hay khi nhiễm bệnh đến kiệt quệ, nhưng chưa bao giờ nản lòng. Điều chị lo lắng nhất là sự an toàn của gia đình, khi dịch bệnh bủa vây.
Chỉ trong nửa năm, vừa phát hiện bệnh ung thư, rồi lại nhiễm Covid-19, nhưng ở trước mẹ và các em, chị chưa từng hé lộ một chút buồn phiền hay sợ hãi. "Tôi là điểm tựa của mẹ, nếu tôi ngã xuống, mẹ biết phải làm sao", chị cười hiền lành.
Những đôi mắt sưng và mái đầu trọc Cường độ làm việc gấp 2, 3 lần bình thường khiến các y bác sĩ nhanh kiệt sức. Nhiều bác sĩ nam cạo tóc để không phải lo chuyện gội đầu và an toàn hơn khi mặc đồ bảo hộ. Chuyến xe đưa nhóm bệnh nhân Covid-19 đến Bệnh viện dã chiến số 6 (TP Thủ Đức) phải dừng lại khá lâu ở...