Bác sĩ ‘dùng bia cứu bệnh nhân… ngộ độc rượu’ kể chuyện nổi tiếng bất đắc dĩ
Hơn 2 tháng, sau khi nổi tiếng bất đắc dĩ với phương pháp dùng bia để cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu, bác sĩ Lâm vẫn nói lúc đó ông chỉ nghĩ đến việc cứu người, chứ không nghĩ về hậu quả nếu… thất bại.
BS Lê Văn Lâm thăm khám cho các bệnh nhân đang điều trị tại BV Đa khoa Quảng Trị – ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Đến bây giờ, vị bác sĩ này vẫn “toát mồ hôi hột” khi nhớ đến khoảng thời gian bị bủa vây bởi dư luận và phải nghe điện thoại đến cháy máy, trả lời cả trăm câu hỏi na ná nhau…
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 25.12.2018, ông N.V.N (trú xã Triệu Độ, H.Triệu Phong, Quảng Trị) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị do bị ngộ độc rượu, nguy kịch. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm và dựa vào biểu hiện lâm sàng chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc methanol có trong rượu.
Bệnh nhân N. khi đang cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Trị.- ẢNH: THANH LỘC
Để cứu bệnh nhân, các bác sĩ dùng 3 lon bia (tổng cộng 990 ml) để truyền vào đường tiêu hóa của ông N.. Liên tiếp sau đó, một giờ đồng hồ truyền tiếp 1 lon bia. Sau khi truyền 15 lon bia (khoảng 5 lít) kết hợp việc lọc máu, điều trị tích cực, đến sáng 26.12.2018 (sau 24 giờ) bệnh nhân Nhật tỉnh và được xuất viện.
Cách điều trị của thạc sĩ – BS Lê Văn Lâm (Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị) đã tạo nên “cơn sốt” trong dư luận vào thời điểm đó. Thậm chí có báo nước ngoài còn dẫn lại câu chuyện này và Bộ Y tế phải tổ chức họp báo, nói lại cho rõ.
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2), BS Lê Văn Lâm dành cho Thanh Niên cuộc trò chuyện.
Phải rất nhiều lần “nài nỉ”, BS Lê Văn Lâm mới dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện về ca cấp cứu ngày trước. – ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Không kịp nghĩ đến hậu quả nếu… thất bại
PV: BS có thể chia sẻ cơ sở nào để đi đến quyết định giải độc như vừa rồi?
Video đang HOT
“Ngày nào cũng thế, buổi sáng đập đập bệnh nhân kiểm tra, xét nghiệm, khám lại thấy ổn hơn là mừng rồi. Bệnh nhân nào cũng thế. Từ chết sống lại là mừng lắm.”
BS Lê Văn Lâm
BS Lê Văn Lâm: Thực ra đứng trước các bệnh nhân nặng, chúng tôi không có thời gian. Tất cả các đường đi nước bước đã được giả định trước khi bệnh nhân vào, chứ vừa làm vừa nghĩ là không được. Cũng như các tập huấn khác, mình đã làm trong đầu rồi.
Gặp 1 trường hợp bệnh nặng, người ngoài chuyên môn thấy BS làm rất nhanh, tưởng như chả phải suy nghĩ gì hết nhưng thực tế càng làm nhanh chứng tỏ càng chuẩn bị hết các bước.
Đối với chúng tôi, trường hợp đó không phải quá lạ, chỉ hơi hơi khác khác tí thôi nhưng mà cái đó cơ sở là có rồi, chứ không có cơ sở không ai làm. Chúng tôi biết chắc chắn việc này là đúng.
Mỗi quyết định của BS như cấp cho bệnh nhân 1 vũ khí sinh tồn. Để cứu bệnh nhân thì làm rất nhiều bước mỗi bước coi như trang bị thêm vũ khí. Nếu thiếu thì bệnh đã nặng, gần chết rồi. Nếu được trang bị đầy đủ hơn thì cơ hội sống cao hơn chứ không phải làm như vậy là chắc chắn sống…
Khoa hồi sức chống độc của BS Lê Văn Lâm thường có những ca nặng – ẢNH: NGUYỄN PHÚC
PV: Khoảnh khắc khi BS nói với thân nhân ra ngoài mua bia để phục vụ việc cấp cứu ngộ độc rượu, liệu họ có hốt hoảng? Lúc đó có nghĩ đến việc thất bại?
BS Lê Văn Lâm: Thêm 1 công cụ, cái này là 1 công cụ cho bệnh nhân tăng cường sức chiến đấu với bệnh. Cái này rất quan trọng trong chuỗi điều trị. Nói thực, lúc đó, chúng tôi làm việc không nghĩ chẳng may nó thất bại thì phương pháp này gây ra cho mình những hậu quả gì. Chúng tôi chỉ nghĩ bệnh nhân của mình nếu có thêm cái này thì tăng thêm cơ hội sống. Lúc đó chỉ nghĩ được ngang đó thôi. Đến lúc bệnh nhân ra viện, thấy báo chí lên lúc đó mới nghĩ lại…
PV: Thưa BS có thể chia sẻ sâu hơn về cơ sở khoa học của ca cấp cứu vừa rồi?
BS Lê Văn Lâm: Không phải là ngộ độc rượu vì rượu có nhiều loại, ở đây là cồn công nghiệp. Rượu mình uống là rượu thực phẩm là Etylic. Ngoài ra có nhiều rượu khác. Rượu bệnh nhân ngộ độc là rượu Methanol cái đó mới ngộ độc. Đương nhiên về mặt khoa học thì ngộ độc các loại rượu Methanol thì mình dùng chất đối kháng là Etylic. Vấn đề là phải dùng Etylic để làm đối kháng lại ngộ độc kia. Còn lúc sử dụng bia, chúng tôi không phải sử dụng bia, chỉ là cái tên gọi thôi. Mục tiêu của mình là lấy Etylic từ trong bia. Cái bệnh nhân cần là Etylic.
Hay nói rõ hơn, khi có Etylic gan sẽ ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Methanol (Metylic, thứ sẽ cho ra Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao), điều đó có đủ thời gian cho việc lọc máu.
BS Lê Văn Lâm cho hay ông đã rất bối rối khi truyền thông, dư luận quan tâm quá nhiều trong khi việc của ông là chữa bệnh chứ không phải là trả lời các câu hỏi. – ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Bối rối vì điện thoại “tưng tưng” cả ngày
PV: Sau ca cấp cứu thành công thì dư luận, báo chí đưa tin rầm rộ, BS trở thành người nổi tiếng, BS có mệt mỏi với điều này?
BS Lê Văn Lâm: Thực tế, nói mệt mỏi thì không phải quá ghê gớm nhưng cái này giống như cái việc gì mình chưa bao giờ trải qua. Như trường hợp vừa rồi chưa hề trải qua. Cùng 1 lúc quá nhiều người hỏi dồn dập, mình chưa chuẩn bị tâm lý thì khó đối với người hỏi…
Vì rất nhiều dạng, có khi với bác sĩ thì mình trả lời khác. Mình phải lường theo cái mức độ hiểu của họ vì mình không gặp trực tiếp, chỉ qua điện thoại. Nói ngắn thì người ta không hiểu nói dài thì mất thời gian.
Về mặt chuyên môn, khi Bộ Y tế và Sở Y tế có ý kiến thì mình phải làm báo cáo. Cái đó là đương nhiên. Thời gian chuẩn bị báo cáo phải ngồi lại, tập kết tài liệu, gặp bệnh nhân… mới gởi đi. Ngay lúc đó làm không được vì điện thoại tưng tưng, không trả lời thì không hợp lý. Ví dụ các bác sĩ của bệnh viện khác hỏi. Các phóng viên nhà báo hỏi, không trả lời thì không đúng mà trả lời mất thời gian. Hơi thấy lạ lạ, bối rối. Những lần khác cũng có nhưng nó không nhiều như lúc này.
PV: Nghề BS như ông đã từng chữa trị cả ngàn bệnh nhân, có câu chuyện nào các bệnh nhân, thân nhân trao gửi sự cảm ơn, niềm tim làm ông cảm thấy tự hào vì đã làm BS mà không làm nghề khác?
BV Đa khoa tỉnh Quảng Trị – nơi BS Lê Văn Lâm đang công tác. – ẢNH: NGUYỄN PHÚC
BS Lê Văn Lâm: Nói trường hợp nào cụ thể là rất khó. Vì ở khoa Hồi sức này, cứ mỗi bệnh nhân ra viện thì cả khoa đều mừng. Bản thân tôi mừng và tôi nhìn thấy trên gương mặt các BS và điều dưỡng khác cũng mừng. Cứ nghe bệnh nhân có khả năng sống là mừng rồi chứ đừng nói là ra viện. Ngày nào cũng thế, buổi sáng đập đập bệnh nhân kiểm tra, xét nghiệm, khám lại thấy ổn hơn là mừng rồi. Bệnh nhân nào cũng thế. Từ chết sống lại là mừng lắm. Nhờ đó có động lực để làm việc. Không có trường hợp nào hơn trường hợp nào. Vì trường hợp nào gần chết cũng ghê gớm hết chứ không có trường hợp đặc biệt. Chỉ cần bệnh nhân hôm qua nặng, sơ hở là chết, giờ có khá hơn, có hy vọng sống là đã mừng rồi và bệnh nhân thì quá nhiều.
Xin cảm ơn ông!
Theo thanhnien
Bộ Y tế lo ngại người dân lấy bia để... giải độc rượu!
Lo ngại người uống rượu bia cứ say rượu lại lấy bia để... chữa, Bộ Y tế đã tổ chức ngay một cuộc gặp với báo chí, ngay sau khi câu chuyện bác sĩ Quảng Trị dùng 15 lon bia cứu người ngộ độc rượu.
1 ngày sau khi câu chuyện bác sĩ Quảng Trị dùng 15 lon bia chữa cho người ngộ độc rượu, Bộ Y tế lo ngại người dân lấy bia để... giải độc rượu! - Ảnh minh họa
Trong cuộc gặp ngày 11-1, ông Nguyễn Trung Nguyên, thuộc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, giải thích: khi ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) và ethanol (cồn trong rượu bia thông thường), biểu hiện ban đầu hoàn toàn giống nhau, đều có cảm giác nôn nao trong cơ thể, tụt huyết áp.
Nhưng trong 12 - 48 giờ sau, nếu ngộ độc methanol thì các biểu hiện để phân biệt bắt đầu rõ ràng hơn: người ngộ độc methanol sẽ có các dấu hiệu như mắt nhìn mờ, hôn mê...
Chính vì vậy, trong một ngày vừa qua, việc các bác sĩ Quảng Trị sử dụng 15 lon bia để giải độc methanol cho bệnh nhân đang khiến nhiều người nghĩ rằng nếu say rượu có thể dùng bia để chữa.
Theo ông Nguyên, việc cho bệnh nhân dùng bia/rượu chứa ethanol chỉ sử dụng khi bị ngộ độc methanol (cồn công nghiệp). Tuyệt đối không uống rượu quá chén rồi lại uống bia để chữa say rượu.
"Không phải cứ uống bia vào là giải được rượu" - bác sĩ Nguyên cho biết.
Bà Trần Thị Trang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - nói rõ thêm: trong 1 giờ, gan có thể thải trừ 10 gram cồn, tương đương 15ml rượu vang hoặc 2/3 lon bia. Tuy nhiên, không ai uống rượu bia lại uống cầm chừng 15ml rượu hoặc 2/3 lon bia rồi ngưng đợi gan hoàn tất việc thải trừ cồn.
"Uống quá nhiều rượu bia khiến gan làm việc liên tục và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý gan mật" - bà Trang cho biết.
Theo ông Nguyên, ngộ độc methanol ở Việt Nam có đặc thù do uống phải rượu giả (thực chất là cồn công nghiệp), đồng thời ông cũng cảnh báo rằng cồn sát trùng (cồn y tế) có tiêu chuẩn 70 - 90% cồn ethanol, nhưng thực tế nhiều loại cồn sát trùng hoàn toàn là methanol, nên nguy cơ gây ngộ độc cũng rất lớn.
Tuyệt đối không sử dụng bia để giải ngộ độc rượu
Khi nghi ngờ có dấu hiệu ngộ độc do uống rượu, bia cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được sử dụng bia để giải ngộ độc do uống rượu, bia.
Thậm chí nếu đã ngộ độc ethanol (có trong rượu/bia thông thường) mà vẫn tiếp tục uống thêm rượu bia có ethanol thì mức độ ngộ độc càng nghiêm trọng.
Việc sử dụng ethanol để giải độc methanol ở Quảng Trị, theo ông Nguyễn Trọng Khoa - phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - là việc đáng biểu dương vì đã nhanh chóng chọn được phương pháp phù hợp để cứu bệnh nhân.
Nhưng ông Khoa nhấn mạnh đây chỉ là phương pháp bổ trợ, quan trọng vẫn là lọc máu để thải trừ methanol.
LAN ANH
Theo tuoitre
Người vợ mua bia đưa cho bác sĩ cứu chồng bị ngộ độc rượu Sau khi nghe giải thích phác đồ điều trị, người vợ đã mua bia đưa cho bác sĩ để cứu chồng bị ngộ độc rượu. Tối 10.1, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, trú thôn An Giạ, xã Triệu Độ, Trưởng Trạm y tế xã Triệu Độ, Triệu Phong, Quảng Trị) - bệnh nhân...