Bác sĩ dỏm lấy que kẹo mút cấy dưới da để tránh thai cho khách hàng
Giả danh là bác sĩ, một người đàn ông ở Venezuela đã lấy que kẹo mút bằng nhựa cấy dưới da nhiều người phụ nữ.
Ông nói với người phụ này đây là dụng cụ tránh thai hiện đại.
Người đàn ông này tên là Jose Daniel Lopez, 38 tuổi. Vì không có bằng cấp y khoa nào nên ông Lopez đã làm bằng giả để vào làm việc tại một số trung tâm y tế ở thành phố La Victoria và thành phố Maracay (Venezuela), theo nhật báo The Daily Mirror (Anh).
Một kẻ giả danh bác sĩ ở Venezuela đã cấy que kẹo mút vào dưới da khách hàng và nói đó là que tránh thai. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ông Lopez đã lấy que kẹo mút cấy vào dưới da cho ít nhất 25 người phụ nữ. Dù không có bằng cấp y khoa nào nhưng ông Lopez vẫn biết một số thủ thuật y khoa và biết cách cấy ghép que kẹo mút vào dưới da. Ví trí cấy ghép là ở cánh tay.
Người đàn ông đã nói dối khách hàng của mình rằng que kẹo mút đó là dụng cụ tránh thai hiện đại gọi là que cấy tránh thai Implanon. Trên thực tế, que cấy tránh thai Implanon là một que nhỏ làm bằng chất dẻo có chứa thuốc tránh thai bên trong. Thuốc tránh thai này chứa các hoóc môn như levonorgestrel hay etonogestrel. Que Implanon khi được cấy vào dưới da sẽ phóng thích một lượng ít nhưng đều đặn các hoóc môn này, giúp chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm mỏng niêm mạc tử cung và ứng chế sự rụng trứng, theo tổ chức y tế phi lợi nhuận Mayo Clinic (Mỹ).
Với các khách hàng của ông Lopez, thay vì được cấy que tránh thai Implanon thật thì thứ dưới da họ chỉ là những que kẹo mút. Số tiền mà họ trả cho dịch vụ này thì ông Lopez bỏ túi riêng. Vì bị ông Lopez lừa gạt mà một số nạn nhân đã mang thai.
Người phát hiện trò lựa bịp này của ông Lopez là một bác sĩ tên Rafael Chirinos. Bằng ứng dụng WhatsApp, ông biết được một số người phụ nữ mang thai sau khi cấy que Implanon ở chỗ ông Lopez. Bác sĩ Chirinos đã kiểm tra que cấy của họ và phát hiện đó chỉ là que kẹo mút.
Video đang HOT
Bác sĩ Chirinos đã chia sẻ vụ việc trên một bài viết trên mạng xã hội. Đồng thời, ông yêu cầu những người từng cấy que tránh thai Implanon ở chỗ ông Lopez hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay.
Bài viết tố cáo hành vi lừa đảo này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Ông Lopez biết mình bị lật tẩy nên đã chạy trốn. Dù vậy, cảnh sát vẫn truy tìm và bắt được khi ông Lopez đang lẩn trốn ở vùng El Castano, thuộc bang Aragua (Venezuela).
Ông Lopez bị cáo buộc hàng loạt tội danh như hành nghề y bất hợp pháp, sử dụng bằng giả, lừa đảo và nhiều tội danh khác. Nếu bị buộc tội, ông Lopez có thể bị tuyên án nhiều năm tù, theo báo The Daily Mirror.
Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em: Chuyên gia chỉ ra nhóm trẻ cần được ưu tiên tiêm sớm; cách bảo vệ trẻ khi chưa có vắc xin
Theo chuyên gia, hiện nay vẫn khó để nói loại vắc xin nào an toàn hơn loại nào. Việc lựa chọn vắc xin cho trẻ em cũng nên theo thế giới, vắc xin đã có thử nghiệm lâm sàng thì sẽ cân nhắc.
Loại vắc xin nào có thể tiêm cho trẻ nhỏ?
Ngày 9/10 Bộ Y tế cho biết, đang xây dựng hướng dẫn và kế hoạch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em 12-17 tuổi.
Liên quan tới vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em, trao đổi với TS Bùi Lê Minh - Trưởng Ngành Công nghệ Sinh học (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành), TS Minh cho hay, hiện nay chưa cần quá tập trung vào việc tiêm vắc xin cho trẻ em. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành khác có độ phủ vắc xin rộng, có thể cho trẻ em đi học trở lại. Nếu cân nhắc thì nên tiêm cho nhóm học sinh học cấp 3, còn nhóm trẻ nhỏ hơn thì chưa cần thiết.
Lý giải về vấn đề này, TS Minh cho rằng, khi tất cả người lớn xung quanh trẻ đều đã tiêm vắc xin cũng là cách bảo vệ trẻ nhỏ. Thứ hai, khi dồn vắc xin tiêm cho trẻ em các tỉnh có độ phủ vắc xin cao thì các tỉnh thành còn lại sẽ thiếu vắc xin để tiêm cho người lớn.
Đặc biệt, khi nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 chuyển biến nặng chưa được tiêm vắc xin, việc dồn vắc xin tiêm cho trẻ em ở thành phố lớn sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng về vắc xin. Do vậy cần ưu tiên tiêm cho nhóm có nguy cơ cao trong cả nước hơn là tiêm vắc xin cho trẻ em.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại TP HCM - Ảnh Hải An.
Việc lựa chọn vắc xin cho trẻ em cũng nên theo thế giới, vắc xin nào đã thử nghiệm lâm sàng thì sẽ cân nhắc. Tiêm vắc xin cho trẻ em còn liên quan tới quan điểm của phụ huynh học sinh.
Hiện nay, trên thế giới có 3 loại đã sử dụng tiêm cho trẻ em: Pfizer, Sinopharm, Abdala.
TS. Minh cho rằng, có thể cân nhắc tiêm cho trẻ em cấp 3 và trẻ có yếu tố nguy cơ cao trước bằng vắc xin Pfizer. Do nhóm trẻ này khi mắc Covid-19 cũng có nguy cơ nặng hơn các nhóm trẻ ít tuổi hơn. Cần tiêm một loại vắc xin có hiệu quả cao để bảo vệ trẻ.
Sau này khi tiêm mở rộng, chúng ta có thể lấy dữ liệu lâm sàng của các nước đã triển khai tiêm vắc cho trẻ em như: UAE, Trung Quốc, Cu Ba đã triển khai tiêm cho trẻ.
"Hiện nay, khó có thể nói loại vắc xin nào an toàn hơn vắc nào. Vì các loại vắc xin này thời gian phát triển đều ngắn. Do vậy với quan điểm cá nhân của riêng tôi để an toàn nhất thì chúng ta nên tiêm cho trẻ tiêm các loại vắc xin công nghệ truyền thống. Vì các loại vắc xin được sử dụng trong thời gian dài thì nguy cơ sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên, khi chúng ta làm về khoa học, sự hiểu biết vẫn còn hãn hữu và không biết trước được tất cả các vấn đề. Do vậy, nên đưa ra những vắc xin cho phụ huynh lựa chọn.
Nhóm trẻ em hiện nay, nhiễm Covid-19 tiến triển nặng rất thấp. Bệnh nặng thường rơi vào nhóm trẻ có bệnh nền, bệnh liên quan tới miễn dịch, sử dụng thuốc giảm miễn dịch, trẻ béo phì. Nhóm trẻ này khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bị nặng.
Do vậy nhóm trẻ này nên được đối xử như là người lớn có bệnh lý nền. Nhóm trẻ này cần phải được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt", TS. Minh lưu ý.
Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh , Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP HCM thì thời điểm hiện nay có thể tính tới việc tiêm vắc xin cho trẻ em để trẻ sớm có thể đến trường.
Bác sĩ Khanh cho biết, việc tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho trẻ em là để bảo vệ cho người lớn do vậy cần phải cân nhắc loại vắc xin tốt nhất, ít ảnh hưởng tới trẻ sau nay. Do các loại vắc xin Covid-19 đều được phê duyệt khẩn cấp trong thời gian ngắn chưa thể theo dõi đầy đủ trong một thời gian dài sau tiêm.
Theo cá nhân bác sĩ Khanh thì nên tiêm các loại vắc xin công nghệ truyền thống như vắc xin Abdala của Cuba.
Cách bảo vệ trẻ khi chưa có vắc xin
TS Minh cho biết, đối với trẻ em, có một số cách giảm được nguy cơ bị nặng thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào vắc xin phòng Covid-19. Trẻ em nhóm nhỏ có những loại vắc xin có hiệu quả nhất định đối với bệnh Covid, ví dụ: vắc xin cúm, vắc xin phế cầu.
Riêng vắc vắc xin cúm nếu trẻ được tiêm đủ các loại vắc xin này cũng có hiệu quả bảo vệ chéo lên tới 20-40%, hạn chế được rủi ro tăng nặng khi trẻ mắc Covid-19.
"Việc tiêm đầy đủ vắc xin cúm và phế cầu cho trẻ em sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ bị cúm và các bệnh lý đường hô hấp (phế cầu), từ đó sẽ không bị nhầm lẫn thành Covid-19. Từ điều này, hệ thống trường học cũng sẽ không bị báo động giả (trường học không bị đóng cửa để khoanh vùng dập dịch)".
Tiêm các loại vắc xin cúm, phế cầu cũng sẽ giảm được cả khả năng đồng nhiễm với virus SARS-CoV-2, trẻ sẽ ít bị tăng nặng hơn ", TS Minh nói.
Đối với trẻ chưa tiêm vắc xin vẫn có thể đến trường nếu như thực hiện đúng 5K và nhà trường cần xây dựng quy trình phản ứng nhanh khi có ca dương tính và không để đóng cửa toàn bộ trường học.
8 loại bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nhất Khi bạn gặp phải những cơn đau kỳ lạ, bí ẩn hoặc các triệu chứng không giải thích được, bạn hy vọng đi khám, bác sĩ sẽ giải quyết được vấn đề sức khỏe của mình. Nhưng đôi khi, các bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các rối loạn và bệnh nhất định, theo Health. Bác sĩ David...