Bác sĩ đi châu Phi đón 120 ca nCoV: ‘Sẵn sàng bị lây nhiễm’
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Trưởng đoàn y tế đón 219 công dân từ Guinea, trong đó có 120 ca nCoV, cho biết sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
- Cảm xúc của anh khi làm nhiệm vụ đón số người nhiễm nCoV nhiều nhất từ trước đến nay?
- Đây là chuyến bay chưa từng có tiền lệ. Sẽ có 219 công dân đi từ Guinea Xích Đạo về, trong đó 120 người đã dương tính với nCoV. Chưa từng có chuyến bay nào vận chuyển số lượng người nhiễm nCoV lớn và có đường bay dài như vậy.
Số lượng người nhiễm cao đặt ra thách thức cho tổ y tế. Tỷ lệ bệnh nhân dương tính rất lớn, chiếm khoảng 50%. Có khoảng 5-7 ca nặng. Không gian máy bay hẹp, nồng độ virus đậm đặc nên nguy cơ lây nhiễm cho phi hành đoàn và tổ y tế rất cao. Vì vậy chúng tôi xác định những người tham gia chuyến này phải là những người rất có kinh nghiệm trong xử trí cấp cứu của bệnh nhân, thao tác kỹ thuật khó. Do đó, hai bác sĩ, hai điều dưỡng thuộc Khoa Cấp cứu, được “chọn mặt gửi vàng” đi đón công dân.
Chúng tôi vinh dự nhưng cũng cảm thấy rất lo lắng. Chuyến bay này không giống chuyến đi khác, điều kiện chật hẹp hơn, không thông khí, tỷ lệ sử dụng lại không khí trên máy bay là 60%, không giống khi chăm sóc bệnh nhân ở viện có sự thông thoáng khí. Anh em đã xác định nguy cơ mắc bệnh cao, khó tránh khỏi việc nhiễm Covid-19, phải chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất này, đồng thời lên các phương án đảm bảo an toàn cho bản thân và người bệnh.
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Trưởng đoàn y tế đón công dân từ Guinea Xích đạo về. Ảnh: Thanh Huế.
- Người nhà có biết anh tham gia đón công dân về nước và phải đối mặt với rủi ro nhiễm nCoV?
Video đang HOT
- Gia đình, về cơ bản khi chúng tôi lựa chọn ngành này, họ đã hiểu chúng tôi có rủi ro. Đây không phải lần đầu chúng tôi tiếp xúc với các ca dương tính. Anh em đã tiếp xúc từ Tết rồi, khoa Cấp cứu đón các bệnh nhân Covid-19 đầu tiên.
Khi biết người thân phải đối mặt với rủi ro mắc Covid-19, hiển nhiên gia đình lo lắng. Song, mọi người hiểu tính chất công việc của bác sĩ truyền nhiễm. Chúng tôi vận dụng kinh nghiệm làm việc nhiều năm, vẫn luôn động viên tinh thần của người trong gia đình để họ yên tâm hơn.
- Tổ y tế đã chuẩn bị phương án gì để chống lây nhiễm?
- Ngay từ khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi đã lên kế hoạch, lập các phương án, kịch bản, áp dụng kinh nghiệm nhằm tránh tối đa nhân viên y tế nhiễm Covid-19. Ví dụ lắp buồng áp lực dương, chuẩn bị đủ vật tư, thiết bị, thuốc máy móc. Một ngày trước khi bay, chúng tôi rà soát các vật tư, thiết bị một lần nữa.
Vì số lượng người dương tính nhiều, có người bệnh nặng nên chúng tôi mang theo hai máy thở, hai máy khí dung, monitor theo dõi và một số dụng cụ nội khí quản để cấp cứu cho bệnh nhân khi cần. Không gian máy bay rất hẹp, bác sĩ khắc phục bằng cách ở khoang bệnh nhân dương tính đặt hai cáng để thao tác đặt nội khí quản cho bệnh nhân khi xảy ra biến cố.
Ngoài thiết bị phòng hộ thường quy, nhóm bác sĩ sáng tạo thêm thiết bị cá nhân có hai lớp bảo vệ gồm áo bảo hộ màu vàng, khẩu trang N95. Bộ bảo hộ đi kèm màng lọc không khí bên ngoài giúp bác sĩ và điều dưỡng không bị mờ tầm nhìn, chắn giọt bắn và lọc không khí, tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm. Tổ công tác mang theo 6 bộ, sử dụng trong 15 giờ bay.
Theo kế hoạch, chúng tôi xuất phát từ sân bay Nội Bài, bay liền 12 tiếng đến Guinea Xích Đạo, sau đó máy bay nạp nhiên liệu, đón công dân, hướng dẫn lên máy bay, rồi quay về Hà Nội.
Dự kiến ban đầu về nước ngày 3/8, sau đó đẩy sớm hơn một tuần, rồi hoãn. Nhưng anh em vẫn làm, lắp ráp, tập dượt và đẩy tiến độ chuẩn bị lên rất nhanh vào các buổi làm việc. Bên cạnh đó, chúng tôi chuẩn bị kịch bản đào tạo tháo lắp và mặc thiết bị phòng hộ cho tiếp viên hàng không vì họ không phải nhân viên y tế, chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi có thể khiến các tình huống xấu xảy đến. Các bài giảng tập huấn đã chuẩn bị xong, sẽ giảng trong 12 tiếng bay từ Việt Nam đến Guinea Xích đạo.
Bác sĩ Hùng trong bộ bảo hộ cá nhân màu vàng do Khoa Cấp cứu sáng tạo. Ảnh: Thanh Huế.
- Các bác sĩ và điều dưỡng phân chia công việc thế nào?
Ban đầu, trước khi đón người lên máy bay, chúng tôi sẽ sàng lọc, phân chia bệnh nhân theo mức độ nặng nhẹ. Người mắc bệnh nặng ngồi ở trên để cấp cứu khi cần, người nhẹ hơn ngồi phía sau. Máy bay chia thành 4 khoang, khoang cuối cùng dành cho người dương tính, mắc Covid-19, khoang tiếp theo dành cho người âm tính, sau đó đến nhân viên y tế và tổ bay. Trong chuyến bay có thể phát sinh nhiều tình huống khác và chúng tôi sẽ linh hoạt xử trí.
Trong đó, việc phân luồng bệnh nhân và thực hiện phòng chống lây nhiễm rất quan trọng. Khâu dễ lây nhiễm nhất là khi bệnh nhân ăn khiến virus phát tán rất nhiều. Chúng tôi cố gắng khiến virus lây ít nhất, ví dụ chia ca ra để ăn, không để nhiều bệnh nhân cùng ăn một lúc, ví dụ chỉ có 10 hoặc 20 người cùng ăn, càng ít người tháo khẩu trang càng tốt. Khâu vận chuyển bệnh nhân từ máy bay về nơi cách ly điều trị do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm bằng xe chuyên dụng.
- Kế hoạch cá nhân của bác sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ lần này?
- Trước mắt tôi chưa có kế hoạch gì, cũng chưa cần chuẩn bị gì do quần áo ở bệnh viện đơn giản, thực phẩm đã được bệnh viện lo. Sau khi về, chúng tôi sẽ cách ly 14 ngày theo quy định.
Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: ‘Vài ngày nữa sẽ vào trận mới’ 79 120 người Việt nhiễm nCoV ở châu Phi sắp về nước 69 120 người Việt ở Guinea dương tính nCoV
Mổ lấy thai nhi thành công cho sản phụ nghi nhiễm COVID-19
Đội "Phản ứng nhanh" chống dịch COVID-19 của Bệnh viện chuyên khoa sản nhi tỉnh Sóc Trăng vừa hỗ trợ mổ lấy thai thành công cho sản phụ nghi nhiễm COVID-19 đang điều trị tại trung tâm y tế huyện.
Em bé chào đời khỏe mạnh trong niềm vui của gia đình và đội ngũ y bác sĩ - Ảnh: CTV
Chiều 29-3, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hà - giám đốc Bệnh viện chuyên khoa sản nhi tỉnh Sóc Trăng cho biết bệnh viện vừa mổ lấy thai thành công cho sản phụ nghi ngờ nhiễm COVID-19.
Bác sĩ Hà cho biết - ngày 26-3, nhận được tin báo sản phụ L.T.A.N (38 tuổi, ngụ xã Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng) được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Thạnh Trị chuyển dạ. Sản phụ này thai 39 tuần, vết mổ cũ, thiểu ối, có dịch tễ học nghi ngờ nhiễm COVID-19.
Bác sĩ Hà cho biết, nhận được chỉ đạo, ê kíp gồm 12 y bác sĩ của đội "Phản ứng nhanh" của Bệnh viện chuyên khoa sản nhi mang nhiều thiết bị y tế lên đường đến Trung tâm Y tế huyện Thạnh Trị, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng gần 40km triển khai xử lý trường hợp này.
Sau khi chẩn đoán, các y bác sĩ thống nhất phương pháp mổ lấy thai. "Trước khi tiến hành mổ, ê kíp phẫu thuật đã kiểm tra phòng mổ, các phương tiện phẫu thuật cũng như công tác vô trùng đều được bảo đảm", bác sĩ Hà cho biết.
Sau khoảng 40 phút, ca phẫu thuật thành công, em bé ra đời khỏe mạnh với cân nặng 3,1 kg, hiện sản phụ tiếp tục được chăm sóc tại phòng cách ly Trung tâm Y tế huyện Thạnh Trị.
Bác sĩ Hà cho biết - trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, bệnh viện thành lập 2 đội "phản ứng nhanh", sẵn sàng hỗ trợ cơ sở và xử lý trong những tình huống khẩn cấp.
KHẮC TÂM - PHẠM THỊ THƯƠNG
Bệnh viện Chợ Rẫy tạm ngưng hoạt động một số khoa phòng do COVID-19 Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến khích các trưởng khoa, tạo điều kiện, vận động nhân viên thực hiện nghỉ phép, nghỉ tại nhà, hạn chế ra đường trong thời gian này. Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: XUÂN MAI Ngày 29-3, bác sĩ CK2 Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - thông báo bệnh viện tạm ngưng...