Bác sĩ da liễu khuyến cáo điều gì khi bạn trị mụn trứng cá?
Nguyên nhân bị mụn có thể đến từ những thói quen hay các sản phẩm, thuốc uống thường ngày mà người dùng cũng không thể ngờ đến. Việc nhận diện những yếu tố gây mụn sẽ giúp cải thiện hiệu quả trị mụn.
Không nên nặn mụn dù là ở mặt hay bất kỳ nơi nào trên cơ thể – SHUTTERSTOCK
Theo các bác sĩ da liễu, khi trị mụn, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:
Đừng nặn mụn
Nặn mụn có thể để lại những vết sẹo về sau. Không chỉ ở mặt mà cả ở những nơi khác trên cơ thể cũng cần tránh bóp hay nặn mụn, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ da liễu người Mỹ Emily Arch.
Chọn sản phẩm rửa mặt phù hợp
Khi mọi người bị mụn, họ có xu hướng tìm đến các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc những loại có hàm lượng cao các chất làm se da. Trên thực tế, những sản phẩm rửa mặt tẩy tế bào chết và làm se da có thể khiến mụn thêm tồi tệ, theo Reader’s Digest.
“Cách mà da bạn phản ứng lại với các kích ứng từ sản phẩm rửa mặt là da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn”, phó giáo sư Diana Bolotin, chuyên gia kiểm định các sản phẩm rửa mặt và kem dưỡng ẩm trước khi được tung ra thị trường tại Đại học Chicago (Mỹ), cho biết.
Khi bị mụn, mọi người nên tìm các sản phẩm rửa mặt có salicylic acid và benzoyl peroxide. Đây là hai thành phần mà bác sĩ Arch khuyên dùng. Đặc biệt, benzoyl peroxide còn có đặc tính kháng khuẩn.
Chế độ ăn đôi khi cũng là nguyên nhân gây mụn trứng cá. Tiến sĩ Bolotin cho biết chế độ ăn với quá nhiều sữa cũng có thể gây mụn trứng cá.
Giảm cân
Video đang HOT
Tăng cân có thể là nguyên nhân khiến mụn trứng cá xuất hiện. Giảm cân là cần thiết nhưng với một số người không muốn ăn kiêng, họ có thể bổ sung nhiều rau cải, trái cây vào chế độ ăn của mình và tập thể dục nhiều hơn.
Chế độ ăn lành mạnh và tăng cường sức khỏe bằng hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và góp phần kiểm soát mụn trứng cá, tiến sĩ Bolotin nói.
Khi nghe điện thoại, chất nhờn trên mặt sẽ dính vào màn hình điện thoại. Khi tiếp tục nghe cuộc gọi khác, những chất nhờn trên điện thoại lại dính trở lại vào da mặt, khiến lỗ chân dễ bị tắc nghẽn do chất nhờn.
Vì điện thoại của chúng ta rất bẩn, dính đầy bụi và mồ hôi tay nên sự tắc nghẽn bã nhờn này có thể gây mụn trứng cá, bà Bolotin tiết lộ. Do đó, vệ sinh điện thoại thường xuyên là cách để phòng tránh mụn trứng cá.
Cân nhắc thay đổi một số loại thuốc đang uống
“Một số loại thuốc tránh thai có thể kiểm soát được mụn trứng cá, nhưng một số loại khác lại có chứa thành phần progestin có thể khiến mụn trứng cá tệ hơn”, bác sĩ Bolotin cho hay.
Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng có thể gây mụn trứng cá là thuốc steroid và một số loại dùng để trị chứng loạn thần. Nếu nghi ngờ thuốc mình uống gây mụn trứng cá thì bệnh nhân cần phải trao đổi với bác sĩ đã kê đơn. Đừng bao giờ tự ý ngưng uống thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ, các chuyên gia khuyến cáo.
Theo thanhnien.vn
Ghiền nặn gãi da: Bệnh tâm thần kỳ quái!
Nặn mụn, cào gãi da vì ngứa là một động thái bản năng tự nhiên giúp cơ thể thoát khỏi tác nhân kích thích khi bị bệnh lý da để có được cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nhưng việc gãi nặn da sẽ trở thành bệnh lý khi động thái này trở thành sở thích, thói quen dù da chẳng có tổn thương hoặc kích thích gì cả.
Đây là chứng ghiền nặn gãi da, một bệnh lý tâm thần thuộc nhóm "rối loạn ám ảnh cưỡng chế" (obsessive compulsive disorder).
Định danh và phân loại
Ghiền nặn gãi da (dermatillomania, skin picking disorder, excoriation disorder) là một bệnh tâm thần kinh biểu hiện bằng việc thích nặn gãi, cào cấu da nhiều lần gây trầy xước, tổn thương, nhiễm trùng da của chính bản thân. Đây là một trong các bệnh các rối loạn kiểm soát hành vi trùng lặp vào cơ thể (body-focused repetitive behaviors, BFRB).
Ghiền nặn gãi da là bệnh lý khá phổ biến trên toàn thế giới. Đây là một chứng rối loạn tâm thần thôi thúc sự cào cấu da không kiểm soát và thường dẫn đến chấn thương thực thể. Tần suất ghiền nặn gãi da khá cao, lên đến khoảng 5% dân số, trong đó đến 75% là nữ. Theo một số thống kê y học, vì khá nhiều bệnh nhân không lưu ý căn bệnh, mà chỉ xem là một tật, thói quen nên rất nhiều trường hợp chẳng được chữa chạy, báo cáo, hay công nhận, do đó tần suất mắc bệnh thật sự phải cao hơn nhiều so với thống kê hiện tại.
Chứng ghiền nặn gãi da thuộc nhóm rối loạn hành vi lặp lại vào cơ thể: "Rối loạn tái lặp có gây tổn thương da". Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, DSM) của Hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association, APA), chứng ghiền nặn gãi da chính thức xếp loại là rối loạn hành vi gây tổn thương da (excoriation disorder) gồm ghiền nặn gãi da (dermatillomania) và ghiền bứt nhổ lông tóc (trichotillomania).
Những dấu hiệu nhận biết
Người ghiền nặn gãi da thường nhiều lần chà xát, cấu véo, thậm chí là cắn vào da ở nhiều cơ quan, bộ phận, bất kể là bình thường hay có tổn thương.
Da mặt, móng tay chân là những vị trí hay bị nặn gãi nhất. Người bệnh thường dùng móng tay, nhưng cũng có khi dùng kéo, nhíp hoặc các dụng cụ khác để cào gãi. Hậu quả của việc nặn gãi để lại trên da những vết thâm tím, đổi màu...Những trường hợp nặng có thể gây tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng và nhiều sẹo trên da.
Ghiền cào cấu da có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên. Các nghiên cứu y học cho thấy, 47,5% người ghiền nặn gãi da khởi bệnh khi lên 10 tuổi, với bắt đầu từ việc nặn mụn trứng cá và cứ thế tiếp tục nặn gãi sau khi đã hết mụn. Cũng có người bắt đầu từ gãi ngứa do bị dày sừng nang lông, vẩy nến, chàm thể tạng... Người lớn thường khởi phát chứng ghiền nặn gãi da ở tuổi 30- 45 tuổi, sau các stress cuộc sống.
Cũng vì lo lắng, trầm cảm, xấu hổ, hay sợ hãi, bệnh nhân thường cố gắng che phủ da bằng son, phấn, phục trang, và thường có quan hệ không thoải mái, thân thiện với gia đình, bạn bè...và có đến 11,5% bệnh nhân ghiền nặn gãi da có ý định muốn tự tử.
Cần phân biệt với động tác nặn gãi da vì ngứa khó chịu, gặp trong các bệnh lý có biểu hiện ngoài da như chàm, vẩy nến, đái tháo đường, suy gan, bệnh Hodgkin, bệnh đa hồng cầu, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Prader-Willi...
Nguyên nhân
Những nguyên nhân phổ biến của chứng nghiện gãi da gồm: (1) Stress căng thẳng, lo lắng và các yếu tố tâm lý khác, (2) Mất cân bằng thần kinh gây ra do quá tải hệ thần kinh, (3) Mất cân bằng sinh hóa học, (4) Các chấn thương, đặc biệt là trong thời thơ ấu, và (4) Yếu tố cá nhân, di truyền trong gia đình.
Điều trị
Ghiền nặn gãi da là một bệnh tâm thần kinh, nên việc điều trị khá phức tạp và thường phải dựa nhiều vào liệu pháp tâm lý hơn là dùng thuốc men, thực phẩm chức năng hỗ trợ.
Hai phương pháp điều trị chứng ghiền nặn gãi da chính là dùng thuốc và liệu pháp hành vi:
* Dùng dược, thực phẩm
Hiện chưa có thuốc chuẩn mực đầu tay. Một số nghiên cứu cho thấy các thuốc chống trầm cảm, như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (selective serotonin reuptake inhibitors, SSRIs) được chứng minh là có hiệu quả cao trong điều trị các rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder, OCD). Doxepin, clomipramine, naltrexone, andolanzapine, và pimozide đều có hiệu quả trong việc giảm các hành vi ghiền nặn gãi da. Một số thực phẩm chức năng, thực phẩm thuốc (nutraceuticals), như N-acetyl cysteine cũng có hỗ trợ hữu ích.
* Liệu pháp hành vi
Ghiền nặn gãi da là một rối loạn tâm thần, nên điều chỉnh hành vi thật sự quan trọng hơn cả việc dùng thuốc. Những điều trị hành vi bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive-behavioral therapy), liệu pháp nâng cao hành vi (acceptance-enhanced behavioral therapy), liệu pháp cam kết (acceptance and commitment therapy), và huấn luyện thay đổi thói quen (habit reversal training). Đặc biệt, hướng dẫn đảo ngược thói quen được chứng minh là rất hiệu quả. Ví dụ, khuyến khích bệnh nhân không để tay trống, tay luôn có nắm đồ vật, như đồ chơi trong ngày.
Thay lời kết
Trong thực tế cuộc sống, các thống kê cho thấy, chỉ 30% đến 45% bệnh nhân bị ghiền nặn gãi da có tìm khám và điều trị. Lý do là chứng ghiền nặn gãi này chưa được lưu ý đúng mức và công nhận rộng rãi. Hơn nữa, do lắng, xấu hổ, người bệnh ít khi tìm đến bác sĩ chuyên ngành mà thường mày mò tìm cách tự điều trị tại nhà.
Cần nhớ rằng đây là một căn bệnh thật sự chứ không đơn giản chỉ là một thói quen, cá tính đặc thù. Người bệnh cần phải có bác sĩ chuyên khoa tâm thần khám, tư vấn, điều trị tới nơi tới chốn mới thành công.
TS.BS Trần Bá Thoại
Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam
Theo Dân trí
Những điều bạn nên biết trước khi bắt đầu điều trị mụn trứng cá Nắm rõ những điều cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn điều trị mụn hiệu quả và an toàn hơn. Mụn trứng cá luôn là nỗi lo của nhiều bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì. Có nhiều nguyên nhân gây mụn như thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống không lành mạnh, nguồn nước bị ô nhiễm... Dù bắt nguồn...