Bác sĩ da liễu cảnh báo tuyệt đối không được rửa mặt bằng nước nhiễm dầu và đây là 2 bước làm sạch cần kíp nhất trong thời điểm này
Da mặt nhạy cảm hơn rất nhiều so với các vùng da khác nên các nàng hãy cẩn thận trong bước rửa mặt khi nước đang bị ô nhiễm, tốt nhất là không làm sạch mặt với nước bị nhiễm dầu.
Làm sạch da mặt là một bước quan trọng trong chu trình dưỡng da hàng ngày của các chị em. Da có căng mịn, hồng hào hay không đều nhờ hết cả vào bước rửa mặt sáng – tối. Và đương nhiên rửa mặt thì không thể thiếu nước, nhưng thời điểm hiện tại khi nước ở Hà Nội nhiều khu vực bị ô nhiễm, nước ăn uống sinh hoạt còn không sạch thì lấy đâu ra nước cho bạn rửa mặt sạch sâu hàng ngày.
Không nên rửa mặt bằng nước máy nếu nhà bạn đang ở rtong khu vực nước bị nhiễm dầu.
Ngoài việc ảnh hướng xấu đến sức khỏe, nhiều chị em ở khu vực Trung Hòa, Ngã Tư Sở – những nơi nước nhiễm dầu, còn gặp phải tình trạng da mẩn đỏ, mụn nhọt khi dùng nước nước nhiễm dầu để tắm gội hay rửa mặt. Da mặt nhạy cảm hơn rất nhiều so với các vùng da khác nên các nàng hãy cẩn thận trong bước rửa mặt khi nước đang bị ô nhiễm.
Đương nhiên không thể thiếu bước tẩy trang và sữa rửa mặt; nếu như sữa rửa mặt có thể dùng như bình thường thì bước tẩy trang hay rửa mặt lại với nước thường các nàng cần chú ý nhiều bởi không thể dùng nước ô nhiễm để rửa mặt được đâu.
Rửa mặt bằng nước khoáng đóng chai/ nước cất
Nước cất có độ tinh khiết trội hơn hẳn so với tất cả các loại nước khác, kể cả nước khoáng đòng chai do nước cất được chưng cất ngưng đọng tích tụ nên có độ “sạch” tối đa, thường được dùng trong lĩnh vực ý tế. Nước cất cũng có độ pH cân bằng với làn da nên nhiều bác sĩ da liễu khuyên nếu da đang bị hư tổn nên làm sạch bằng nước cất. Bạn hoàn toàn có thể mua nước cất đóng chai tại hàng thuốc hay các trung tâm y tế lân cận.
Video đang HOT
Nước cất đã được loại bỏ các tạp chất như khoáng chất hay muối. Bởi vậy, việc rửa mặt với nước cất sẽ giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông, nguyên ngân chính gây mụn cho da. Nếu nguồn nước nhà bạn đang o nhiễm thì hãy đầu tư thêm chai nước cất để làm sạch da mỗi ngày. Thậm chí rất nhiều trường hợp da còn đẹp lên trông thấy, giảm hẳn tình trạng mụn nhọt chỉ sau 1 tuần dùng nước cất rửa mặt.
Cô nàng này chỉ rửa mặt bằng nước cất trong vòng 1 tuần mà làn da đã có sự chuyển biến tích cực, mắt thường cũng có thể nhìn thấy được.
Tẩy trang bằng micella water
Bình thường bạn tẩy trang bằng dầu với 2 bước massage da mặt với dầu tẩy trang sau đó nhũ hóa lại một lần với nước. Nhưng nay khi nguồn nước nhà bạn bị ô nhiễm kể cả việc dùng nước khoáng/ nước cất để rửa mặt cũng cần tiết kiệm thì bạn nên gạt bước tẩy trang với dầu sang một bên mà chuyên tâm dùng micella water để làm sạch da.
Ngoài khả năng làm sạch loại bỏ lớp trang điểm, micella water còn chứa dưỡng chất nuôi dưỡng làn da: chống lão hóa, dướng ẩm, làm sáng da; và quan trọng là bạn không cần rửa mặt lại bằng nước thường. Chỉ cần dùng bông tẩy trang thấm micella water và lau kỹ từng ngóc ngách trên mặt là bạn đã có thể yên tâm với làn da của mình. Những ngày nước bị ô nhiễm, micella water là sản phẩm làm sạch cần kíp nhất cho làn da.
Theo afamily.vn
Chuyên gia: Không nên dùng nước khoáng, nước đóng chai nấu ăn
Theo các chuyên gia, nước khoáng đóng chai thành phần chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể, nhưng khi nấu lên qua phản ứng hóa học sẽ tạo ra chất gây hại sức khỏe.
Lo sợ nguồn nước sạch sông Đà bị nhiễm bẩn, người Hà Nội chấp nhận mua nước khoáng, nước đóng chai trong siêu thị, các cửa hàng tạp hóa để nấu ăn. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, việc làm này vô tình gây hại cho sức khỏe chính mình và người thân.
Theo GS. TSKH Trần Văn Sung - Nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, các loại nước khoáng, nước đóng chai, bình đã qua xử lý hiện nay thường được bổ sung một số chất có lợi như: natri, kali, canxi hay magie... Nếu dùng để uống ngay thì rất tốt, nhưng để nấu ăn thì lại gây hại.
Chuyên gia này lý giải, khi nấu ăn ở nhiệt độ cao, các chất trên phản ứng với thực phẩm, gây hiện tượng hóa học khó lường, thậm chí sinh cặn bã của chính những chất có lợi trên. Con người nếu ăn phải các chất cặn bã này sẽ ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là những người mắc các vấn đề về thận hay sỏi thận.
"Khi đun sôi ở nhiệt độ cao lên tới 100 hay vài trăm độ C, các chất có trong nước khoáng sẽ có phản ứng hóa học với thực phẩm. Quá trình này rất khó lường trước về tác hại", GS Sung nói.
Các chuyên gia cho rằng, không nên dùng nước khoáng, nước đóng chai để đun, nấu.
Để đảm bảo sức khỏe, theo giáo sư Sung, người dân chỉ cần dùng nước tinh khiết, nước từ các nhà máy, giếng khoan không bị ô nhiễm để sử dụng, tuyệt đối không nên dùng nước khoáng, nước đóng trong chai, bình đã qua xử lý để sử dụng.
Chung quan điểm, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội bày tỏ, việc dùng nước đóng chai liên tục thời gian dài là không tốt.
Trong nước hàng ngày sử dụng đều có lượng chất khoáng tự nhiên tốt cho sức khỏe. Dù được đun sôi, để nguội nhưng thành phần hóa học của các chất này đều không thay đổi. Vì thế việc dùng loại nước này để ăn uống, sinh hoạt là rất phù hợp.
Những loại nước khoáng, nước đóng chai hiện nay hầu hết đã qua xử lý, một số có thể được bổ sung thêm khoáng chất nên quá trình nấu ăn, đun sôi sẽ làm mất cân bằng khoáng chất.
"Việc đun, nấu vô tình làm mất đi các vi chất có trong nước. Con người dùng lâu dài sẽ khiến cơ thể không đủ chất, dễ nhiễm bệnh. Do vậy, người dân không nên sử dụng nước khoáng đóng chai, bình để nấu ăn, vừa tốn kém lại không mang lại lợi ích gì", ông Thịnh nói.
Người dân không nên dùng nước khoáng, nước đóng chai để đun, nấu. (Ảnh: PLXH)
Từ ngày 10/10, nhiều hộ dân trong dân cư ở quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và huyện Hoài Đức (Hà Nội)...phát hiện nước máy có mùi clo khử trùng nồng nặc. Đến tối, nước chuyển sang mùi khét và hắc như khói đốt đồ nhựa. Sang đến những ngày sau, nước có mùi khét nồng nặc như mùi nhựa cháy.
Kết quả xét nghiệm sau đó xác định nước bị nhiễm chất Styren, có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức cho phép. Theo các chuyên gia, Styrene là chất hữu cơ được xếp vào nhóm các chất độc, lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị ngọt, nhưng bốc mùi khó chịu khi đậm đặc. Styren vào cơ thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí nó có thể phá hủy gan và mô thần kinh, dẫn tới ung thư.
Ngày 15/10, UBND TP Hà Nội có công văn chỉ đạo Công ty Nước sạch Hà Nội cung cấp nước sạch miễn phí cho các khu vực bị ảnh hưởng do nước máy sông Đà bị nhiễm Styren. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân ở các tòa HH Linh Đàm, ngày 16/10, các xe chở nước miễn phí từ Nhà máy nước sạch Pháp Vân đến đây có mùi hôi tanh, vẩn đục màu vàng.
Giám đốc Công ty Nước sạch Pháp Vân thừa nhận xe bồn chở nước sạch miễn phí là xe chở téc nước tưới cây xanh.
Theo VTC
Kết quả xét nghiệm chính thức vụ nước có mùi khét ở Hà Nội: Chất Styren từ dầu thải gây ra có thể gây ung thư Chiều 15/10 UBND TP Hà Nội đã có thông báo chính thức về kết quả xét nghiệm mẫu nước lấy từ các hộ dân phản ánh về nguồn nước sinh hoạt có mùi khét, hôi, khó chịu đang gây xôn xao trong thời gian vừa qua. Theo đó, các cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế Thành phố...