“Bác sĩ” của trẻ em khuyết tật
Tốt nghiệp y sĩ đa khoa, cô gái trẻ Lê Thị Lệ Tươi quyết định tham gia chương trình đào tạo phục hồi chức năng- vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Quảng Trị.
Sau khóa học 6 tháng do Tổ chức Medipeace tài trợ, Lệ Tươi hiểu được thế nào là phục hồi chức năng-vật lý trị liệu và tầm quan trọng của việc này trên tất cả các mặt sức khỏe, y tế, giáo dục, sinh kế…
Lê Thị Lệ Tươi thực hiện bài tập vật lý trị liệu giúp trẻ khuyết tật phục hồi chức năng vận động.
Quan sát cô gái trẻ làm công việc của một kỹ thuật viên phục hồi chức năng-vật lý trị liệu ở Trung tâm Hỗ trợ người khuyết tật của Hội Từ thiện tỉnh Quảng Trị mỗi ngày, sẽ thấy trong đó là cả tình yêu thương dành cho từng trẻ khuyết tật. Mọi việc được thực hiện bài bản, áp dụng nhiều bài tập với các trẻ khuyết tật một cách thành thạo và đánh giá được hiệu quả phục hồi chức năng-vật lý trị liệu với trẻ khuyết tật. Đó là các bài tập vận động trị liệu, các kỹ thuật xoa bóp kéo giãn, hoạt động trị liệu giúp trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ bại não cải thiện sức khỏe thể chất và tâm thần.
Trường hợp của bé Hải Đăng là ví dụ điển hình. Sinh năm 2017, Hải Đăng mắc bệnh bại não nên các cơ ở chân và tay co rút, hai bàn tay luôn nắm chặt, chậm phát triển trí tuệ. Khi được đưa đến trung tâm, Hải Đăng cao 85 cm và nặng 8 kg, không ngồi được, không nói được, mắt kém linh hoạt. Các bài tập phục hồi chức năng được Lệ Tươi áp dụng với Hải Đăng là bài tập tạo vận động các khớp, bài tập nén khớp, bài tập tạo thuận chịu sức nặng trên hai chân, bài tập tạo thuận kiểm soát đầu cổ và thân mình, bài tập tạo thuận ngồi và bài tập tăng nhận thức.
Video đang HOT
Cô giúp bé Hải Đăng vận động các khớp ở tay và chân, xoa bóp thư giãn và kéo giãn cơ để giảm tăng trương lực cơ, ức chế các phản xạ bất thường, kéo giãn các cơ bị co rút… Tuần tự từng bài tập, Lệ Tươi hỗ trợ bé Hải Đăng tăng cảm thụ bản thể, cảm giác, kích thích cơ, kiểm soát các khớp, đặt bé ngồi trên chân kỹ thuật viên hoặc trên trục lăn để bé có thể kiểm soát khớp hông và ức chế phản xạ bất thường. Để giúp bé Hải Đăng học cách ngồi, nhắm tới khả năng bé có thể tự ngồi được, Lệ Tươi đặt bé ngồi trên bóng hoặc trục lăn cùng với mình, trợ giúp bé ngồi dậy từ tư thế nằm sấp trên sàn và ngồi xổm, ngồi thăng bằng trên ghế dành cho trẻ bại não. Khi hỗ trợ bé gia tăng nhận thức, Lệ Tươi cho bé nghe nhạc, xem phim, tập cầm đồ chơi, nói chuyện nhiều và giao tiếp mắt với trẻ.
“Mình làm kỹ thuật viên phục hồi chức năng-vật lý trị liệu ở trung tâm cho đến nay được 7 tháng thì luyện tập cho bé Hải Đăng được 6 tháng. Hải Đăng có tiến triển khá, bé đã biết lật, biết kiểm soát đầu và cổ tốt hơn so với trước khi chưa được tập luyện”, Lệ Tươi cho biết trong phần đánh giá cuối đợt vật lý trị liệu-phục hồi chức năng đối với bé Hải Đăng.
BỘI NHIÊN
Theo congandanang
Mang cơ hội đến trường cho nhiều trẻ em khuyết tật
Ngày 23/10, Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến "Người tốt Việc tốt" tiêu biểu trong công tác cứu trợ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật năm 2019.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao học bổng cho học sinh tiêu biểu
Tại Hội nghị, Bà Trần Thị Minh Phương - Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết: Trong năm qua, Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà tại các Hội cơ sở.
Tổ chức các lớp tuyên truyền về Luật Người khuyết tật và công tác trợ giúp, chăm sóc trẻ em khuyết tật; tọa đàm về "Dân vận khéo" nhằm huy động nguồn lực và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
Trong 9 tháng đầu năm, kinh phí (bằng tiền và hiện vật quy đổi) trợ giúp trực tiếp cho trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ước đạt 2 tỷ đồng. Thăm và tặng quà cho trên 70 lượt đơn vị với gần 200 suất quà cho trẻ, ước tính trên 600 triệu đồng.
Đặc biệt, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật cũng được thường xuyên được thăm khám miễn phí, qua đó, chọn lọc những trẻ bị tật còn khả năng phục hồi để điều trị. Tính đến nay, đã khám cho trên 500 trẻ và tiến hành điều trị cho 36 trẻ.
Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp chặt chẽ với các ngành để duy trì các lớp học, gồm có các hình thức: Lớp học tình thương, lớp học hòa nhập hay lớp học ngoài nhà trường (đối với trẻ không có khả năng đến trường). Đồng thời, mở được 3 lớp dạy nghề, cấp chứng chỉ học nghề cho 58 trẻ khuyết tật với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng.
Điển hình là bà Hồ Hương Nam (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ); Đỗ Thị Thoa (phường Lê Lợi (thị xã Sơn Tây) mở lớp dạy học miễn phí cho học sinh khuyết tật trong nhiều năm qua. Các cô giáo: Nguyễn Thị Hiền (Trường Mầm non Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm); Vũ Thị Bình (Trường Mầm non Lệ Chi, huyện Gia Lâm)... như những người mẹ thứ hai đã quan tâm, chăm sóc các cháu khuyết tật.
Phong trào thi đua "Người tốt Việc tốt" đã trở thành động lực trong phong trào thi đua chung của các ngành, các cấp thành phố Hà Nội và cũng là động lực cho phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ cơ bản của Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố.
Nhân dịp này, Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật thành phố Hà Nội đã biểu dương 175 gương "Người tốt, Việc tốt", trong đó, khen thưởng 26 tập thể và 149 cá nhân điển hình trong công tác cứu trợ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.
Ngoài ra, 20 học sinh khiếm thị tiêu biểu của trường Nguyễn Đình Chiểu cũng đã vinh dự nhận học bổng từ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
Thanh Tuấn
Theo GDTĐ
Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch "Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019-2025. Mục tiêu nhằm xác định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương và nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong...