Bác sĩ chỉ ra quy trình hút mỡ giảm cân an toàn
Với mong muốn sở hữu thân hình thon gọn, phẫu thuật hút mỡ bụng, hông, lưng, đùi, cánh tay… đang được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn.
Theo BSCKI. Trần Ngọc Lĩnh – Khoa Tạo hình – Thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, không ít người xem việc hút mỡ bụng là phẫu thuật thẩm mỹ đơn giản và phổ biến, có thể thực hiện ở bất kỳ cơ sở thẩm mỹ nào.
Tuy nhiên, bác sĩ Lĩnh nhấn mạnh đây là một quan niệm sai lầm. Việc hút mỡ trên bộ phận nào của cơ thể đều tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu như không được thực hiện ở cơ sở có đầy đủ trang thiết bị y tế, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao.
Hiện nay, để thực hiện hút mỡ đạt chuẩn và an toàn, các cơ sở y tế thực hiện bằng các thiết bị hiện đại hơn và ít gây biến chứng.
Các bác sĩ sẽ dùng ống hút đánh tan mỡ dưới da, sau đó dùng máy hút chuyên dụng để hút hết phần mỡ thừa ra ngoài.
Ảnh minh họa
Các bước chuẩn bị và quy trình thực hiện:
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám sức khỏe tổng quát, tình trạng cân nặng – các vùng mỡ thừa, thực hiện các xét nghiệm tim mạch, đường huyết… để đảm bảo tình trạng người bệnh ổn định, an toàn trong khi thực hiện.
Khi thực hiện phẫu thuật hút mỡ, bác sĩ sẽ tiêm dung dịch cầm máu và làm lỏng mô mỡ, dùng canulla đầu tù đánh lỏng mỡ thừa bằng lực cơ học và hỗ trợ bởi sóng siêu âm, siêu âm cao tần, laser… Đây là phương pháp an toàn mà không gây tổn thương mạch máu, thần kinh, các mô xung quanh hay bỏng da. Mỡ thừa sẽ được hút ra ngay khi làm lỏng qua lỗ nhỏ của canula.
Video đang HOT
Sau khi đánh giá lượng mỡ hút ra và bảo tồn phần mô còn lại tốt, bác sĩ sẽ khâu lỗ nhỏ hút mỡ bằng chỉ thẩm mỹ giúp hạn chế sẹo. Khách hàng cần dùng băng ở vùng hút mỡ để ổn định trong thời gian đầu, được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết thương, thực đơn dinh dưỡng, sử dụng thuốc và hẹn lịch tái khám phù hợp.
Những tiêu chí đánh giá thẩm mỹ hút mỡ an toàn:
Một cuộc phẫu thuật hút mỡ được đánh giá thành công và an toàn khi lượng mỡ lấy ra đúng mức cho phép, sức khỏe người bệnh ổn định và hồi phục nhanh, không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra. Trước khi thực hiện phẫu thuật, khách hàng cần dựa trên 3 tiêu chí sau đây để đánh giá độ an toàn của cơ sở thực hiện:
Ngoài ra, trình độ bác sĩ cũng vô cùng quan trọng. Người trực tiếp thực hiện thẩm mỹ hút mỡ phải có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững và thao tác chuẩn để lấy lượng mỡ ở mức cho phép, không hút quá sát da hay làm tổn hại các cấu trúc quan trọng. Bên cạnh đó, các bác sĩ, nhân viên gây mê hồi sức cũng cần có chuyên môn tốt để đảm bảo đánh giá, theo dõi, xử lý tốt các dấu hiệu sinh tồn trước, trong và hồi tỉnh sau khi hút mỡ. Về kinh nghiệm của bác sĩ, khách hàng có thể tìm hiểu thông qua website chính thức của Bệnh viện, hội chuyên ngành hay các cơ quan quản lý.
Cơ sở y tế đạt chuẩn: Với phòng mổ đạt chuẩn, trang thiết bị đảm bảo chất lượng, kiểm soát nhiễm khuẩn tốt sẽ hạn chế tình trạng nhiễm trùng hay biến chứng có thể xảy ra. Đây cũng là một điểm quan trọng khi quyết định chọn nơi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Chế độ chăm sóc toàn diện: Sau phẫu thuật hút mỡ, khách hàng cần phải tái khám đúng lịch hẹn để được kiểm tra vết thương cũng như đánh giá hiệu quả sau phẫu thuật. Việc này cần được thực hiện bởi bác sĩ đã phẫu thuật để có những chỉ dẫn phù hợp nhất theo tình trạng sức khỏe của từng khách hàng.
TP.HCM: Người phụ nữ 34 tuổi bị vỡ túi ngực, biến dạng ngực trái vì đi làm đẹp tại cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng
Sau khi đi nâng ngực tại cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, người phụ nữ phải đến cầu cứu bác sĩ trong tình trạng sưng và biến dạng ngực trái.
Ngày 21/10, khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho biết vừa tiếp nhận điều trị trường hợp nữ bệnh nhân N.N.H. (34 tuổi, ngụ tại TPHCM).
Bệnh nhân đến khám trong tình trạng sưng và biến dạng ngực trái. Chị H. cho biết đã phẫu thuật nâng ngực vào đầu tháng 2/2020 tại một thẩm mỹ viện do người quen giới thiệu.
Ngay sau phẫu thuật, chị thấy khó chịu, sưng đau nhiều vùng ngực trái nên báo lại thì được người của cơ sở thẩm mỹ cho biết hiện tượng sưng đau không đáng lo ngại, chỉ vài ngày sẽ hết.
Tuy nhiên hơn một tuần sau chị vẫn thấy đau âm ỉ ở ngực và nách trái. Dù cơn đau vùng ngực càng ngày càng tăng nhưng chị H. vẫn ngại việc đến BV khám.
Mãi đến khi không chịu được, lo sợ mình có thể bị ung thư vú nên mới đến cầu cứu bác sĩ.
Hình chụp X-quang cho thấy chị H. bị vỡ túi ngực nhân tạo bên trái.
Tại khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, sau khi thăm khám và thực hiện xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ cho biết chị H. bị vỡ túi ngực nhân tạo bên trái, nách trái có hạch lớn, bầu ngực bị biến dạng.
Chị được bác sĩ tư vấn phẫu thuật lấy bỏ túi độn ngực hai bên, đồng thời làm xét nghiệm giải phẫu hạch và bao xơ xung quanh túi ngực để tầm soát ung thư vú.
Với nguyện vọng có được "vòng 1" căng đẹp, chị H. xin ý kiến bác sĩ về việc đặt lại túi độn ngực.
Túi ngực bị vỡ được lấy ra.
Bác sĩ Vũ Hữu Thịnh, Phó trưởng khoa Tạo hình - Thẩm mỹ của BV cho biết, túi ngực bên trái của người bệnh bị vỡ hoàn toàn và cũng không phải là vật liệu được Bộ Y tế cấp phép trong phẫu thuật nâng ngực.
Sau khi làm sạch, lấy hạch và bao xơ quanh túi ngực làm sinh thiết, kết quả cho thấy sức khỏe của chị H. bình thường. Chúng tôi đã đặt túi ngực mới theo nguyện vọng của chị.
Sau phẫu thuật, chị H. được mặc áo định hình, tình trạng sức khỏe ổn định và được xuất viện ngay trong ngày.
Chị được hướng dẫn các bài tập vận động trước khi xuất viện và hẹn tái khám sau 1 tuần. Kết quả tái khám cho thấy vết mổ lành tốt.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Thịnh, khoa Tạo hình Thẩm mỹ từng tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng do nâng ngực tại các cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng.
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ quan niệm sai lầm của chị em phụ nữ khi cho rằng phẫu thuật nâng ngực khá đơn giản, không có nhiều rủi ro.
Bác sĩ khuyến cáo, phẫu thuật nâng ngực là giải pháp giúp chị em phụ nữ tự tin hơn với "vòng 1" đầy đặn.
Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (như sốc thuốc, xuất huyết, nhiễm trùng, sẹo lồi...), thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Do đó khi có nhu cầu thực hiện phẫu thuật nâng ngực, chị em phụ nữ nên được tư vấn bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Nguy cơ đột quỵ tăng 'chóng mặt' ở người mỡ máu cao và 2 dấu hiệu báo trước Chuyên gia cảnh báo, người mỡ máu cao vốn đã có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-4 lần. Nếu ngoài 50 tuổi, mỡ máu cao, lại thấy xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, cần phòng ngừa ngay trước khi ngã quỵ. Đột quỵ tăng 'chóng mặt' ở người mỡ máu cao Theo TS.BS.Vũ Trí Thanh (BV Đại học Y Dược...