Bác sĩ chỉ cách phát hiện dương tính giả khi tự làm test nhanh Covid-19
Ngày càng có nhiều người sử dụng test nhanh Covid-19 tại nhà khi cần thiết.
Khi test, biết cách đọc hướng dẫn xét nghiệm là rất quan trọng để thực hiện các bước cho đúng. Và có một trường hợp dễ gây nhầm lẫn, đó là vạch “dương tính” bên cạnh chữ T hiện lên rất mờ, theo Express.
Vậy đây có phải là dương tính không?
Tiến sĩ Nathan Hudson Peacock, bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, làm việc cho nhiều bệnh viện tại London (Anh), đã lên Instagram để giải thích về vạch mờ bên cạnh chữ T trong test nhanh này.
Sau khi thực hiện cẩn thận từng bước trên tờ hướng dẫn sử dụng test nhanh, thường thì kết quả nhận được rất rõ ràng.
Nếu test nhanh hiển thị cả 2 vạch bên cạnh chữ C và chữ T thì đó là dương tính, còn nếu chỉ hiển thị 1 vạch bên cạnh chữ C, thì là âm tính.
Điều quan trọng là làm đúng theo tờ hướng dẫn kèm theo test nhanh và chỉ đọc kết quả trong khung thời gian ghi trên tờ hướng dẫn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, nếu vạch bên cạnh chữ T nhìn rất mờ, việc đọc kết quả và các bước ứng xử tiếp theo có thể sẽ bị nhầm lẫn, theo Express.
Tiến sĩ Hudson Peacock giải thích cách đọc test nhanh khi vạch “dương tính” bên cạnh chữ T hiện lên rất mờ làm bạn bối rối.
Ông nhấn mạnh, cho dù kết quả test nhanh có thế nào, nếu đã có các triệu chứng của Covid-19 thì nên hạn chế tiếp xúc và làm xét nghiệm PCR, vì xét nghiệm PCR vẫn đáng tin cậy hơn.
Làm sao để phát hiện test nhanh bị dương tính giả?
Tiến sĩ Hudson Peacock khuyên rằng nếu test nhanh hiện lên vạch “dương tính” rất mờ bên cạnh chữ T, điều quan trọng là phải xem xét khung thời gian đọc kết quả, theo Express.
Ông viết: “Về cơ bản, bất cứ vạch nào hiện lên trong khung thời gian đọc kết quả – thường được ghi trên tờ hướng dẫn là 15 phút, thì đó là xét nghiệm dương tính thật và người bệnh phải cách ly và làm tiếp xét nghiệm PCR”.
Tuy nhiên, nếu một vạch hiện lên sau thời gian đọc kết quả – nghĩa là quá 15 phút – thì điều này không được tính là dương tính, ông nói rõ, theo Express.
Test nhanh kháng nguyên giảm độ nhạy trước biến thể Omicron
Theo lời của bác sĩ, vạch “dương tính” mờ bên cạnh chữ T xuất hiện sau khung thời gian đọc kết quả có thể là dương tính giả.
Điều này cho thấy rằng điều quan trọng là làm đúng theo tờ hướng dẫn kèm theo test nhanh và chỉ đọc kết quả trong khung thời gian ghi trên tờ hướng dẫn.
Hãy nhớ đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi làm test nhanh để đảm bảo làm đúng theo các bước và đọc kết quả đúng, nhằm thực hiện các bước ứng xử tiếp theo cho đúng.
Nếu kết quả test nhanh là dương tính, người bệnh cần tự cách ly và làm thêm xét nghiệm PCR.
Tại sao có vạch mờ xuất hiện sau khung thời gian đọc kết quả?
Bác sĩ Hudson Peacock nhấn mạnh đây chỉ là quan điểm của riêng ông. Nếu vạch “dương tính” hiện lên rất mờ sau khung thời gian đọc kết quả, thì nguyên nhân rất có thể là đã có một số thứ gây nhiễu kết quả, ví dụ như thức ăn hoặc đồ uống…
Hoặc cũng có thể mức độ vi rút chỉ ở mức cực kỳ thấp. Trong trường hợp này, tốt nhất là làm lại test nhanh một lần nữa.
5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có gì khác với các chủng khác?
Các triệu chứng của Omicron có thể hơi khác so với các biến thể khác của Covid-19. Vì vậy, điều cần thiết là phải chú ý đến các dấu hiệu mới khi nhiễm bệnh.
Sau đây là 5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có nghĩa là rất khó xảy ra với các biến thể khác - kể cả Delta, theo Express.
Omicron đang từ từ lan dần đến khắp các nước trên thế giới. Do đó, điều quan trọng là cần phải xét nghiệm Covid-19 nếu phát triển bất kỳ dấu hiệu cảnh báo chính nào.
Cần chú ý đến 5 dấu hiệu đặc trưng của biến thể Omicron. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng các triệu chứng nhiễm Omicron có thể hơi khác so với các biến thể trước đây.
Trong khi các triệu chứng của các biến thể trước đây phổ biến nhất là ho, sốt cao, mất vị giác và khứu giác, thì Omicron lại có các triệu chứng đặc trưng riêng, theo bác sĩ Gary Bartlett, chuyên gia của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh.
Bác sĩ Bartlett cảnh báo rằng bệnh nhân có nhiều khả năng xuất hiện cảm giác ngứa ngáy kỳ lạ trong cổ họng.
Tình trạng mệt mỏi dai dẳng, đau nhức cơ và thậm chí đổ mồ hôi ban đêm đều có thể là dấu hiệu của nhiễm Omicron, theo Express.
Bác sĩ Bartlett cho biết, các triệu chứng của Omicron ban đầu có vẻ nhẹ hơn so với nhiễm biến thể Delta.
Biến thể Omicron cũng có thể gây ra các triệu chứng thông thường đã biết, như sổ mũi nghẹt mũi, sốt, ho, đau đầu, đau họng, mất vị giác khứu giác, bác sĩ Bartlett nói thêm.
Ngay cả chỉ gặp những triệu chứng nhẹ cũng nên làm xét nghiệm. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
5 triệu chứng đặc trưng riêng của Omicron bao gồm:
Ngứa cổ họng - trái ngược với đau họng
Ho khan dai dẳng
Cực kỳ mệt mỏi
Đau nhức cơ
Đổ mồ hôi ban đêm, theo Express.
Đây có thể là những triệu chứng đầu tiên và duy nhất của biến thể Omicron.
Có thể khó phân biệt giữa Covid-19 và cảm lạnh thông thường nếu không xét nghiệm PCR, bác sĩ Bartlett nhấn mạnh.
Test nhanh kháng nguyên giảm độ nhạy trước biến thể Omicron
Bác sĩ Bartlett nói thêm, đừng nghĩ rằng bạn từng nhiễm Covid-19 thì sẽ không lây nhiễm Omicron.
Tất cả mọi người đều cần phải cảnh giác, hãy chú ý đến tất cả các triệu chứng kể trên - ngay cả người đã tiêm mũi 3 vẫn có thể nhiễm Omicron.
Bác sĩ Bartlett cảnh báo, ngay cả chỉ gặp những triệu chứng nhẹ cũng nên làm xét nghiệm.
Các test nhanh chỉ nên áp dụng cho người không có triệu chứng, nhưng không nhạy trong việc phát hiện Covid-19 so với xét nghiệm PCR.
Tự test nhanh thế nào để kết quả chính xác? Các chuyên gia cho rằng người dân trước khi tự test nhanh cần được tập huấn kỹ cách lấy mẫu, thực hiện thao tác đúng hướng dẫn trên bộ test, quẹt que đủ độ sâu, thời gian quẹt đảm bảo 5-10 giây. Tại cuộc họp với Sở chỉ huy phòng chống Covid-19 Hà Nội sáng 4/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho...