Bệnh nhân vừa nhập khoa Cấp cứu, một bác sĩ lập tức thông báo trong nhóm chat trên mạng xã hội để tất cả bác sĩ hội chẩn, lên kế hoạch điều trị.
Chiều 17/12, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết đơn vị này vừa điều trị cho bệnh nhân 64 tuổi, ngụ Tân Phú, bị đột quỵ nặng.
Trước đó, khoảng 14h30 ngày 11/12, nữ bệnh nhân nhập khoa Cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, méo miệng, nửa người bên phải liệt hoàn toàn và bệnh nền đái tháo đường, nhồi máu não, rung nhĩ, tỷ lệ tử vong lên đến 80% nếu không cấp cứu kịp thời.
Nhận thấy tình hình bệnh nhân nguy kịch, tiên lượng nặng, một bác sĩ lập tức báo động trên nhóm chat của các bác sĩ Cấp cứu, Nội thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh.
Nhờ vậy, bệnh nhân được ưu tiên thăm khám, hội chẩn và chụp CT trước. Tại phòng CT, bệnh nhân được xác định đột quỵ điểm 22 (thông thường trên 20 là mức độ nặng).
Kết quả chụp DSA cho thấy người bệnh bị tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong và động mạch não giữa. Các bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật can thiệp xử lý huyết khối. Nhờ sự phối hợp của ê-kíp, sau 30 phút, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Bệnh nhân qua cơn nguy kịch sau 30 phút nhờ được ưu tiên hội chẩn qua nhóm chat của bác sĩ. Ảnh: Thiên Chương.
TS.BS Trần Xuân Trường, Trưởng khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết thời gian từ khi tiếp nhận bệnh nhân đến khi can thiệp thành công khoảng 3 giờ.
Sau can thiệp, bệnh nhân hồi phục tốt. Tuy nhiên, người bệnh vẫn trong tình trạng rung nhĩ nên cần được theo dõi vấn đề tắc mạch sau đột quỵ. Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, sức cơ cải thiện, đi lại được.
BSCKI Phạm Xuân Lãnh, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết từ nhiều năm nay, các bác sĩ đã thống nhất lập nhóm trò chuyện trên mạng xã hội.
Khi có trường hợp cấp cứu khẩn cấp, chỉ cần một người thông báo trong nhóm, bác sĩ các chuyên khoa sẽ cùng hội chẩn và lên kế hoạch ưu tiên để tranh thủ “thời gian vàng” điều trị cho người bệnh. Nhóm chat hiện có hơn 43 người với đầy đủ bác sĩ các chuyên khoa.
Theo Zing
Người phụ nữ có 3 quả thận
Người phụ nữ ở Tân Dư, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đi vệ sinh nhiều hơn bình thường và cảm thấy đau thắt lưng vào buổi sáng. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân này có 3 quả thận.
Ảnh minh họa
Mai Phương
Nguồn: Pear Video, Global Times/Zing
Phản ứng không ngờ của bác sĩ trước dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết online tại nhà Thay vì lên bệnh viện thăm khám, không ít người bệnh có dấu hiệu sốt xuất huyết lại lên mạng để tìm người đến xét nghiệm, truyền nước tại nhà. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên tự ý xét nghiệm tại nhà. Đã có 250.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết trong 10 tháng đầu...
Tin mới nhất
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh
09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?
09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính
07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.
5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc
06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết
05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
MRI cho thấy đĩa đệm L5/S1 của anh T. bị thoát vị, gây hẹp ống sống, đồng thời cơ hình lê phải dày đến 19mm (so với 12mm ở bên trái). Tình trạng này đã dẫn đến hiện tượng phì đại cơ, chèn ép vào dây thần kinh tọa, gây đau nhức.
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
- Dù táo đỏ tốt cho sức khỏe những loại quả này khá ngọt. Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn. Mỗi ngày, một người khỏe mạnh chỉ nên ăn khoảng 5 trái táo đỏ tươi và 3 trái táo đỏ khô là phù hợp.
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.