Bác sĩ cảnh báo tình trạng bệnh nhân tâm thần gia tăng
Chuyên gia điều trị bệnh tâm thần khuyến cáo người dân cần bình tĩnh sống chung với đại dịch Covid-19 bằng việc duy trì các thói quen lành mạnh.
Hiện nay tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Giáo sư Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, cho hay trong bối cảnh này, số bệnh nhân mắc các chứng bệnh tâm thần có xu hướng tăng.
Sợ hãi, cáu gắt vì căng thẳng
Gần đây, Giáo sư Đức tiếp nhận một nữ bệnh nhân 40 tuổi, là nông dân. Bà tới khám và điều trị ngoại trú, được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu.
Chia sẻ với Giáo sư Đức, người phụ nữ cho biết từ khi có dịch Covid-19, bà luôn lo sợ bị lây nhiễm, không dám đi ra ngoài và tiếp xúc người khác.
Tình trạng kéo dài khiến bà bị rơi vào tình trạng ăn kém, ngủ ít, hay cảm thấy ngột ngạt, khó thở, tê bì tay chân, nóng lạnh bất thường. Đôi lúc, bà đột ngột vã mồ hôi, buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, có cảm giác u cục ở họng…
Thậm chí, nhiều thời điểm, bà lên cơn hốt hoảng, sợ hãi, đặc biệt khi có các yếu tố liên quan đến Covid-19 như tiếp xúc với người lạ, trường hợp liên quan đến vùng dịch.
“Khi nghe tin có người tử vong vì Covid-19, bênh nhân có triệu chứng mạch nhanh, huyết áp tăng, đổ mồ hôi, run rẩy, căng cứng cơ, cảm giác như nghẹt thở”, Giáo sư Đức kể.
Với bệnh nhân này, Giáo sư Đức đã điều trị bằng cách giải tỏa lo âu, chống trầm cảm, dùng vitamin, dưỡng não… Hiện tại, nữ bệnh nhân có tiến triển tốt hơn, không còn lo sợ như trước.
Giáo sư Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Ảnh: HQ.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, cũng chia sẻ ca bệnh là nhân viên văn phòng tại Hà Nội.
Video đang HOT
Ngày 13/7, nữ bệnh nhân đã vào Bệnh viện E và được bác sĩ Chung chẩn mắc stress do công việc.
Lý do là khi dịch bệnh Covid-19 phức tạp, công việc của chị bận rộn hơn với nhiều giấy tờ, con số gây căng thẳng. Chị bắt đầu có triệu chứng mất ngủ, căng thẳng, hay gặp ác mộng, tính tình thay đổi, hay cáu gắt.
Sau một tuần, nhờ có sự can thiệp của bác sĩ, nữ bệnh nhân ổn hơn khi có giấc ngủ ngon hơn trước.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tâm thần
Giáo sư Cao Tiến Đức cho hay những trường hợp trên không phải hiếm trong thời điểm này. Đa số bệnh nhân đến điều trị nội trú là những trường hợp nặng. Các chứng bệnh hay gặp là rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
Bên cạnh đó, nhiều người có các bệnh cơ thể cũng xuất hiện thêm các rối loạn tâm thần. Nhiều bệnh nhân có bệnh lý tâm thần cũ bị tái phát, nặng lên trong đại dịch.
“Khi vấn đề kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, xung quanh đại dịch Covid-19 có nhiều bất ổn, ý tưởng tự sát có thể xuất hiện. Một số nghiên cứu thấy tỷ lệ tự sát không tăng trong đại dịch nhưng có tăng sau các đợt bùng phát”, Giáo sư Đức cho hay.
Theo Giáo sư Đức, bệnh lý tâm thần có thể khởi đầu bằng các triệu chứng như buồn chán, mệt mỏi, lo sợ, hoang tưởng ảo giác, kích động. Bệnh nhân có hành vi nguy hiểm như tự sát hoặc tấn công người xung quanh.
Bệnh nhân có thể khởi phát bằng các triệu chứng cơ thể như đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, huyết áp, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau vai gáy, cơ xương khớp…
Chuyên gia này cho hay đại dịch Covid-19 rất nguy hiểm, lây lan nhanh, nhiều trường hợp bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao dẫn tới mất người thân. Nhiều người phải cách ly tập trung xuất hiện tâm lý sợ lây chéo, không được giao tiếp cộng thêm việc lo lắng cho người thân, cha mẹ già, con nhỏ không có người chăm sóc… Người ở nhà thì lo lắng cho người thân đang phải cách ly, điều trị.
Trong đại dịch Covid-19, người dân còn lo nghĩ thu nhập bị ảnh hưởng, mùa màng bị thất thu, việc tiêu thụ nông sản khó khăn… Họ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc.
“Sau các đợt dịch bùng phát, một số người tìm thấy những điểm mạnh mới về cảm xúc và ý chí. Tuy nhiên, người dân có thể mắc các bệnh lý tâm thần như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, rối loạn stress. Những người mắc Covid-19; trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần như người già, suy giảm chức năng miễn dịch; người sử dụng chất gây nghiện và các bệnh lý tâm thần có từ trước sẽ tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần”, Giáo sư Đức nói.
Bác sĩ Chung cũng cho biết Covid-19 ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm thần của mọi người. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường, người dân cần đi khám ngay.
Đó có thể là cảm giác khó ngủ, giấc không đủ, hay tỉnh giữa đêm, khi dậy thấy mệt mỏi. Trạng thái hay gặp nhất ở bệnh nhân là mệt mỏi mạn tính, cơ thể không có năng lượng, động lực làm việc.
Cảm xúc bệnh nhân thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước, không kiểm soát được cảm xúc của mình. Trong người thường xuyên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, mất tập trung, dẫn tới không làm được việc gì.
Dịch Covid-19 căng thẳng khiến nhiều người hoang mang. Ảnh: Hà Văn Đạo.
Bác sĩ Chung chia sẻ người dân nên bình tĩnh, sống chung an toàn trong dịch Covid-19. Chúng ta nên có một thời khóa biểu và cố gắng thực hiện, chẳng hạn thức dậy và đi ngủ vào những thời điểm tương tự mỗi ngày.
Người dân nên giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên ăn các bữa ăn lành mạnh, đúng giờ, luyện tập thể dục đều đặn, phân bổ thời gian cho làm việc, nghỉ ngơi, dành cho bản thân những việc yêu thích.
Theo Giáo sư Đức, bệnh tâm thần rất nguy hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc, hạnh phúc gia đình, có thể xuất hiện ý tưởng tự sát và hành vi tiêu cực.
Mỗi người cần chấp hành các quy định về chống dịch của ngành y tế, cơ quan chức năng như 5K, chỉ thị giãn cách… Người dân nên tập thể dục, ăn uống đầy đủ, tránh lạm dụng chất, chơi game nhiều, cờ bạc…, tạo cho bản thân có niềm tin, ý chí để vượt qua đại dịch.
Tăng đề kháng bằng lợi khuẩn Probiotic
Khoảng 70% hệ bạch huyết biểu mô nằm ở ruột non nên chăm sóc đường ruột bằng các lợi khuẩn Probiotic có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường đề kháng.
Với sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tránh được sự tấn công của các tác nhân có hại bên ngoài và phục hồi nhanh nếu không may bị lây nhiễm bệnh. Một người có sức đề kháng tốt khi có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, nằm ở khắp các nơi trong cơ thể. Trong đó, các tế bào bạch huyết là một phần quan trọng, được coi như lính gác cổng của từng vùng cơ thể, có tác dụng tìm kiếm và tiêu diệt các kẻ xâm nhập, đồng thời sản xuất các kháng thể theo hệ tĩnh mạch và đưa vào hệ tuần hoàn máu.
IgA là một trong 5 kháng thể có trong hệ thống miễn dịch của con người, được tiết ra chủ yếu tại các mô niêm nhầy như trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp. IgA đóng vai trò như một tuyến phòng thủ đầu tiên, chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, đặc biệt là tại cơ quan hô hấp và hệ tiêu hóa.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, gia tăng kháng thể bằng cách gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột là một trong những cách cải thiện sức khỏe miễn dịch bên cạnh lối sống lành mạnh như ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục, ngủ đủ giờ...
Ông lý giải, trong đường ruột của chúng ta có một hệ vi sinh vật phức tạp bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Lợi khuẩn hay probiotic là những vi khuẩn - vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Thông thường, hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh tật hoặc căng thẳng có thể thay đổi sự cân bằng này: tăng lượng hại khuẩn và giảm tỷ lệ lợi khuẩn, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa cũng như các vấn đề khác.
Mô phỏng đường ruột, trong đó probiotic là những vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Ảnh: Vinamilk.
Thực tế khi hoạt động, lợi khuẩn có thể sản xuất enzyme hoặc protein ức chế phát triển vi khuẩn có hại đồng thời cạnh tranh vị trí và nguồn dinh dưỡng của các vi khuẩn có hại. Điều này ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn có hại, vốn có khả năng gây nhiễm trùng hoặc các rối loạn, bệnh lý cho cơ thể. Lợi khuẩn cũng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, cho phép cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, từ đó tăng đề kháng. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn giúp hoạt hoá đại thực bào, kích thích sản xuất IgA.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ (American College of Gastroenterology) chỉ ra rằng các chủng lợi khuẩn có thể hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh hộ hấp, tiêu chảy, giảm bớt nhiễm trùng âm đạo, ngăn ngừa bệnh tự miễn, giảm bớt bệnh ngoài da, chống lại nhiễm trùng tiết niệu...
Bác sĩ Khanh cho biết lợi khuẩn có sẵn trong cơ thể từ khi chúng ta ra đời, lợi khuẩn có thể sinh sôi hay giảm theo thời gian và lợi khuẩn cũng có thể được đưa vào cơ thể thông qua ăn, uống. Ví dụ một số người yếu thường thiếu lợi khuẩn trong cơ thể, cũng có người bị giảm lợi khuẩn khi dùng kháng sinh, bởi khi tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi. Vì thế khi kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân, các bác sĩ thường kê thêm men vi sinh - lợi khuẩn.
Để tăng lợi khuẩn cho cơ thể, chúng ta có thể sử dụng các chế phẩm men vi sinh hoặc một số thực phẩm lên men như sữa chua men sống, đậu nành lên men (natto), kim chi, dưa muối, hay sữa mẹ... Lợi khuẩn cũng phát triển tốt khi có nguồn thức ăn là các chất xơ hòa tan (prebiotic). Bác sĩ Khanh cho biết việc bổ sung lợi khuẩn dù có dư thừa cũng không gây ra tác hại gì cho cơ thể, vì thế chúng ta có thể yên tâm bổ sung lợi khuẩn.
Sữa chua uống Vinamilk Probi bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM từ châu Âu, giúp tăng đề kháng. Ảnh: Vinamilk.
Tuy nhiên, khi qua môi trường axit dạ dày, các lợi khuẩn có thể bị suy giảm số lượng. Một trong những chủng lợi khuẩn được nghiên cứu trên thế giới có tỷ lệ sống sót cao sau khi qua dạ dày là L.Casei 431TM từ tập đoàn men sống hàng đầu châu Âu - Chr. Hansen, được chứng minh lâm sàng giúp hỗ trợ miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.
Bé chào đời nặng gần bằng em bé hai tháng tuổi Bé trai chào đời nặng 5,2 kg tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, khỏe mạnh, tương đương trọng lượng em bé khoảng hai tháng tuổi. Bác sĩ Trần Vạn Nhiệm, Trưởng Khoa Sản, cho biết sản phụ 33 tuổi nhập viện, trưa 11/7. Các bác sĩ đánh giá thai nhi to, trọng lượng lớn hơn bình thường nên chỉ định sinh mổ....