Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện
Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.
Tôi đọc thông tin trong bài viết “Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt làm khi đau đầu âm ỉ”, nhận thấy nhiều người chủ quan khi bị đau đầu, thường cố chịu đựng đến khi qua cơn, hoặc mua thuốc giảm đau về uống mà không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào có thể gây đau đầu, các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm là gì, thưa bác sĩ? (Quỳnh Trang, Hà Nội).
Thạc sĩ, bác sĩ Chử Văn Dũng, Khoa Nội, Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tư vấn:
Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm.
Đau đầu là hiện tượng đau lan tỏa một vùng bất kỳ ở khu vực đầu – mặt do kích thích các thụ cảm thần kinh đau. Phần lớn cấu trúc nhu mô não và khu vực não thất không nhạy cảm với đau. Các cấu trúc nhận cảm đau vùng đầu mặt bao gồm: da, tổ chức dưới da; cơ vùng đầu – cổ; động mạch ngoài sọ và màng xương sọ; cấu trúc vi thể mắt, tai, khoang mũi, hàm mặt; các xoang tĩnh mạch màng cứng và các nhánh, khu vực xoang hang; màng cứng nội sọ; các động mạch lớn.
Phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp đau đầu là triệu chứng của bệnh lý, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng, trong đó:
- Bệnh lý nội sọ: bệnh lý mạch máu não (thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết, viêm mạch, dị dạng mạch, huyết khối xoang tĩnh mạch,…); viêm do nhiễm trùng (viêm màng não, viêm não, áp xe não,..) hoặc không do nhiễm trùng (tự miễn, ung thư, hóa học); chấn thương sọ não; u não và các khối choán chỗ; hội chứng tăng áp lực nội sọ; dị dạng Chiari loại I;…
- Bệnh lý ngoài sọ: bệnh lý về mắt, tai mũi họng, nha khoa, bệnh động mạch cảnh hoặc đốt sống đoạn ngoài sọ (bóc tách động mạch).
- Bệnh lý toàn thân: cơn tăng huyết áp, sốt cao, thiếu oxy máu, tăng C02 máu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virus,…
Các nghiên cứu cho thấy hơn 95% trường hợp đau đầu là lành tính. Các trường hợp đau đầu do các bệnh lý nguy chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên ít người có thể phân biệt được trường hợp nào là nghiêm trọng. Có một số yếu tố cảnh báo nguy hiểm ở những người bị đau đầu, bao gồm:
Video đang HOT
- Triệu chứng hoặc dấu hiệu thần kinh (ví dụ: ý thức thay đổi, tê yếu tay chân, song thị, phù gai thị, méo miệng, nói khó, không hiểu lời nói,…).
- Tăng huyết áp nặng.
- Người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc ung thư.
- Đau đầu kèm cứng cổ.
- Đau đầu như sét đánh (đau đầu dữ dội và đạt đỉnh trong vòng vài giây).
- Người bệnh có thể có tình trạng co giật, thay đổi tính cách, lú lẫn hoặc ngất xỉu.
- Đau đầu tăng khi ho hoặc khi vận động.
- Các triệu chứng toàn thân (ví dụ: sốt, sụt cân,…).
- Đau đầu ngày càng trầm trọng hoặc cơn đau đầu tính chất khác hẳn trước đây.
- Khởi phát đau đầu sau 50 tuổi.
Nếu đau đầu có kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu cảnh báo trên, người bệnh cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được đánh giá đầy đủ.
Chụp phim cộng hưởng từ sọ não để tìm nguyên nhân đau đầu. Ảnh: BVCC
Hầu hết trường hợp đau đầu lành tính có thể được chẩn đoán thông qua hỏi bệnh và khám bệnh mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên, một số bệnh lý nghiêm trọng có thể cần phải xét nghiệm khẩn cấp hoặc ngay lập tức (khi có các dấu hiệu cảnh báo).
Cộng hưởng từ sọ não (MRI) cho đánh giá hiệu quả nhất hình ảnh về não bộ, cắt lớp vi tính sọ não cũng có thể sử dụng. Có thể dựng phim mạch máu não (MRA hoặc CTA) để đánh giá về tình trạng mạch khi nghi ngờ.
Ngoài ra, nếu đang nghi ngờ viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, viêm não hoặc bất kỳ nguyên nhân nào của viêm màng não nên chọc dịch não tủy và xét nghiệm dịch não tủy.
Các xét nghiệm, thăm dò khác (ví dụ: đo nhãn áp, soi đáy mắt, xét nghiệm máu, nội soi tai mũi họng,…) có thể được thực hiện khi có triệu chứng gợi ý tùy tình huống.
Bị kẻ ngáo đá dùng đũa đâm xuyên hốc mắt
\Một trường hợp bị dị vật xuyên thấu ổ mắt nguy hiểm đã được các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh phẫu thuật cấp cứu thành công, giúp bệnh nhân không bị ảnh hưởng thị lực...
Ngày 29/11, đại diện Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh nhân là anh P.V.T. (SN 2002, ngụ quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh). Theo lời kể của bệnh nhân, cách lúc nhập viện 4 ngày, anh T. đưa người yêu đi ăn bằng xe máy. Khoảng 23h, khi đang về nhà, họ gặp một thanh niên đứng bên lề đường có biểu hiệu lạ.
Nghe bạn gái nói thanh niên trên cứ nhìn mình chằm chằm, anh T. dừng xe, quay lại theo dõi thì đối tượng bất ngờ lao đến, dùng chiếc đũa trên tay đâm thẳng vào vùng mắt anh T. "Sau đó, chúng tôi đã báo Công an thì được cho biết thanh niên kia có dấu hiệu ngáo đá và đã bị bắt", anh T. kể lại.
Ảnh CT scan cho thấy dị vật đâm xuyên hốc mắt và hốc mũi của bệnh nhân.
Sau khi bị tấn công, anh T. bị sưng đau mắt trái và chảy máu mũi 2 bên. Bệnh nhân tự cầm máu rồi vào Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh khám. Tại đây, các bác sĩ xác định thị lực mắt trái của bệnh nhân còn 4/10, phù mi, phù kết mạc, hạn chế vận nhãn toàn bộ.
Anh T. được điều trị nội khoa 2 ngày, sau đó chuyển đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh (ngày 22/11). Siêu âm mắt ghi nhận có vỡ thành xương mũi dưới mắt và dị vật phía mũi dưới, vẩn đục dịch kính rải rác, chèn ép thành nhãn cầu và tụ dịch phần mềm hốc mắt.
Ảnh CT scan cho thấy, dị vật ở hốc mắt trái dài 5cm, từ nhãn cầu mắt xuyên vào hố mũi 2 bên. Quá trình điều trị, các bác sĩ phối hợp nội soi đẩy và kéo dị vật qua đường ngoài. Dị vật lấy ra là chiếc đũa gãy đường kính 6cm, gây thủng xương vách ngăn, vỡ ngành lên xương hàm trên.
Dị vật lấy ra là chiếc đũa gãy đường kính 6cm, gây thủng xương vách ngăn, vỡ ngành lên xương hàm trên.
Hậu phẫu, bệnh nhân tiếp tục được dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Đến nay, thị lực mắt trái của bệnh nhân đã phục hồi 10/10, chưa ghi nhận hạn chế vận nhãn, giảm đau và không còn chảy máu mũi.
ThS.BS CK2 Nguyễn Minh Hảo Hớn, Trưởng khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng cho biết, với trường hợp trên, may mắn dị vật không xuyên thấu các cấu trúc quan trọng của mắt và được xử lý sớm.
Nếu dị vật đâm xuyên hốc mũi và hốc mắt, làm tổn thương động mạch sàng trước hoặc các tổ chức nguy hiểm, bệnh nhân có thể mù vĩnh viễn hoặc gây chảy máu ồ ạt, dẫn đến tử vong.
Hậu phẫu, thị lực mắt trái của bệnh nhân đã phục hồi 10/10 và không còn chảy máu mũi.
Theo TS.BS CK2 Nguyễn Thanh Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng, thống kê từ năm 2018 đến năm 2022, bệnh viện chỉ có 5 trường hợp bị tai nạn dị vật với bệnh cảnh nêu trên. Tuy nhiên chỉ trong 10 tháng năm 2023, đã có 2 ca bị dị vật đâm vào hốc mắt vào nơi này cấp cứu.
Khi bị tai nạn dị vật đâm xuyên, bệnh viện có thể phối hợp cả bác sĩ chuyên khoa Mắt, Tai mũi họng và Ngoại thần kinh trong những trường hợp phức tạp và dị vật có thể được lấy ra qua đường mắt hoặc đường mũi dưới nội soi.
TS.BS CK2 Nguyễn Thanh Vinh khuyến cáo, người dân không được tự ý rút dị vật mà cần đến ngay bệnh viện gần nhất cấp cứu kịp thời để được đánh giá và xử trí phù hợp. "Có những dị vật khi rút ra sẽ làm vỡ mạch máu và gây nguy hiểm tính mạng nên người dân cần hết sức thận trọng trong sinh hoạt", TS.BS CK2 Nguyễn Thanh Vinh nói.
Lấy thành công dị vật mảnh kim loại sắc nhọn ở vùng cổ nam thanh niên
Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị hơn 100 dị vật găm vào mặt và đầu
Nữ bác sĩ vừa sợ vừa xúc động khi được tặng... một bình xăng Sau hai ngày nhận món quà của bệnh nhân là một bình xăng, bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh vẫn không thôi xúc động. Chị nói: "22 năm làm nghề y, tôi chưa bao giờ nhận món quà nào "độc, lạ" như thế. Tôi cảm kích tình cảm này nhưng nó rất nguy hiểm". Bệnh nhân đã tặng cho bác sĩ Phạm Thị...