Bác sĩ cảnh báo: Cha mẹ sợ dịch không đưa con đi khám, nhiều trẻ khi đến viện đã biến chứng nặng, tiên lượng xấu, nguy kịch
Lo ngại dịch bệnh nên không ít cha mẹ không đưa trẻ đi khám sớm, dẫn tới việc trẻ bị biến chứng nặng.
Trẻ nguy kịch, tiên lượng xấu khi nhập viện
Bé trai Đ.P (8 tuổi, Chương Mỹ) được chẩn đoán bị hội chứng thận hư kháng thuốc từ năm 2018. Nhưng lo ngại dịch bệnh nên đã 7 tháng nay gia đình không cho con đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ mà tự ý điều chỉnh thuốc cho trẻ uống.
Cách đây 15 ngày, trẻ bị phù toàn thân nhưng gia đình vẫn chủ quan chưa đưa con đi khám. Ngày 27/9/2021 khi trẻ xuất hiện tình trạng co giật, co quắp tay chân, sùi bọt mép thì gia đình mới đưa con đến bệnh viện huyện, sau đó được chuyển lên bệnh viện tỉnh để theo dõi và điều trị. Do bệnh chuyển biến nặng ngày 28/09/2021, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
ThS.BS Bùi Thị Tho, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi vào Khoa trong tình trạng suy hô hấp phải thở máy, phù to toàn thân, bụng chướng, cao huyết áp, co giật toàn thân.
Sau khi nhập khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bi suy hô hấp do tình trạng phù và giảm canxi máu, cao huyết áp. Cả ba nguyên nhân này do bệnh thận của trẻ không được theo dõi, đánh giá và điều trị kịp thời. Ngay lập tức, trẻ được xử trí các cơn co giật, truyền đạm, lợi tiểu, thuốc hạ áp.
Hiện trẻ đã cai được máy thở, nhưng tiên lượng vẫn xấu.
Bệnh nhi nguy kịch do nhập viện muộn – Ảnh BVCC.
Trường hợp bé gái K.N (10 tháng tuổi, Vĩnh Phúc) sinh ra trẻ nhẹ cân, thấp còi nhưng gia đình không cho con đi khám. Bốn ngày trước khi nhập viện trẻ xuất hiện tình trạng ho, sốt, khò khè tuy nhiên lo sợ dịch bệnh Covid-19 và nghĩ trẻ ốm, mệt thông thường nên tự mua thuốc điều trị tại nhà mà không cho trẻ đi khám.
Sau 4 ngày điều trị tại nhà, khi thấy trẻ sốt cao kèm khó thở, tím tái thì gia đình mới đưa trẻ đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh để thăm khám và điều trị. Tại đây trẻ được các bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi, tim bẩm sinh. Do tình trạng chuyển biến nặng, ngày 28/9/2021 trẻ được chuyển đến khoa Hồi sức Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp thục theo dõi và điều trị.
TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Nội tim mạch – Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng do virut RSV, suy hô hấp, suy tim, tăng áp phổi nặng, còn ống động mạch lớn …
Sau khi, nhập viện trẻ được hỗ trợ thở máy và điều trị viêm phổi do virut RSV. Hiện trẻ vẫn phải thở máy, tiên lượng nặng, nguy cơ tử vong cao do trẻ nhập viện muộn, quá ‘thời điểm vàng’ để phẫu thuật.
Nếu bệnh nhi được gia đình đưa đi khám sớm sẽ phát hiện ra bệnh tim bẩm sinh, thì bệnh nhi sẽ được điều trị can thiệp, phẫu thuật sớm, đúng thời điểm bệnh tim bẩm sinh sẽ khỏi hoàn toàn, mang lại chất lượng cuộc sống tốt cho trẻ.
Đưa trẻ đi khám ngay để tránh biến chứng nặng
TS.BS Lê Hồng Quang khuyến cáo, trẻ bị ốm không đi khám kịp thời mà chỉ đến khi bệnh nặng, cần can thiệp hỗ trợ về hô hấp, hỗ trợ về tuần hoàn mới đến bệnh viện có xu hướng gia tăng… Chỉ đến khi con bị nặng mới đến khám và được chẩn đoán là mắc tim bẩm sinh nặng.
TS.BS Đỗ Minh Loan , Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có một số lý do về mặt tâm lý của bệnh nhân bị bệnh mãn tính và gia đình liên quan đến việc gia tăng số lượng trẻ mắc bệnh mạn tính nhập viện trong tình trạng rất nặng, thậm chí nguy kịch đến tính mạng.
Về phía trẻ, khi bị các bệnh mạn tính thường cảm thấy lo lắng, mặc cảm, tự ti về bệnh tật, mệt mỏi về thể chất, chán nản về tương lai. Thêm vào đó, trẻ thường xuyên phải uống thuốc trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ uống thuốc, dễ bị quên uống thuốc, quên thời điểm chính xác cần phải uống thuốc hoặc cho rằng thuốc cũng không giúp ích được nhiều cho bản thân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị.
Trẻ được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương – Ảnh BVCC.
Về phía gia đình, tâm lý e ngại dịch bệnh Covid-19 cộng thêm việc đi lại trong mùa dịch vô cùng khó khăn là rào cản để cha mẹ không đưa con đi khám kịp thời. Một nguyên nhân khác là một số cha mẹ quá bận bịu trong công việc nên thiếu sự giám sát việc uống thuốc và khó thu xếp đưa con tái khám theo đúng lịch được yêu cầu.
Ngoài ra, do thiếu hiểu biết về tác hại của việc không tuân thủ theo điều trị cũng dẫn đến việc trì hoãn cho trẻ đi khám lại. Tất cả những lý do này đều khiến cho việc điều trị bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ và gia đình trẻ bị bệnh đặc biệt các bệnh mãn tính là hết sức cần thiết. Công tác này đã và đang được Bệnh viện Nhi Trung ương triển khai thực hiện.
“Các nhà tâm lý sẽ thiết lập các mối quan hệ giữa bệnh nhân và gia đình để tạo sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, nắm bắt hoàn cảnh sống, nhu cầu hàng ngày, sự thay đổi tâm lý để hỗ trợ theo đặc thù từng cá nhân giúp trẻ có các kỹ năng để đương đầu và chung sống với tình trạng bệnh của bản thân, giúp gia đình biết cách hỗ trợ con một cách đúng đắn, phù hợp nhất có thể, bảo đảm trẻ tuân thủ điều trị bao gồm uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian quy đinh, khám lại đúng hẹn. Tuân thủ điều trị là một trong số các yếu tố quan trọng giúp quá trình điều trị thành công” , TS.Loan chia sẻ.
Hiện nay, tại các cơ sở khám chữa bệnh có quy trình sàng lọc, phân luồng và các quy trình bảo vệ bệnh nhân khi đến khám, phụ huynh có thể yên tâm khi cho con đến bệnh viện khám bệnh. Khi có sự phối hợp giữa người bệnh, cha mẹ trẻ với cơ cở y tế thì công tác phòng bệnh sẽ được đảm bảo. Khi đến bệnh viện, người bệnh và gia đình người bệnh chỉ cần tuân thủ quy tắc 5K và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Các bác sĩ khuyến cáo, việc đi đến nơi đông người, tụ tập khi không có việc cần thiết đều được khuyến cáo là hạn chế trong thời gian dịch bệnh này nhưng không có nghĩa là bệnh nhân không nên đến bệnh viện để khám bệnh.
Cha mẹ cần chủ động theo dõi và nhân biết những dấu hiệu bất thường ở trẻ, nên chủ động đưa trẻ đi khám kịp thời tại cơ sở y tế gần nhất, đừng vì lo lắng dịch bệnh mà bỏ qua ‘thời điểm vàng’ để chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ. Với những trẻ có dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh mạn tính gia đình nên cho trẻ tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ tránh tình trạng trẻ không được khám và điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Một biến chứng mới ở F0 khỏi bệnh có thể gây tử vong
Một biến chứng mới có khả năng gây tử vong đã được quan sát thấy ở 5 F0 đã khỏi bệnh tại Sir Ganga Ram ở Delhi (Ấn Độ).
Một biến chứng mới ở F0 khỏi bệnh có thể gây tử vong. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dịch bệnh Covid-19 gây ra rất nhiều triệu chứng và để lại hàng loạt các biến chứng cho người từng nhiễm bệnh nặng.
Ngay cả sau khi hồi phục, người bệnh vẫn có thể gặp nhiều biến chứng do loại vi rút ngấm ngầm này gây ra, từ khó thở đến cục máu đông đe dọa tính mạng.
Mới đây, các bác sĩ từ Bệnh viện Sir Ganga Ram ở Delhi (Ấn Độ) vừa báo cáo một biến chứng mới có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh.
Đã xảy ra tình trạng bị hoại tử túi mật ở bệnh nhân Covid-19 sau khi hồi phục. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo các nguồn tin từ bệnh viện, có 5 bệnh nhân Covid-19 đã bị hoại tử túi mật sau khi khỏi bệnh. Và cả 5 bệnh nhân này đều đã được điều trị thành công tại bệnh viện trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 vừa qua, theo Hindustan Times .
Ngoài Covid-19, bệnh nào sẽ khiến mất khứu giác và vị giác? | BÁC SĨ ƠI số 19
Ca mổ khẩn cấp cứu sống 5 bệnh nhân
5 bệnh nhân gồm 4 nam và 1 nữ đến bệnh viện trong tình trạng túi mật bị viêm nhiễm nặng dẫn đến hoại tử túi mật cần phải phẫu thuật khẩn cấp.
Tất cả các bệnh nhân đều phải phẫu thuật nội soi cấp cứu để cắt bỏ túi mật đã bị hoại tử.
Đây là lần đầu tiên ở Ấn Độ xảy ra tình trạng bị hoại tử túi mật ở bệnh nhân Covid-19 sau khi đã hồi phục, các bác sĩ cho biết.
Các bác sĩ lưu ý rằng thời gian trung bình từ khi xuất hiện các triệu chứng Covid-19 đến khi xảy ra biến chứng này là 2 tháng, được xác nhận thông qua siêu âm và chụp CT vùng bụng, theo Hindustan Times .
Các triệu chứng hoại tử túi mật ở bệnh nhân Covid-19
Tất cả 5 bệnh nhân, từ 37 đến 75 tuổi, đều có các triệu chứng sau:
Sốt
Đau tức ở phần bụng trên bên phải
Nôn mửa
Cần lưu ý rằng, 5 bệnh nhân đều có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hai người bị tiểu đường và bệnh tim. Ba bệnh nhân khác được dùng steroid để kiểm soát các triệu chứng Covid-19.
Hoại tử túi mật là gì?
Hoại tử túi mật còn gọi là viêm túi mật không do sỏi.
Thông thường thì gần 90% bệnh nhân bị viêm túi mật là do sỏi túi mật gây viêm cấp tính. Nhưng có 10% bệnh nhân bị viêm túi mật không do sỏi - là tình trạng viêm túi mật mà không có sỏi mật hoặc không bị tắc ống dẫn mật.
Đây là một tình trạng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao hơn đến 30 - 60%, so với viêm túi mật do sỏi thông thường, theo Hindustan Times .
Một số trường hợp báo cáo về tình trạng tương tự đã được mô tả trong tài liệu liên quan đến nhiễm Covid-19, các bác sĩ cho biết.
Tiến sĩ Praveen Sharma, chuyên gia tư vấn cấp cao tại khoa tiêu hóa của Bệnh viện Sir Ganga Ram, nói rằng chẩn đoán kịp thời là chìa khóa để ngăn ngừa tình trạng này.
Nếu bệnh nhân sốt và đau bụng trên bên phải, đặc biệt có tiền sử phục hồi gần đây do nhiễm Covid-19, cần đi khám kịp thời và can thiệp sớm bằng kháng sinh phổ rộng có thể ngăn ngừa, Hãng thông tấn ANI trích dẫn lời bác sĩ Sharma.
Thai phụ có thể vẫn gặp biến chứng COVID-19 dù không mắc bệnh Nghiên cứu cho thấy cho dù phụ nữ mang thai không mắc COVID-19, nhưng họ vẫn có thể gặp phải các biến chứng vì những căng thẳng liên quan đại dịch. Ảnh minh họa: Shutterstock Theo tờ Dailymail, các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester (Anh) đã phân tích nhau thai của 115 bà mẹ sinh con trong đại dịch COVID-19. Họ...