Bác sĩ BV Việt Đức cảnh báo 20 sai lầm ai cũng mắc khi phòng dịch Covid-19, phải sửa ngay trong giai đoạn nhạy cảm này
Đây đều là những sai lầm tai hại, có thể khiến bạn và những người xung quanh gặp nguy hiểm trong mùa dịch Covid-19 này.
Kể từ hôm nay, Việt Nam sẽ bước vào 2 tuần quyết định trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, sau khi một lượng lớn công dân và kiều bào từ nước ngoài trở về quê nhà. Đây cũng chính là lúc mà người dân cần phải thận trọng nhất nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Mới đây, bác sĩ Trần Quốc Khánh – hiện đang công tác tại Bệnh viện Việt Đức – đã lên tiếng nhắc nhở về 20 sai lầm mà mọi người thường gặp phải trong quá trình thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.
1. Thường xuyên tụ tập chỗ đông người
Khi đến đám cưới, đám ma, tiệc tùng, sự kiện, siêu thị…, bạn không thể đảm bảo ở đó không có người nhiễm Covid-19. Trong thời gian này, mọi người nên hạn chế đến những nơi trên.
2. Thường xuyên đưa tay lên mặt, mắt, mũi, miệng
Bác sĩ Khánh nhấn mạnh, bàn tay là nơi chứa rất nhiều bụi bẩn, khi đưa lên mặt sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập qua mắt, mũi, miệng. Đây cũng chính là một trong những con đường lây lan Covid-19.
Anh khuyên mọi người nên rửa tay thật sạch trước khi định đưa tay lên mặt, cũng như tuyệt đối không được dùng tay sửa khẩu trang nếu không muốn mọi biện pháp chống Covid-19 trở nên công cốc.
3. Ho, khạc, nhổ bừa bãi
Khi ở nơi công cộng, mọi người cần lấy tay hoặc khăn giấy để che miệng mỗi khi hắt hơi hoặc ho. Sau đó, hãy vo khăn giấy lại, ném vào thùng rác và vệ sinh bàn tay thật sạch.
4. Khi gặp nhau, vẫn bắt tay và ngồi nói chuyện, tiếp xúc với khoảng cách khá gần
Thời gian này mọi người tuyệt đối không nên bắt tay nhau; nếu đứng gần nhau phải đảm bảo khoảng cách 1,8 m theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
5. Thói quen dùng chung trong ăn uống
Người Việt Nam thường có thói quen gắp đồ ăn cho nhau, hoặc dùng chung bát canh, bát nước chấm. Chúng ta cần hạn chế điều này trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.
6. Dễ dàng để bàn tay tiếp xúc trực tiếp với mọi thứ
Theo bác sĩ Khánh, có 7 bề mặt vô cùng bẩn mà con người thường xuyên chạm vào nơi công cộng: nút bấm thang máy, máy ATM, tay vịn thang cuốn, tay vịn các loại xe, tay đẩy xe trong siêu thị hoặc sân bay, tay nắm cửa. Ngoài ra, tiền – thứ chúng ta vẫn dùng hàng ngày – cũng không khác gì một ổ vi khuẩn, mà lại không thể vệ sinh. Thế nhưng, mọi người ít khi vệ sinh tay sau khi chạm vào những thứ trên.
7. Lười tập thể dục và thức quá khuya
Bác sĩ Khánh cho biết, tập thể dục là một trong những phương pháp cốt lõi để tăng cường sức đề kháng, nhất là trong bối cảnh bệnh Covid-19 chưa có vaccine hay thuốc đặc trị. Ngủ đủ 6 tiếng/ngày cũng là điều nên làm trong thời gian này.
8. Chưa có thói quen vệ sinh bề mặt thường xuyên sử dụng hàng ngày
Đồng hồ, điện thoại, chùm chìa khóa, ví tiền, laptop, vô lăng ô tô hoặc tay lái xe máy, kính… là những thứ chúng ta cần tăng cường vệ sinh trong giai đoạn này.
9. Chưa hình thành thói quen rửa tay
Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyên mọi người nên rửa tay thường xuyên hàng ngày, tối đa là 3 tiếng/lần. Những thời điểm quan trọng cần phải rửa tay bao gồm trước khi ăn uống, trước khi đưa tay lên mặt, trước khi chăm sóc con cái, sau khi đi làm về và sau khi đi vệ sinh.
10. Vẫn duy trì thói quen ăn tái, gỏi, ăn thú rừng
Theo bác sĩ Khánh, thú rừng là loại vật chủ chứa rất nhiều loại virus gây bệnh cho người.
11. Lan truyền thông tin giả trên mạng xã hội
Việc mọi người ấn thích, bình luận và chia sẻ những bài viết sai sự thật này sẽ gây hoang mang cho cộng đồng, nhất là trong thời điểm nhạy cảm này.
12. Thực hành, sử dụng những “bài thuốc chống Covid-19″ chưa được kiểm chứng
Bác sĩ Khánh cho biết, gần đây mọi người thường sử dụng và lan truyền những bài thuốc được cho là “gia truyền” để phòng Covid-19, ví dụ như dùng dầu gió, dầu tràm, tỏi, nước sôi, vòng đeo cổ… Đây là những thông tin chưa được kiểm chứng, dễ khiến mọi người “tiền mất tiền mang”.
Giải pháp tốt nhất lúc này là thực hành dự phòng lây nhiễm và dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
13. Trốn cách ly, không chủ động khai báo sức khỏe, yếu tố dịch tễ
Theo bác sĩ Khánh, hành động này chỉ làm ảnh hưởng chính bản thân mình – người có nguy cơ bị nhiễm – đồng thời đẩy người thân, bạn bè xung quanh vào vòng nguy hiểm. Vì thế, những người thuộc diện cách ly cần tuân thủ đủ 14 ngày.
14. Nghĩ rằng Covid-19 chừa trẻ em
Bác sĩ Khánh cho biết, đây là điều mà rất nhiều người đang hiểu lầm. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể nhiễm Covid-19, kể cả trẻ em và thanh niên chứ không chỉ có mỗi người già.
15. Nghĩ rằng Covid-19 có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh
Bác sĩ Khánh khẳng định rằng kháng sinh chỉ có thể diệt được vi khuẩn, không thể diệt được virus.
16. Nghĩ rằng Covid-19 có thể lây qua ánh mắt
Virus không thể lây qua ánh mắt, mà chỉ có thể lây qua các giọt bắn khi nói chuyện, tiếp xúc với nhau.
17. Nghĩ rằng cứ ho, sốt, cảm cúm… là dương tính với Covid-19
Bác sĩ Khánh cho biết, các triệu chứng như ho, sốt, cảm cúm… có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Bạn chỉ có thể biết mình có nhiễm Covid-19 hay không bằng việc xét nghiệm.
18. Nghĩ rằng CHẠM hoặc TIẾP XÚC với người nhiễm Covid-19 là sẽ bị nhiễm virus
Điều này không đúng. Tỷ lệ lây nhiễm của một người dương tính với Covid-19 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tiếp xúc với bao nhiêu người, gần hay xa, có dùng chung đồ hay không…
19. Ở trong nhà hoàn toàn
Bác sĩ Khánh khuyên mọi người không nên ở trong nhà hoàn toàn. Làm như vậy sẽ khiến chúng ta bị stress, không có cơ hội tập thể dục và tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên, dễ dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch. Chưa kể, ở nhà quá nhiều làm mọi người chỉ biết đọc tin trên mạng, đa phần là tin tiêu cực, khiến bản thân bị ám thị và hoang mang thêm.
Vì thế, bạn nên ra những nơi thoáng khí, ít người để tập thể dục và đi bộ, khi đi phải đeo khẩu trang.
20. Tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi, cúm… có tác dụng giúp chống Covid-19
Điều này là không đúng. Việc tiêm phòng vaccine trong giai đoạn này hoặc hàng năm là để phòng ngừa cúm, ho gà, lao, bạch hầu… và các bệnh truyền nhiễm kéo theo sau đó. Đây là những bệnh khiến hệ miễn dịch suy giảm, làm cơ thể dễ mắc Covid-19.
Chết cười với bí kíp 1001 kiểu chào nhau đầy "thanh lịch giữa mùa dịch" của cộng đồng mạng
Đúng là trong cái khó ló ra cái... buồn cười.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, WHO cũng như các cơ quan y tế nhà nước đều khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với các bề mặt xung quanh, ví dụ như ngừng việc bắt tay chào nhau lại. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng không thể khiến cộng đồng mạng từ bỏ phép lịch sự tối thiểu của mình, bằng chứng là những kiểu chào vừa truyền thống vừa sáng tạo đang được lan truyền dưới đây:
1. Vẫy tay
Phương thức chào hỏi cơ bản, không động chạm mà vẫn giữ được độ thăng lịch. Bonus thêm kha khá điểm cute cho các bạn nữ khi sử dụng phương pháp này.
2. Nhướn lông mày
Sẽ ra sao khi gặp người quen mà tay thì không được bắt, miệng thì bịt khẩu trang kín mít không thể chào? Cách đơn giản nhất chính là cho bốn mắt chạm nhau, sau đó nhẹ nhàng nhướn lông mày lên, như vậy là tương đương với một "Hey" hoặc "Hi" rồi nhé.
Đừng làm mặt gian quá là được.
3. Wakanda Forever
Muốn một kiểu chào vừa cool vừa an toàn? Hãy chào kiểu Wakanda.
Đây là kiểu chào thích hợp với các fan cứng của Marvel, những người đam mê truyện tranh siêu anh hùng hoặc đơn giản là những ai muốn chào nhau một cách thật... ngầu. Động tác đơn giản, gọn gàng, mạnh mẽ và cực kỳ an toàn là những ưu điểm không thể phủ nhận của kiểu chào này.
Có điều chào xong đừng quen miệng hô to Wakanda Forerver nhé, ở đây chúng tôi không làm thế...
Thế này thôi là đủ.
4. Chào kiểu cổ trang
Bảo trọng!
Lại một kiểu chào quen thuộc nhưng ít được áp dụng, có thể dùng để chào khi gặp mặt lẫn khi ly biệt, vô cùng thích hợp với các fan truyện cũng như game kiếm hiệp. Kiểu chào này khi kết hợp với dang xưng kiếm hiệp dạng như "đại hiệp", "huynh đài" hoặc "đạo hữu" đảm bảo sẽ mang lại cảm giác vô cùng bá khí nhưng vẫn rất trang trọng. Có thể ví dụ một cuộc trò chuyện hàng ngày như sau:
- Tùng đại hiệp hôm nay đi làm sớm thế?
- Ai da, Long đạo hữu đi ăn trưa đó hả?
- Đến giờ check-out rồi, cáo biệt chư vị huynh đệ, hậu hội hữu kỳ!
(Tất nhiên chỉ nên áp dụng khi mọi người xung quanh đều nhất trí dùng giống mình, nếu không chỉ dăm ba hôm bạn sẽ bị chính công ty mình "khai trừ" vì làm trò con bò luôn đó...)
5. Cùi chỏ sang ngang sầu ly biệt
Gọi như vậy bởi kiểu chào này lấy việc đụng chạm cùi chỏ thay cho việc bắt tay. Tương tự kiểu Wakanda, đây là một kiểu chào gọn gàng, an toàn và nhìn rất nam tính. Các bạn có thể thấy trong những ảnh dưới đây, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence (Trưởng ban phòng chống dịch Covid-19 của Mỹ) là người thực hiện rất nghiêm túc việc này. Được biết, nhiều quan chức và thành viên chính phủ Mỹ cũng đang áp dụng kiểu chào tương tự.
6. Chào bằng chân
Chào kiểu này cho an toàn nhé bạn ơi.
Từ xưa chúng ta vẫn hay có câu "bắt tay, bắt chân" nhau nhưng trong thực tế lại chỉ dùng mỗi bắt tay. Chính vì vậy, một số cư dân mạng Trung Quốc đã quyết định thực hiện nốt phần "bắt chân" trong bối cảnh việc "bắt tay" bị hạn chế sử dụng. Gì chứ bọc nguyên cái giày to bự thế kia thì trăm phần trăm là an toàn luôn nhé.
Bao cool, bao an toàn.
(Nguồn: Tổng hợp)
KitKat
Bị mẹ mắng vì cắn em, bé gái 5 tuổi hét: "Vì lúc nào mẹ cũng yêu em hơn con" Nghe xong câu nói non nớt của con gái 5 tuổi, chị Xiao Jie nhận ra mình đã thực sự sai lầm. Rất nhiều cặp cha mẹ đã chuẩn bị tâm lý sẵn cho việc sinh con thứ hai. Tuy nhiên, hầu hết nó chỉ dừng ở vấn đề kinh tế, ít được nhắc đến ở khía cạnh tình cảm và chuẩn bị...