Bác sĩ BV K lên tiếng về đơn thuốc ung thư gần 130 triệu
Bác sĩ điều trị khẳng định, đơn thuốc gần 130 triệu của bệnh nhân ung thư vú là đúng phác đồ. Bệnh nhân có điều kiện và hoàn toàn tự nguyện để điều trị.
Trên cộng đồng cho bệnh nhân ung thư đang xôn xao đơn thuốc gần 130 triệu của một bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại BV K. Nhiều bệnh nhân cho rằng, bác sĩ lạm dụng kê thuốc đắt tiền, với đơn thuốc này, sẽ rất ít bệnh nhân có thể theo đủ liệu trình điều trị.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc BV K, Trưởng khoa Điều trị tự nguyện A khẳng định, đơn thuốc này do bác sĩ điều trị kê hoàn toàn đúng theo phác đồ mới nhất của Bộ Y tế.
Trong đơn có 3 thuốc đắt tiền, riêng thuốc Anzatax có giá 5 triệu đồng/lọ đã được BHYT thanh toán 100%, thuốc Herceptin, giá 45,6 triệu đồng/lọ được BHYT thanh toán 60%, còn lại thuốc Perjeta, giá 36,4 triệu đồng/lọ chưa được BHYT hỗ trợ.
Đơn thuốc của bệnh nhân ung thư vú tại Sơn La đang điều trị tại BV K
“Trước khi kê đơn, bác sĩ luôn giải thích, tư vấn đầy đủ, nếu bệnh nhân có đủ điều kiện kinh tế, đồng ý dùng thì bác sĩ sẽ kê còn với những bệnh nhân kinh tế khó khăn, sẽ có những lựa chọn khác”, PGS Quảng giải thích.
Theo PGS Quảng, không phải cứ dùng thuốc đắt tiền mới khỏi được bệnh, nhưng với những bệnh nhân dù còn 1-2% cơ hội điều trị và họ có điều kiện để dùng thì đó là việc hết sức bình thường.
Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, BS Đỗ Thị Thanh Mai cho biết thêm, đây là đơn thuốc lần 1 cho bệnh nhân ung thư vú, 35 tuổi ở Sơn La. Bệnh nhân này phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, đã được phẫu thuật cắt một bên vú.
Video đang HOT
BS Mai cho biết, theo phác đồ cho bệnh nhân ung thư vú mới nhất vừa được Bộ Y tế phê duyệt đầu năm 2019, 2 thuốc đắt nhất trong đơn thuốc nói trên có thể dùng trong 2 trường hợp, một là giai đoạn sớm để điều trị bổ trợ, hai là dùng cho giai đoạn di căn.
Do đó, với những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 1-3, sau khi phẫu thuật cắt u, nếu kết quả xét nghiệm máu miễn dịch là HER3 sẽ có chỉ định dùng kết hợp 2 thuốc điều trị đích là Herceptin và Perjeta.
Tại BV K, hầu hết chỉ những bệnh nhân rất có điều kiện ở giai đoạn di căn mới dùng thuốc nói trên. Với trường hợp bệnh nhân 35 tuổi ở Sơn La, do bệnh nhân có kinh tế nên hoàn toàn tự nguyện điều trị theo phác đồ này.
Theo BS Mai, nữ bệnh nhân này sẽ phải điều trị 18 đợt hoá chất, cứ 3 tuần sẽ lên gặp bác sĩ một lần, truyền 2 ngày rồi về nhà nghỉ ngơi, 3 tuần sau quay lại.
“Đây là đơn thuốc cho đợt truyền đầu tiên nên liều lượng Perjeta và Herceptin sẽ cao hơn những lần sau vì là liều tấn công, trong đó Perjeta gấp đôi những lần sau, Herceptin cao hơn khoảng 30%. Từ lần thứ hai, đơn thuốc sẽ chỉ còn khoảng 60 triệu, chưa tính phần hỗ trợ của BHYT và sẽ càng ngày càng giảm”, BS Mai thông tin.
BS Mai khẳng định, khi tư vấn, bác sĩ luôn đưa ra những phác đồ tốt nhất cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân có điều kiện, dùng được là tốt nhất, nhưng nếu bệnh nhân không có điều kiện, có thể chỉ truyền 1 trong 2 thuốc nói trên, nếu khó khăn nữa, có thể dùng các thuốc có thành phần tương tự của Ấn Độ hoặc Nga.
Từ tư vấn của bác sĩ, căn cứ theo điều kiện kinh tế, bệnh nhân sẽ quyết định dùng theo phác đồ nào chứ không có chuyện bác sĩ ép bệnh nhân phải dùng thuốc đắt tiền.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thế nào?
Hút thuốc lá cũng có thể gây ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư trực tràng, ảnh hưởng đến cả ruột và dạ dày.
Hút thuốc lá gây hại cho hệ thống tiêu hóa(Ảnh: theo boldsky).
Chúng ta đều biết rằng hệ thống tiêu hóa giúp tiêu hóa các loại thực phẩm thành các sản phẩm hữu ích để cung cấp cho cơ thể năng lượng và chất dinh dưỡng.
Nhưng hút thuốc lá có thể gây hại cho hệ thống tiêu hóa ở nhiều cấp độ khác nhau.
- Chúng ta đều biết rằng hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi. Nhưng bạn có biết rằng hút thuốc lá cũng có thể gây ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư trực tràng? Nó ảnh hưởng đến cả ruột và dạ dày.
- Hút thuốc lá thể gây loét dạ dày. Những người hút thuốc lá bị nhiễm vi khuẩn H.Pylori có nguy cơ bị loét dạ dày cao hơn.
- Một vấn đề khác với việc hút thuốc là nó có thể khiến thức ăn trong ruột non di chuyển trở lại vào dạ dày.
- Hút thuốc lá cũng gây ra axit trong ruột non và làm tăng khả năng nhiễm H.Pylori.
- Hút thuốc lá cũng làm giảm lưu lượng máu trong dạ dày bằng cách làm hẹp các mạch máu. Một số mô khỏe mạnh thậm chí có thể bị hỏng do điều này.
- Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị loét thủng, chảy máu ở ruột non và dạ dày. Ngay cả điều trị cũng có thể thất bại nếu người đó tiếp tục hút thuốc lá.
- Hút thuốc theo thói quen cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột được gọi là bệnh Crohn. Chảy máu trong ruột, đau và tiêu chảy là một số triệu chứng của tình trạng này.
An Nhiên
Theo giaoduc.net.vn
Những cách nghĩ sai lầm về ung thư Những quan niệm sai lầm về ung thư có thể gây ra những lo lắng không cần thiết cho sức khỏe của bạn. Thông tin sai có thể làm bệnh nhân phản ứng sai lệch, hoặc phản ứng thái quá ảnh hưởng đến việc chấp nhận điều trị bệnh. Qua nghiên cứu nhiều tài liệu và kinh nghiệm điều trị ung thư hơn...