Bác sĩ bị người dân đuổi đánh, lấy gạch đá ném khi đi chống dịch
Nghi ngờ đội ngũ y tế, một nhóm cư dân ở Indore (Ấn Độ) ném đá, xúi giục người khác tấn công hội đồng một nhóm bác sĩ đang thu thập thông tin tại nơi có nhiều bệnh nhân mắc virus.
Các bác sĩ, nhân viên y tế tại thành phố Indore (tỉnh Madhya Pradesh, Ấn Độ) bị dân làng đuổi đánh, ném đá hội đồng khi đang đi lấy thông tin từ khu vực có bệnh nhân nhiễm virus, theo Indian Express.
Sự việc xảy ra tại khu phố Tapatti Bakal, một trong mười nơi đang có số ca mắc bệnh tăng nhanh trong thành phố.
Trong một video đăng tải trên mạng xã hội, có thể thấy rõ ban đầu các nhân viên y tế bị một vài người tấn công. Sau đó, số lượng người tham gia ném đá tăng dần, khiến họ phải bỏ chạy khỏi hiện trường.
Hậu quả, hai nữ bác sĩ bị thương ở chân và phải đến bệnh viện chữa trị.
Nhóm nhân viên y tế bị đuổi đánh hội đồng khi đang đến một khu phố tại Ấn Độ để thu thập thông tin về dịch bệnh. Ảnh: YouTube.
Đoạn video làm dấy lên sự tức giận của cộng đồng trước cách hành xử thô bạo với lực lượng y tế, những người đang gồng mình chiến đấu chống lại dịch bệnh nguy hiểm. Số đông bày tỏ sự bất bình khi những cư dân này chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và mạo hiểm sự an toàn của những người khác.
Nhóm người tấn công sau đó được xác định là các thành viên thuộc gia đình của một người đàn ông 65 tuổi đã tử vong vì Covid-19.
“Ban đầu, họ tỏ vẻ hợp tác, trả lời một số câu hỏi và rồi bất ngờ tấn công”, một thành viên của nhóm bác sĩ, kể lại.
Video đang HOT
Cảnh sát đã bắt giữ bốn người liên quan đến việc. Bộ trưởng Shivraj Singh Chouhan cho biết những cá nhân ngăn cản bác sĩ làm nhiệm vụ sẽ bị xử lý nghiêm.
“Tấn công nhân viên y tế, những người đang mạo hiểm mạng sống của họ để cứu người khác, là hành vi không được tha thứ với bất cứ giá nào”, ông Chouhan nói.
Như nhiều nơi khác, các y bác sĩ tại Ấn Độ đang gồng mình chiến đấu lại dịch Covid-19. Ảnh: AP.
Một cư dân tại khu phố Tatapatti Bakal cho biết người dân có thái độ nghi ngờ nhân viên y tế sau khi nhiều tin tức giả xuất hiện trên mạng. Theo đó, có người đã tung tin những người khỏe mạnh bị bắt đi và cho nhiễm virus rồi thả đi lang thang các khu vực xung quanh.
Với hơn 75 ca nhiễm Covid-19 ở thành phố trong khoảng thời gian từ 24/3 đến 2/4, Indore đang trở thành mối lo ngại mới về sự bùng phát dịch tại Ấn Độ.
Phần lớn số ca nhiễm mới đến từ cư dân địa phương, sống tập thể trong những ngôi nhà có diện tích hẹp. Điều này khiến chính quyền gặp khó khăn khi truy tìm nguồn lây nhiễm bệnh vì không có người dân nào mang mầm bệnh từ bên ngoài về.
Chuyến bay quốc tế duy nhất xuất phát từ tỉnh Madhya Pradesh có lộ trình từ Indore đến Dubai (UAE). Hiện các nhà chức trách tin rằng chuyến bay này nhiều khả năng là nguồn lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.
Tính đến ngày 3/4, Ấn Độ ghi nhân 2.567 trường hợp dương tính với virus corona, trong đó có 72 ca tử vong.
Trà My
Nỗi khổ mong được thấu hiểu của cán bộ khu cách ly: Đêm ngủ ngoài trời, 3h sáng dậy nấu cơm cho cả trăm người vẫn bị lăng mạ
Các cán bộ, chiến sĩ đã không tiếc thân mình để phục vụ bà con nhân dân trong các khu cách ly nhiều tuần qua, nhưng không ít lần họ vẫn phải nhận lời lẽ cay đắng từ những người không biết cảm thông.
Suốt những ngày qua, dư luận cả nước xôn xao khi xuất hiện nhiều trường hợp đội ngũ y tế và cán bộ khu cách ly bị đối xử một cách thiếu tôn trọng.
Mới đây nhất, cư dân mạng đã chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một nhóm thanh niên dùng ngôn từ thiếu văn hóa để mắng mỏ các cán bộ phục vụ trong khu cách ly. Chỉ vì cơm không ngon, thiếu món nên không đủ no mà họ sẵn sàng hạ cả khẩu trang để cãi nhau tay đôi.
Mặc dù các cán bộ khu cách ly đã giải thích rằng mọi người đều hưởng các phần ăn như theo tiêu chuẩn đề ra, nhưng họ vẫn không chịu dừng lại.
Ảnh chụp từ clip.
Trước đó, một đoàn Việt kiều từ châu Âu về cũng gây bức xúc khi dùng lời lẽ không hay với cán bộ phụ trách chỗ ở tại khu cách ly P.V. Để giải thích cho những người này hiểu rõ tình hình, các chiến sĩ đã phải gào lên giữa đêm khuya: "Chúng tôi còn mệt mỏi hơn các anh chị rất nhiều", thậm chí còn phải tuyệt vọng nói "Làm ơn nghe theo sắp xếp".
Ngoài ra, mọi người cũng lắc đầu ngán ngẩm khi chứng kiến thái độ thiếu ý thức của một bộ phận nhỏ du học sinh trở về từ nước ngoài khi bố mẹ mang đồ ăn tiếp tế đến. Điều này vô tình gây thêm gánh nặng không đáng có cho các cán bộ, chiến sĩ đang phục vụ trong cách khu cách ly.
Phụ huynh xếp hàng chờ tiếp tế đồ cho con bên ngoài khu cách ly. (Ảnh: Ngọc Thành/VnExpress)
Những tuần vừa qua là thời điểm hết sức khó khăn với Việt Nam khi đại dịch Covid-19 liên tục có những diễn biến khó lường. Trước làn sóng trở về tránh dịch của hàng ngàn người Việt Nam từ nước ngoài, các cán bộ, chiến sĩ khu cách ly đã liên tục phải làm việc hết công suất để đảm bảo chỗ ăn ở tốt nhất cho họ.
Quá mệt mỏi nhưng lại không có chỗ nghỉ ngơi, nhiều cán bộ đành ngả lưng tạm dưới sàn nhà, thậm chí là trên manh chiếu mỏng trải giữa ngoài trời. Có những người phải dậy sớm từ 3h sáng để nấu ăn cho hàng trăm người ở khu cách ly, nhưng lại chỉ kịp ăn tạm gói mì hay một gói bim bim để lót dạ. Họ vất vả như thế cũng chỉ để phục vụ đồng bào, đảm bảo người dân có thể sinh hoạt thoải mái trong 14 ngày cách ly, tránh lây lan cho cộng đồng. Thế nhưng, vẫn có những người chỉ biết nghĩ cho bản thân mà xúc phạm đến những người phục vụ mình.
Các cán bộ khu cách ly chỉ kịp chợp mắt ngay bên cầu thang tòa nhà.
Sáng sớm, họ cũng chỉ kịp ăn tạm ít mì trước khi tiếp tục công tác phục vụ những người bị cách ly.
Anh H.T - một người trực tiếp tham gia nấu ăn trong khu cách ly - đã khiến nhiều cư dân mạng xúc động khi chia sẻ nỗi khổ cực của mình trong suốt quãng thời gian dịch Covid-19 bùng phát.
"Tôi đang phục vụ cách ly nên rất mệt với những người dân như này. Sáng dậy từ 3h để kịp làm cơm nước bữa sáng rồi lăn vào làm bữa trưa. Trưa không được nghỉ để làm bữa chiều. Khi ăn chiều xong là dọn dẹp mọi thứ đến gần 21h mới xong, rồi lại đi mua đồ giúp người này người nọ. Có hôm 23h còn đi tìm sữa nóng cho trẻ em, mua thẻ nạp điện thoại cho dân.
Chính bản thân chúng tôi cũng là người cách ly. Các bạn cách ly 14 ngày, chúng tôi sẽ phải cách ly 28 ngày. Khi các bạn về nhà, chúng tôi tiếp tục phục vụ những người đến sau và tiếp tục cách ly. Áp lực và căng thẳng cho những người phục vụ.
Ở nhà, vợ con các bạn nấu bữa cơm cho vài ba người ăn còn sơ suất, có khi mặn khi nhạt. Tại đây, chúng tôi nấu cho vài trăm người ăn, sao tránh được sơ suất nhỏ không mong muốn. Tôi, người đàn ông 45 tuổi nhặt rau, nấu ăn, cơm bưng nước rót cho các bạn đáng tuổi cháu mình. Tôi không một lời kêu ca, phàn nàn, làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. Khi các bạn là người được phục vụ thấy gì đó không hài lòng thì góp ý cùng chúng tôi. Sao các bạn lăng mạ chúng tôi?".
Dẫu biết rằng trong hoàn cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát như hiện tại, mỗi người đều có những nỗi khổ riêng, nhưng nếu ai cũng có thể thấu hiểu và cảm thông cho nhau, cuộc sống sẽ dễ thở hơn rất nhiều. Hơn lúc nào hết, đây chính là thời điểm mà chúng ta phải đoàn kết và cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 càng sớm càng tốt để quay trở về cuộc sống bình thường.
Bữa ăn muộn ngoài hành lang của các chiến sĩ ở khu cách ly: Nồi cháo, gói bim bim, chai nước lọc, nhưng tuyệt vời hơn cả menu đắt tiền! Hai hàng dài chiến sĩ ngồi ăn bữa tối muộn sau một ngày căng mình chống dịch Covid-19 và giúp đỡ những người dân ở khu cách ly nhận nhiều sự đồng cảm, sẻ chia của cư dân mạng. Những ngày này, Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh trở thành điểm cách ly tập trung của hàng nghìn du...