Bác sĩ Basma M’Barek, sống để khám phá điều mới mẻ
Cuối năm 2018, tại lễ ra mắt diện mạo mới của Trung tâm Điều trị ung thư Hy Vọng Bệnh viện FV, cử tọa không khỏi ngỡ ngàng khi trưởng khoa ung bướu lại là một nữ bác sĩ người Pháp trẻ đẹp, duyên dáng, xuất hiện trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam.
Trưởng khoa bệnh viện trẻ nhất nước Pháp đã đến việt nam để viết tiếp những hoài bão của mình
Vị trưởng khoa trẻ nhất nước Pháp
Đó là bác sĩ Basma M’Barek, người từng đứng đầu đơn vị ung bướu của một bệnh viện tại Pháp. Giáo sư – Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, có mặt ở buổi lễ cũng bất ngờ với chi tiết này.
Chia sẻ mộc mạc của vị giáo sư khiến không ít cử tọa bật cười: “Nghe giới thiệu nữ bác sĩ trẻ Basma có 15 kinh nghiệm làm việc trong ngành ung thư, tôi thử liên lạc với một người bạn bác sĩ bên Pháp. Bạn tôi trả lời đúng là như thế, trước khi đến đây cô ấy từng làm Trưởng đơn vị ung bướu Bệnh viện Le Raincy Montfermeil”.
Giữ vị trí quan trọng khi mới 34 tuổi, hẳn bác sĩ Basma có bí mật? Cô kể: “Hồi trung học, tôi học rất nhanh và nhảy lớp, 15 tuổi tôi tốt nghiệp tú tài. Sau đó tôi học y khoa tổng quát 6 năm, thi đậu chuyên khoa và học tiếp 5 năm mà không hề gián đoạn. Năm 26 tuổi tôi đã làm việc như một bác sĩ ung bướu thực thụ”.
Vì sao cô lại chọn một chuyên ngành gai góc, đối mặt với đau khổ và mất mát như lĩnh vực ung bướu? Cô trả lời: “Tôi muốn tìm một chuyên khoa mà ở đó có nhiều thứ để học hỏi và khám phá liên tục bởi tôi thích những điều mới mẻ. Ở lĩnh vực ung thư, tôi tìm được 3 điều mà tôi yêu thích đặc biệt là khoa học, nghệ thuật và triết học”.
Đúng là khi đam mê, người ta sẽ nỗ lực không mệt mỏi. Nhìn những bằng cấp mà Basma trang bị, sẽ thấy cô chuẩn bị mạnh mẽ con đường đi của mình: thạc sĩ di truyền học, chứng chỉ tâm lý học trong ung thư, ung thư học đầu và cổ, công nghệ xạ trị mới của các đại học tên tuổi tại Tunisia và Pháp, tham gia các khóa học nâng cao tại Đại học Paris XI và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AEIA).
Thế nên, không có gì lạ khi sau 4 năm làm bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Gustave Roussy và bác sĩ điều trị cao cấp thuộc Khoa Ung thư xạ trị bệnh viện Đại học Saint Louis, năm 2010, bác sĩ Basma M’Barek được chọn đứng đầu đơn vị Ung bướu Bệnh viện Le Raincy Montfermeil, bệnh viện lớn và nổi tiếng ở ngoại ô Paris và trở thành Trưởng khoa trẻ nhất nước Pháp!
Hành trình thực hiện giấc mơ Hy Vọng
Trung tâm điều trị ung thư của FV ra đời cách đây 15 năm với tên Hy Vọng. Ung thư là căn bệnh thời đại của người Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh nhân ung thư như mang “án tử”, nhưng với những tiến bộ như vũ bão của y học, người ta có quyền hy vọng thoát “bản án”, chí ít là kéo dài cuộc sống thêm nhiều năm tháng.
Video đang HOT
Tại lễ khánh thành Trung tâm Hy Vọng, bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV, không giấu được vẻ hạnh phúc. Ông chia sẻ: “Khi thành lập bệnh viện FV 15 năm trước, chúng tôi mơ ước có được một trung tâm điều trị ung thư tầm cỡ Đông Nam Á để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân Việt Nam, nhưng điều kiện tài chính khi đó chưa có. Giờ đây với sự hợp tác tài chính của Tập đoàn Quadria Capital, quỹ đầu tư hàng đầu châu Á trong lĩnh vực y tế, chúng tôi đã sẵn sàng chinh phục giấc mơ này”.
Tháng 10.2017, Quadria Capital giới thiệu bệnh viện FV đến hệ thống bệnh viện ung thư lớn nhất Ấn Độ là HCG. Chuyến viếng thăm “mục tại sở thị” HCG sau đó của bác sĩ Jean-Marcel Guillon đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp ở ông. Ông nói: “Cơ sở vật chất của HCG không hoành tráng lắm, nhưng trang thiết bị và năng lực chuyên môn thì ở đẳng cấp thế giới. Vậy là hy vọng của tôi đang dần trở thành hiện thực”.
Con người trên hết
Sau chuyến thăm HCG, lãnh đạo bệnh viện FV tập trung cải tạo lại cơ sở vật chất, trang bị những máy móc tầm cỡ và xây dựng một tập thể mạnh mẽ để thực hiện giấc mơ. Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Tiếp thị và Kinh doanh của Bệnh viện FV, cho biết: “Chúng tôi đã đầu tư 120 tỉ đồng cho 2 hạng mục đầu tiên. Phần lớn đầu tư này là để trang bị một hệ thống điều trị xạ trị đồng bộ và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, nâng lượng bệnh nhân điều trị xạ trị ở trung tâm lên đến 80 bệnh nhân mỗi ngày”.
Giáo sư – Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, nhận xét: “Nghe nói bệnh viện ra mắt một trung tâm điều trị ung thư tầm cỡ với máy xạ trị gia tốc đời mới, tôi phải đến coi cho bằng được. 15 năm trước, tôi đã nhìn thấy máy này, nhưng lần này máy Elekta Infinity hiện đại hơn”.
Máy gia tốc tuyến tính Elekta Infinity là máy xạ trị kỹ thuật số thế hệ mới nhất, tiên tiến nhất thế giới, ứng dụng công nghệ VMAT cho phép điều trị chính xác vào khối u với liều xạ tối ưu, tốc độ nhanh nhưng không gây hại cho các mô lành xung quanh. Bên cạnh đó là máy chụp cắt lớp (CT) mô phỏng thương hiệu GE, thế hệ mới nhất giúp xác định và mô phỏng chính xác vị trí, kích thước khối u trước khi xạ trị, hệ thống chụp xạ hình và cắt lớp Spect-CT thế hệ mới nhất, đời 2018, tại khoa Y học hạt nhân dùng tìm kiếm và xác định mức độ di căn vào xương của bệnh nhân ung thư.
Toàn bộ hệ thống này được vận hành bởi một tập thể chuyên gia tài năng, giàu kinh nghiệm mà đứng đầu là bác sĩ Basma M’Barek. Hỏi bác sĩ Jean-Marcel vì sao lại mời Basma đến Việt Nam, ông nói: “Đó là một bác sĩ rất thông minh, kiến thức chuyên ngành phong phú, lại có kinh nghiệm nhiều năm làm trưởng khoa ung bướu của một bệnh viện lớn”.
Một ngày ở Trung tâm Hy Vọng, bác sĩ Basma cặn kẽ giải thích tôi nghe về những ưu điểm của máy xạ trị đời mới. Nói nghe đơn giản, nhưng không phải máy móc làm được mọi chuyện. Bác sĩ Basma nói tiếp: “Máy không thông minh đến nỗi làm thay con người mà bác sĩ xạ trị phải xác định chính xác đâu là mô bệnh, đâu là mô lành để máy làm việc. Nếu khoanh vùng thiếu, máy chỉ làm đến đó, chừa lại mô bệnh và bệnh có thể tái phát. Như thế con người là yếu tố quyết định dẫn tới thành công”.
Con người là chìa khóa then chốt, nên quyết định chọn bác sĩ Basma M’Barek để đứng đầu Khoa Ung bướu là điều tuyệt vời bởi cô có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ứng dụng kỹ thuật xạ trị IMRT (kỹ thuật xạ trị điều biến liều) và 10 năm ứng dụng công nghệ VMAT, 2 công nghệ đang áp dụng tại Trung tâm Hy Vọng.
Sống khám phá và học hỏi
Bác sĩ Võ Kim Điền, người có 30 năm làm việc trong lĩnh vực ung thư, Phó khoa Ung Bướu Bệnh viện FV nhận xét: “Bác sĩ Basma rất giỏi và có tinh thần làm việc rất chuyên nghiệp. Như người khác, khi đến một chỗ mới họ sẽ thay đổi mọi thứ để phù hợp với họ, còn ở Basma, cô lại điều chỉnh mình để phù hợp với những thứ ở đây”.
Khu Hóa trị Trung tâm Hy Vọng.
Lý giải về việc từ bỏ vị trí làm việc hấp dẫn và ở một đất nước phát triển để đến Việt Nam, cô nói: “Tôi từng đặt chân đến các nước châu Á như Singapore, Nhật, Indonesia… nhưng tôi lại thích cuộc sống, văn hóa và con người Việt Nam. Ở đây có nhiều điều thú vị đáng học hỏi, như trong gia đình Việt mọi người luôn quan tâm và tương tác với nhau mạnh mẽ. Một người đi khám bệnh luôn có người thân đi cùng chứ không như ở châu Âu người ta sống tách rời nhau. Điều này rất hay vì khi bệnh người ta luôn cần một sự hỗ trợ tinh thần. Đối với tôi, mỗi người mà tôi gặp đều đáng để học hỏi, kể cả những người tôi gặp ngoài chợ hay bạn của con tôi, đều có những thứ mới để học hỏi và khám phá”.
Vì ham thích học hỏi, khám phá, bác sĩ Basma M’Barek chọn chuyên ngành ung thư để theo đuổi; và cũng vì ham học hỏi, khám phá, người bác sĩ tài năng này đã chọn Việt Nam. Cuộc chọn lựa có những lý do rõ ràng thì luôn mạnh mẽ và mang lại những kết quả tốt đẹp.
Theo nhipcaudautu
Bệnh viện FV hợp tác cùng bệnh viện lớn nhất Ấn Độ nâng tầm điều trị ung thư
Ngoài việc hợp tác với HCG - hệ thống điều trị ung thư lớn nhất Ấn Độ, Bệnh viện FV còn đầu tư hơn 120 tỷ đồng mua trang thiết bị. Đây sẽ là trung tâm điều trị ung bướu mang lại nhiều hy vọng mới cho người bệnh với những phương pháp hiện đại, hiệu quả.
Bệnh ung thư biết sớm có thể trị lành nhờ sự hỗ trợ của những phương tiện hiện đại và hiểu biết chuyên môn về ung thư ngày càng cao trong y khoa. Tuy nhiên, hiện nay ung thư đang trở thành gánh nặng của cộng đồng với tỷ lệ mắc và tử vong cao do ý thức phòng bệnh cũng như việc khám, điều trị muộn.
Hệ thống y tế công lập tại Việt Nam đang là trụ cột trong điều trị ung thư. Song bệnh nhân quá đông trong khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân sự của bệnh viện công có giới hạn nên các bệnh viện đang phải đối mặt với tình trạng quá tải trầm trọng.
Người bệnh không chỉ phải xếp hàng để được khám, chẩn đoán mà còn phải chờ đến lượt điều trị, nhiều ca bệnh tử vong trước khi cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế gọi đến tên họ. Những bệnh nhân có điều kiện hơn thì tìm đường ra nước ngoài điều trị khiến mỗi năm khoảng 2 tỷ USD từ Việt Nam theo người bệnh "chảy" ra nước ngoài.
Đại diện bệnh viện FV, quỹ Quadria, bệnh viện HCG và Hội Ung thư Việt Nam cắt băng khánh thành Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng
Bên cạnh bệnh viện công, lĩnh vực y tế tư nhân đang chú trọng đầu tư để mang lại cơ hội sống cho người bệnh ung thư, Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng của Bệnh viện FV là điển hình tại TP. HCM. Sau 15 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã tiếp nhận, khám và điều trị cho khoảng 80 nghìn lượt bệnh nhân với tỷ lệ thành công cao, nhiều người đến nay vẫn sống khỏe.
Để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám và điều trị bệnh ung thư ngày càng tăng trong cộng đồng, bệnh viện FV đã đầu tư hơn 120 tỷ đồng mua sắm hệ thống thiết bị hiện đại. Ngày 15/11 bệnh viện chính thức công bố sự hợp tác với HCG hệ thống điều trị ung thư hàng đầu tại Ấn Độ.
Ông Jean Marcel Guillon, Tổng giám đốc Bệnh viện FV cho biết: "Chúng tôi luôn mong muốn mang lại chất lượng điều trị, chăm sóc tốt hơn cho người bệnh tại Việt Nam nên không ngừng tìm kiếm đối tác. Qua tìm hiểu thực tế nhận thấy, bệnh viện HCG của Ấn Độ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị ung thư với những trang thiết bị, chuyên môn hàng đầu thế giới. Chúng tôi đã quyết định hợp tác cùng HCG để xây dựng trung tâm ung điều trị ung thư Hy vọng mang tầm khu vực Đông Nam Á".
Ông chia sẻ thêm: "Ung thư hiện nay không còn phải là "án tử" bởi nhiều kỹ thuật hiện đại giúp bệnh nhân khỏi bệnh hoặc kéo dài sự sống, cải thiện chất lượng sống tốt hơn. Chúng tôi mong muốn đưa những dịch vụ chuyên môn kỹ thuật chất lượng về Việt Nam để người bệnh ung thư có cơ hội điều trị, không cần ra nước ngoài. Với sự hỗ trợ và tư vấn của HCG chúng tôi đã mua sắm những thiết bị hiện đại nhất trên thế giới hiện nay và sẽ được bệnh viện HCG hỗ trợ tối đa về chuyên môn và chuyên gia để vận hành".
Tổng giám đốc bệnh viện FV - Ông Jean-Marcel Guillon - phát biểu tại buổi họp báo
Được biết, HCG là hệ thống bệnh viện đang dẫn đầu cuộc chiến chống ung thư tại Ấn Độ. Tập đoàn này có 26 bệnh viện tại Ấn Độ và Châu Phi, mỗi ngày tiếp nhận điều trị cho 70.000 bệnh nhân. HCG có nhiều thành tựu nổi bật trong điều trị ung thư, riêng ung thư vú có tới 95% các ca điều trị thành công.
Bệnh viện HCG là nơi thực hiện cấy ghép tủy xương đầu tiên tại Châu Á; xạ trị chế độ lọc không bị thâm nhiễm sắt; phẫu thuật phóng xạ lập thể; xạ trị ứng dụng robot; sử dụng công nghệ gen để điều trị ung thư ở mức độ cá nhân hóa trên từng bệnh nhân.
Khi hợp tác, FV sẽ được HCG chuyển giao công nghệ kỹ thuật điều trị, đào tạo đội ngũ y bác sĩ, được sử dụng phòng Lab của HCG để cho kết quả sinh thiết nhanh nhất, hội chẩn trong điều trị cho những ca khó.
Ông Ajai Kumar, Giám đốc kiêm Chủ tịch Bệnh viện HCG cho biết: "Người mắc bệnh ung thư và gia đình họ luôn mong muốn tìm được cơ sở y tế điều trị có chất lượng tốt nhất nhưng chi phí thấp nhất để giúp họ khỏi bệnh. Hợp tác với chúng tôi, Bệnh viện FV sẽ được tiếp sức về chuyên môn trên cơ sở bàn bạc, hội chẩn giữa nhiều bác sĩ với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại để cùng điều trị cho 1 bệnh nhân. Việc hội chẩn trực tuyến sẽ đưa ra phương hướng điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất cho từng người bệnh, giúp bệnh nhân không cần đi xa nhưng vẫn được điều trị như ở những trung tâm hàng đầu thế giới".
Máy Elekta Infinity - máy xạ trị kỹ thuật số hiện đại nhất hiện nay với công nghệ IMRT và VMAT
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam bày tỏ sự vui mừng khi có thêm Trung tâm điều trị ung thư hiện đại để phục vụ người bệnh: "Tôi đến tham quan, thấy bệnh viện có nhiều thiết bị hiện đại như: máy gia tốc tuyến tính Elekta Infinity ứng dụng công nghệ VMAT; máy chụp cắt lớp (CT) mô phỏng; hệ thống xạ hình cắt lớp Spec City... toàn là những dòng máy tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Hơn thế nữa, sự hợp tác với phía Ấn Độ sẽ giúp cho người bệnh ung thư Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận với những dịch vụ điều trị hiệu quả mà không phải ra nước ngoài. Trong tương lai, tôi mong bệnh viện sẽ đầu tư phát triển hơn nữa để đưa trung tâm ung bướu của FV xứng tầm khu vực".
Pha Lê
Theo Dân trí
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long: Tôi muốn làm bác sĩ dở Là một trong những người đầu tiên ở miền Nam đi học về thông tim, sau 22 năm, đôi tay bác sĩ Huỳnh Ngọc Long đã mang lại phép màu cho hơn 10.000 bệnh nhân. Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long (thứ 3 từ trái sang) cùng ê kíp tại phòng Cathlab Đến FV với lịch hẹn gặp bác sĩ Huỳnh Ngọc Long -...