Bác sĩ Anh giải thích chuyện gì xảy ra trong phòng chăm sóc tích cực và nhắc nhở về thứ ‘quyền năng’ hơn để cứu bệnh nhân Covid-19
Rất nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 với tình trạng nặng đã được chuyển vào đơn vị chăm sóc tích cực (ICU). Ngay cả Thủ tướng Anh sau khi nhiễm virus cũng từng nằm ở căn phòng đặc biệt này trong hơn 2 ngày. Nhưng liệu bạn có thắc mắc điều gì thật sự diễn ra bên trong?
Bác sĩ Matt Morgan là chuyên gia trong lĩnh vực Y học chăm sóc tích cực ( Intensive Care Medicine) tại Bệnh viện Đại học Wales và có kinh nghiệm làm việc ở nhiều bệnh viện trên khắp nước Anh. Dưới đây là lời chia sẻ của ông được phóng viên Telegraph ghi lại. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm đọc quyển sách đầu tay “Critical – science and stories from the brink of life” của bác sĩ Morgan, trong đó ông dẫn độc giả đi một tour vòng quanh phòng ICU – nơi hối hả và chịu áp lực nặng nề nhất tại các bệnh viện thời hiện đại.
Phòng chăm sóc tích cực (ICU) không hề cứng nhắc mà nó giống như một hệ thống nhịp nhàng. Hãy tưởng tượng đến dàn nhạc giao hưởng – nó diễn ra ở nhà hát lớn, nhưng là sự kết hợp của các nhạc công, nhạc cụ, khán giả và nhất định phải có nhạc trưởng điều khiển. Mọi thứ cũng tương tự với phòng ICU.
Mặc dù các bức tường và thiết bị sẽ luôn ở yên; nhưng sự phối hợp làm việc giữa y tá, bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu và rất nhiều người khác đã tạo nên sự kỳ diệu của phòng ICU. Các nhân viên y tế sử dụng máy móc và thuốc men đúng thời điểm, phù hợp với từng bệnh nhân để hi vọng cứu sống họ. Một khi bệnh nhân được chuyển vào phòng ICU, mọi thứ sẽ được kết hợp hài hòa để cung cấp cho họ 3 yếu tố: theo dõi, chữa trị và chăm sóc.
Bằng các thiết bị y tế gắn ở đầu ngón tay bệnh nhân, chúng tôi có thể đo nồng độ oxy trong máu qua từng giây. Ống nhựa nhỏ gắn với động mạch sẽ giúp lấy mẫu máu ra khỏi cơ thể một cách không đau đớn. Nó cho thấy tình trạng khí hòa tan và nồng độ muối của chất dịch trong cơ thể. Thông qua giám sát những chỉ số này, chúng tôi sẽ quyết định liệu pháp chữa trị hiệu quả nhất có thể.
Một phòng ICU điều trị người nhiễm Covid-19 (Ảnh: Caixin)
Video đang HOT
Những biện pháp trên đối với bệnh nhân Covid-19 sẽ giúp ích cho phổi, tim và thận. Trong trường hợp phổi đã bị viêm, bệnh nhân dù cố hít thở lượng oxy lớn hơn, từ 21% đến 80% (khi được đặt mặt nạ oxy) nhưng vẫn không thể hấp thụ đủ vào máu. Khi đó, các loạt mặt nạ khác có thể giúp bơm oxy nén để cải thiện tình trạng. Dù vậy, đối với một số rất nhỏ bệnh nhân nhiễm Covid-19 – mặc dù được chữa trị tích cực và đúng thời điểm – vẫn có tình trạng viêm phổi nặng, cần được hỗ trợ nhiều hơn.
Bệnh nhân sẽ phải thở máy. Trước hết, cần gây mê và sử dụng các loại thuốc giãn cơ. Sau đó, bác sĩ đặt một ống nhựa nhỏ linh hoạt vào trong miệng, thông xuống khí quản và nó được kết nối với máy thở. Biện pháp này chính là thông khí nhân tạo xâm nhập.
Minh họa quá trình đặt nội khí quản, đã được thực hiện đối với một số bệnh nhân mắc Covid-19 (Ảnh: Researchgate, RT Magazine)
Mặc dù việc chữa trị rất quan trọng, nhưng quá trình chăm sóc cũng có đóng góp to lớn không kém. Chúng tôi giờ không còn gọi là “đơn vị điều trị tích cực” (ITU – intensive treatment unit) mà là “đơn vị chăm sóc tích cực” (ICU – intensive care unit). Bởi chúng tôi nhận ra rằng, các bệnh nhân và gia đình sẽ rất lo sợ đối với những trải nghiệm trong phòng ICU. Vì vậy, ekip y bác sĩ cần có mặt để giải thích chuyện gì đang xảy ra. Mặt khác, có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc an thần trong trường hợp cần thiết, cũng như cập nhật tin tức thường xuyên cho người nhà bệnh nhân. Ngay cả khi việc chữa trị đã kết thúc, việc chăm sóc vẫn nên tiếp tục.
Tôi đang viết những dòng này ở gần nơi mà Nye Bevan – người sáng lập Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) – được sinh ra. Ông ấy nổi tiếng với câu nói: “Mục đích của quyền lực là để cho nó đi”. Vâng, phòng ICU là một mảnh ghép quan trọng để chữa trị bệnh nhân Covid-19, nhưng quyền lực thực sự (để phòng chống bệnh) chính là thuộc về những điều mà bạn và gia đình bạn có thể làm được. Trong suốt sự nghiệp y học của mình, tôi có lẽ đã cứu sống hàng trăm sinh mạng. Và bạn – người đang đọc những dòng này – còn có quyền lực để cứu sống nhiều người hơn nữa. Điều bất ngờ là bạn chẳng cần có máy thở hay thuốc men hay phòng ICU. Bạn chỉ cần ở nhà, rửa tay và làm theo khuyến nghị của cơ quan y tế.
Bạn có quyền năng như vậy đấy, cảm ơn vì đã sử dụng nó!
Jayden
Lý giải tầm quan trọng của máy thở đối với bệnh nhân COVID-19
Máy thở là một trong những thiết bị y tế có vai trò quan trọng trong việc cứu sống các bệnh nhân mắc COVID-19.
Máy thở có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 có diễn tiến nặng. Ảnh: The Guardian/Axel Heimken/AFP qua Getty Images.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo các nước nên tối ưu hóa việc dùng máy thở để điều trị các bệnh nhân có chuyển biến nặng với COVID-19 do đây là liệu pháp chính chữa trị các trường hợp này một cách hiệu quả. Vậy máy thở là gì và nó có tầm quan trọng thế nào đối với việc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19?
Máy thở là gì?
Theo The Guardian, máy thở là 1 thiết bị y tế được dùng khi bệnh nhân không thể tự hô hấp. Quá trình lấy khí oxy và thải khí carbon dioxide được thực hiện thông qua một ống thở luồn vào khí quản của bệnh nhân.
Sau đó ống thở được gắn vào máy thở và nhân viên y tế có thể điều chỉnh tốc độ đẩy không khí và oxy vào phổi. Quá trình này còn được gọi là đặt nội khí quản.
Khi nào bác sĩ quyết định đặt máy thở cho bệnh nhân
Giáo sư David Story, Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc tích hợp của Đại học Melbourne (Australia), đồng thời là một bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Austin (Australia) cho biết: "Trước khi quyết định đặt máy thở cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ xác định các dấu hiệu suy hô hấp với biểu hiện nhịp thở và nồng độ CO2 trong máu tăng, bệnh nhân trở nên mơ hồ và đau đớn. Nhịp thở của người bình thường là khoảng 15 nhịp một phút, nếu nhịp thở đạt khoảng 28 lần một phút, thì đây là tín hiệu cho thấy có thể cần thông khí".
Theo Giáo sư John Wilson, bác sĩ hô hấp và là hiệu trưởng trường Đại học Bác sĩ Hoàng gia Australasian (Australia), quyết định cắm máy thở vào bệnh nhân được thực hiện khi có căn cứ rõ ràng rằng phổi của họ đã bị viêm quá nặng, hoặc bị chấn thương nghiêm trọng, không thể tự thực hiện chức năng và khi những thao tác ít can thiệp hơn như đeo mặt nạ oxy trên mũi và miệng không thể đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Tầm quan trọng đối với bệnh nhân mắc COVID-19
COVID-19 là bệnh về đường hô hấp xảy ra khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập và tấn công phổi, trong một số trường hợp, gây ra các vấn đề về hô hấp. Máy thở được xem là giải pháp cuối cùng để cứu lấy sinh mạng những bệnh nhân nguy kịch.
Giáo sư Sarath Ranganathan, thành viên hội đồng quản trị của Tổ chức Phổi Australia và là bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Australia) cho hay: "Với các hình thức thông khí thủ công như bóp bóng qua mặt nạ, sự sống của bệnh nhân COVID-19 chỉ có thể duy trì trong thời gian ngắn. Họ cần được đặt máy thở trong vòng 30 phút kể từ khi xảy ra cơn nguy kịch".
Theo cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc, khoảng 14% những người nhiễm virus SARS-CoV-2 diễn tiến thành các ca nặng, cần nhập viện và hỗ trợ thở oxy và 5% người mắc COVID-19 cần điều trị trong các phòng chăm sóc tích cực.
Khoảng thời gian mà một bệnh nhân sử dụng máy thở có thể từ vài ngày đến vài tuần tùy tình hình. Tại Trung tâm Y tế Tulane ở New Orleans (Mỹ), các bệnh nhân mắc COVID-19 thường được gắn máy thở trong 1 - 2 tuần.
Khi bệnh nhân không còn cần đến máy thở nữa, ống nối sẽ được tháo ra và máy thở sẽ được chuyển sang cho bệnh nhân tiếp theo sau khi được khử trùng kỹ càng.
LÊ THANH HÀ
GS Nguyễn Gia Bình: Truyền huyết tương người khỏi Covid-19 là phương pháp cực kỳ tốt cho bệnh nhân nặng Thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam sẽ thử nghiệm truyền huyết tương của bệnh nhân khỏi cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Theo đó, huyết thanh chứa kháng thể được chiết tách từ máu bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 sẽ được truyền cho bệnh nhân Covid-19 nặng đang...