Bác sĩ Ấn Độ cảnh báo tình trạng người dân tích trữ oxy, thuốc men
Việc người dân tích trữ thuốc men và oxy tại nhà đang khiến các bệnh viện càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn cung y tế và điều trị COVID-19.
Một nhân viên bệnh viện tại Ấn Độ kiểm tra số lượng bình chứa oxy. Ảnh: AP
Theo báo Anh Guardian, các bác sĩ đầu ngành tại Ấn Độ đã lên tiếng cảnh báo việc người dân nước này tích trữ oxy và các loại thuốc quan trọng, gây ra sự hoảng loạn và tình trạng thiếu hụt trong các bệnh viện điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng.
Ấn Độ ghi nhận tiếp 352.991 ca mắc mới vào ngày 26/4, đánh dấu ngày thứ 5 liên tiếp có số ca mắc mới trong ngày vượt kỷ lục, và 2.812 người tử vong
Tuần trước, quốc gia tỷ dân này đã chứng kiến tốc độ tăng lên đến 89% số ca tử vong vì COVID-19 so với một tuần trước đó cũng như tổng cộng 2,2 triệu ca mắc mới. Hiện tổng số ca mắc tại Ấn Độ đã vượt quá con số 17 triệu.
“Tích trữ thuốc như remdesivir và oxy tại nhà đang gây ra tình cảnh hỗn loạn và thiếu thuốc men tại các bệnh viện”, Tiến sĩ Randeep Guleria – Giám đốc Viện Khoa học Y tế Ấn Độ – phát biểu vào tối 25/4.
Tiến sĩ Guleria nhấn mạnh nhưng người không cần điều trị bằng oxy và tích trữ chúng tại nhà riêng đang lấy đi cơ hội sống sót của các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Ông nói thêm thuốc Remdesivir không phải là “thần dược”.
Video đang HOT
“COVID-19 là một dạng bệnh nhiễm trùng nhẹ và 85-90% mọi người sẽ chỉ bị cảm, sốt, đau họng và đau nhức cơ thể. Chỉ điều trị triệu chứng tại nhà là là cũng đủ khỏi. Những ai điều trị tại nhà không cần đến oxy hay remdesivir”, Tiến sĩ Guleria giải thích.
Nhu cầu về oxy đã tăng hơn 20% trên toàn quốc trong vài ngày qua. Tại Delhi, các bệnh viện đang vật lộn vì tình trạng thiếu oxy trầm trọng, thậm chí có bệnh viện chỉ còn đủ oxy trong 30 phút, khiến hàng trăm sinh mạng gặp nguy hiểm.
Ngày 24/4, 20 bệnh nhân đã tử vong tại bệnh viện Jaipur Golden ở thủ đô Delhi trong một cuộc khủng hoảng thiếu oxy nghiêm trọng. Ngày hôm sau, 4 bệnh nhân tại bệnh viện Kathuria và 4 bệnh nhân tại bệnh viện Virat ở Rewari Tây Nam Delhi đều không thể sống sót vì cơ sở đã cạn kiệt oxy.
Sau khi các bệnh viện đưa ra một số cảnh báo về nguồn cung oxy thiếu hụt, một số người thân của bệnh nhân đã chuyển sang tự tìm kiếm oxy.
Một người đàn ông nói với NDTV rằng anh đã phải xếp hàng để đổ đầy bình oxy 10 lít cho người cha 65 tuổi đang điều trị COVID-19 tại bệnh viện Pentamed ở Delhi. Một người khác cho biết anh trai của anh đã nằm viện 10 ngày và gia đình cũng phải tự xoay xở tìm oxy.
Nhu cầu về oxy và thuốc men tăng cao đã khiến thị trường chợ đen giao dịch các sản phẩm này cũng trở nên nhộn nhịp. Oxy, thuốc remdesivir, xi lanh và thuốc tiêm được bán với giá cắt cổ. Cuối tuần qua, 3 đối tượng đã bị bắt vì lén bán thuốc tiêm remdesivir với gia 40.000 rupee/xi lanh(12 triệu đồng).
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến chính phủ Ấn Độ kéo dài lệnh phong tỏa thủ đô đến hết 3/5. Tại Delhi, 1/4 người xét nghiệm COVID-19 chỉ trong ngày 25/4 đã nhận kết quả dương tính. Thủ tướng Narendra Modi thừa nhận “bão” COVID-19 đã làm rung chuyển quốc gia Nam Á này. Ông kêu gọi mọi người đi tiêm chủng và không “bị tác động trước bất kỳ tin đồn nào về vaccine”.
Kỳ lạ người phụ nữ Ấn Độ mắc chứng bệnh chảy máu mắt
Mới đây, các bác sĩ Ấn Độ đã ghi nhận trường hợp một người phụ nữ 25 tuổi mắc một chứng bệnh kỳ lạ khiến cô chảy máu mắt trong kỳ kinh nguyệt.
Người phụ nữ Ấn Độ mắc chứng bệnh chảy máu mắt trong kỳ 'đèn đỏ'. Ảnh: Unplash
Theo trang Oddity Central (Anh), hội chứng haemolacria vô cùng hiếm gặp được biết đến là tình trạng khiến người bệnh chảy máu ở mắt. Tuy nhiên, các bác sĩ Ấn Độ còn ghi nhận trường hợp một phụ nữ mắc chứng bệnh tương tự, thậm chí kỳ còn lạ hơn được gọi là "kinh nguyệt thay thế ở mắt" (ocular vicarious menstruation). Đúng như tên gọi, căn bệnh khiến phụ nữ bị chảy máu mắt, nhưng chỉ trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Người phụ nữ 25 tuổi giấu tên đã đến phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Chandigarh, Ấn Độ, trong tình trạng khóc ra máu. Tất cả các xét nghiệm của cô không cho thấy kết quả bất thường, chỉ sau khi người phụ nữ tiết lộ cô đã bị chảy máu mắt vào khoảng một tháng trước. Các bác sĩ nhận định chứng bệnh này có liên quan đến kinh nguyệt.
Đáng chú ý, người phụ nữ nói rằng tình trạng chảy máu không khiến cô đau đớn hay khó chịu. Các xét nghiệm nhãn khoa và X-quang mở rộng đều cho thấy không có điều gì bất thường. Người phụ nữ cũng không có tiền sử chảy máu mắt hoặc bất kỳ vấn đề nhãn khoa nào. Cô cho biết mình cũng không bị chảy máu từ các vị trí khác.
Sau khi trao đổi với bệnh nhân để tìm hiểu thêm về các triệu chứng của cô, các bác sĩ được biết rằng người phụ nữ cũng gặp tình trạng tương tự vào cùng thời điểm tháng trước. Cả hai lần, cô đều có kinh nguyệt. Sau khi loại trừ tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra khác, cô được chẩn đoán mắc bệnh kinh nguyệt thay thế ở mắt.
Tình trạng cực kỳ hiếm gặp này khiến phụ nữ bị chảy máu bên ngoài cơ quan sinh dục, trong đó phổ biến nhất là mũi. Tuy nhiên, các bác sĩ đã ghi nhận những trường hợp người mắc bệnh bị chảy máu môi, mắt và thậm chí cả phổi hoặc dạ dày.
"Estrogen và progesterone có thể làm tăng tính thấm của các mao mạch dẫn đến tăng huyết, tắc nghẽn và chảy máu thứ phát từ mô ngoài tử cung", các tác giả nghiên cứu về trường hợp của người phụ nữ, cho biết.
Sau khi được chẩn đoán, người phụ nữ đã được điều trị bằng thuốc tránh thai kết hợp chứa đồng thời 2 loại nội tiết tố là estrogen progesterone. Sau 3 tháng tái khám, cô cho biết hiện tượng chảy máu mắt đã không còn nữa.
Năm ngoái, một bé gái 11 tuổi cũng đã được đưa đến bệnh viện ở New Delhi trong tình trạng khóc ra máu. Cô bé được chẩn đoán mắc chứng haemolacria không rõ nguồn gốc.
Bé gái này cũng không có biểu hiện đau đớn hay gặp vấn đề về cảm xúc. Trong khi đó, những giọt máu đỏ thường đột nhiên chảy xuống má của bé trong vài phút, hai đến ba lần mỗi ngày.
Các bác sĩ nhãn khoa của Viện Khoa học Y khoa Ấn Độ đã thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, nhưng kết quả thực sự vẫn
Bé gái không có tiền sử chấn thương hoặc bệnh tật. Các tuyến lệ của cô bé dường như còn nguyên vẹn. Ngoài máu, chất lỏng chảy ra từ ống dẫn nước mắt của cô bé cũng không có gì khác thường. Giả định hiện tượng này có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cũng là vô căn cứ, bởi vì bé gái chưa có kinh nguyệt lần nào.
Bác sĩ Ấn Độ kiệt sức chống dịch Nhiều bác sĩ Ấn Độ nhiễm nCoV và tử vong trong khi dịch hoành hành ngày càng mạnh và virus có thể bùng lên hơn nữa vào mùa thu. Tính đến ngày 9/9, tổng số ca nhiễm nCoV tại Ấn Độ lên 4,3 triệu, vượt qua Brazil, trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ hai vì đại dịch, sau Mỹ. Đây...