Bác sĩ 1m82, đẹp trai như người mẫu kể chuyện nghề: Từng tiếp nhận nhiều ca PTTM vì “lý do đặc biệt”, bản thân phải cố gắng để “thoát vòng xoáy đồng tiền”
Nhiều năm qua, BS Cao Duy vẫn luôn được mệnh danh là một “ soái ca” trong làng thẩm mỹ khi trẻ tuổi đã nằm trong ban lãnh đạo khoa của bệnh viện, lại sở hữu vẻ ngoài nam tính, chiều cao 1m82 như người mẫu…
Trái ngược với định kiến của đa số mọi người rằng bác sĩ thì sẽ phải có ngoại hình “mắt cận, tóc rối” thì sự thật là ngay trong đội ngũ những người làm ngành Y vẫn luôn tồn tại các “cực phẩm” hội tụ đủ yếu tố tài năng, tâm lý, trẻ trung và đặc biệt sở hữu bề ngoài điển trai, chiều cao như người mẫu.
Một trong những cái tên điển hình có thể kể đến là Thạc sĩ, bác sĩ Cao Ngọc Duy (Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Thẩm mỹ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang). Nhiều năm qua, BS Cao Duy vẫn luôn được mệnh danh là một “soái ca” trong làng thẩm mỹ khi trẻ tuổi đã nằm trong ban lãnh đạo khoa của bệnh viện, lại sở hữu vẻ ngoài nam tính, chiều cao 1m82 như người mẫu.
BS Cao Duy được mệnh danh là một “soái ca” trong làng thẩm mỹ…
Bén duyên với ngành y vì muốn chiều lòng gia đình
Vốn nổi tiếng là một bác sĩ thẩm mỹ “mát tay” và có tâm, hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết ban đầu bác sĩ Cao Duy không hề có ý định theo học ngành Y. Anh kể, trong khi hầu hết mọi người đều xác định được khối thi từ năm lớp 10 thì mãi đến khi bước sang lớp 12 anh mới bắt đầu theo học khối B để thi trường Y theo nguyện vọng của gia đình.
Bắt đầu ôn thi môn Sinh quá muộn nên anh bị tất cả các lò luyện thi từ chối, BS Cao Duy đành tự học và nhờ thêm sự trợ giúp của gia sư. Cuối cùng, BS Duy vẫn đạt được số điểm cao để thi đỗ vào Học viện Quân Y.
Khi vào Học viện, điều khiến anh ấn tượng nhất đó là sinh viên Y không chỉ được xây dựng nền tảng kiến thức mà còn được rèn luyện kỷ luật rất tốt. 6 năm trong học viện, BS Cao Duy được tiếp xúc với nhiều chuyên ngành khác nhau, thế nhưng cơ duyên đã giúp anh được tiếp cận với chuyên ngành tạo hình thẩm mỹ và lựa chọn nó bởi muốn đem niềm vui và cái đẹp đến với nhiều người.
BS Cao Duy tâm sự, nghề Y là một nghề vất vả, thậm chí có thời điểm nó khiến anh nản lòng muốn bỏ cuộc bởi thời gian học Đại học của các bác sĩ vốn đã dài hơn những ngành nghề khác. Hơn nữa với họ, việc học sẽ không bao giờ dừng lại mà phải vừa học, vừa làm, vừa tích lũy kinh nghiệm.
“Thời gian mình học trong Học viện đã là 6 năm, sau đó tiếp tục học 2 năm định hướng ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ, tiếp đó vào năm 2011-2013 mình lại đi học Thạc sĩ, vậy là đã mất 10 năm để học rồi.
Đến hiện tại, mình đang theo học chuyên khoa sâu ở Đại học Y Hà Nội, vậy là sẽ mất thêm khoảng 2 năm nữa. 30 tuổi bố mẹ vẫn nuôi để đi học, nhiều lúc cũng chông chênh nhưng nghĩ đi nghĩ lại vì yêu nghề rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy“, BS Duy kể.
Học hành tốn kém và mất thời gian đã là một chuyện, BS Cao Duy còn cho biết để trở thành một bác sĩ thẩm mỹ thực sự không hề dễ dàng. Có những người theo mãi, học mãi nhưng vẫn không thể làm được bởi người bác sĩ thẩm mỹ không chỉ cần đầu óc nhanh nhạy để xử lý mà còn cần phải có gu thẩm mỹ tốt. Trải qua nhiều khó khăn đến thế, có lẽ điều lớn nhất đã níu giữ anh lại chính là tình yêu và đam mê với nghề.
Video đang HOT
Không chỉ làm bác sĩ thẩm mỹ mà còn là chuyên gia tâm lý cho bệnh nhân…
Nhiều người thắc mắc công việc của một bác sĩ thẩm mỹ thì sẽ như thế nào? Có lẽ lời miêu tả chính xác nhất đó là: Vừa đóng vai bác sĩ thẩm mỹ giúp khách hàng xinh đẹp hơn, vừa là chuyên gia tâm lý chia sẻ và động viên mọi thắc mắc của họ.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ, số lượng khách hàng mà BS Cao Duy từng can thiệp đến nay là không thể đếm nổi và cũng không thể nhớ hết, mỗi người tìm đến “dao kéo” vì những mục đích khác nhau. Nhưng theo lời BS Cao Duy, không ít chị em đến làm đẹp vì trước giờ quá bận bịu mà quên mất phải chăm sóc bản thân, đến khi cơ thể lão hoá, chồng có mối quan hệ bên ngoài thì mới cuống cuồng thẩm mỹ để níu kéo hạnh phúc gia đình.
Những lúc như vậy, bác sĩ lại đóng vai trò là chuyên gia tâm lý, đồng thời nhắn nhủ chị em hãy luôn yêu bản thân, phải đẹp mọi nơi, mọi lúc vì đó chính là quyền lợi của phái đẹp. Nhan sắc xinh đẹp sẽ giúp chị em tự tin và sống hạnh phúc hơn, đừng để đến khi tuổi già gõ cửa mới tìm cách khắc phục vì như vậy là quá muộn.
“Không ít khách hàng đến làm đẹp đã rơi nước mắt khi kể về chồng ngoại tình, nói mình cố gắng làm để họ trở nên xinh đẹp hơn”, BS Cao Duy kể.
BS Cao Duy cũng kể rằng, có một kiểu khách hàng khác mà bác sĩ thường xuyên gặp phải trong quá trình công tác đó là “nghiện thẩm mỹ”.
“Nghiện thẩm mỹ là lúc nào họ cũng có nhu cầu soi gương, ám ảnh về ngoại hình của mình, nhìn cái gì họ cũng muốn sửa lại, họ mổ hết lần này đến lần khác nhưng không cảm thấy ưng ý. Có thể bây giờ bạn là 1 con người nói không với thẩm mỹ, nhưng nếu 1 lúc nào đó bạn chỉ cần làm 1 thứ, bạn sẽ thấy hiệu quả của thẩm mỹ là gì, nhận ra nó làm cho bạn đẹp hơn, hoàn hảo hơn… thì bạn sẽ có xu hướng soi gương nhiều và tìm cách sửa hết lần này đến lần khác”, BS Duy nói.
Từng tiếp nhận những ca sửa mũi 9-10 lần nhưng vẫn muốn làm tiếp, những lúc như vậy, bác sĩ sẽ đóng vai một bác sĩ tâm lý để khuyên nhủ, phân tích và chỉ cho khách hàng thấy điều gì nên làm và thứ gì nên dừng lại. Hơn ai hết, BS Duy hiểu rằng nghiện thẩm mỹ là tình trạng vô cùng nguy hiểm, đến một lúc nào đó sẽ gây ra “thảm họa” không thể can thiệp và chỉnh sửa được nữa.
Với kinh nghiệm của bản thân, bác sĩ Cao Duy luôn muốn mọi người sẽ là một người thông minh thẩm mỹ thông minh, chín chắn sẽ luôn biết điểm dừng và biết cái gì nên, cái gì đủ cho mình. Để được như vậy, BS Duy bao giờ cũng muốn gửi tới mọi người 2 lời khuyên quý giá: Thứ nhất, trước khi làm mọi người nên tự tìm hiểu kỹ thông tin qua bạn bè, internet xem nên làm gì và làm ở đâu. Thứ hai, mọi người nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín, an toàn, có bác sĩ thẩm mỹ đúng chuyên ngành để hạn chế rủi ro và được tư vấn có tâm, chính xác nhất.
… rồi vui lây, hạnh phúc khi giúp đỡ được cho bệnh nhân, bản thân chiến thắng được “vòng xoáy của đồng tiền”
BS Cao Duy kể trong nhiều năm làm nghề, anh đã thay đổi ngoại hình thành công cho biết bao người. Dù vậy, trong phẫu thuật thẩm mỹ không thể nói trước được điều gì. Bản thân bác sĩ cũng từng có những sai lầm, nhưng lúc nào anh cũng tự nhủ sẽ cố gắng để giảm thiểu thấp nhất rủi ro cho những ca bệnh mình tiếp nhận điều trị, nếu không may có sai lầm xảy ra thì nhất định phải khắc phục bằng được cho họ.
Làm trong nghề y được hơn 10 năm, chàng bác sĩ 8X thừa nhận nghề bác sĩ thẩm mỹ không khó làm giàu, thậm chí nhiều người bác sĩ vì quá ham mê nên đang chạy theo “vòng xoáy của đồng tiền”. Họ sẵn sàng tiếp nhận mọi trường hợp thẩm mỹ bất chấp rủi ro, nhiều người sử dụng cho khách hàng những sản phẩm filler kém chất lượng mặc kệ hậu quả nghiêm trọng sau đó, hoặc cũng có những bác sĩ biết rằng bệnh nhân đang lạm dụng thẩm mỹ nhưng không hề khuyên nhủ mà vẫn nhắm mắt làm ngơ…
Hiểu được những mặt tích cực lẫn tiêu cực trong nghề nghiệp của mình, BS Duy tự nhủ mình phải luôn cố gắng để chiến thắng được “vòng xoáy của đồng tiền”. Sau mỗi lần khắc phục thành công các ca thẩm mỹ lỗi cho bệnh nhân, can thiệp các trường hợp bệnh lý như dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ (thừa ngón, dính ngón, khe hở môi vòm…) hay đơn giản là giúp bệnh nhân cải thiện những khuyết điểm của cơ thể, xử lý những vết thương vùng mặt… bác sĩ lại cảm thấy hạnh phúc và càng hiểu ra lý tưởng nghề nghiệp của mình.
Với chàng bác sĩ 8x, cách để tránh được cám dỗ chính là coi đạo đức và tay nghề là hai người bạn đồng hành. Còn nếu thiếu một trong hai thì người bác sĩ chưa đủ tư cách để làm nghề, sống và tồn tại với nghề.
Cùng chiêm ngưỡng thêm một vài hình ảnh mới nhất của chàng bác sĩ “hot boy” này:
Nhắc đến bác sĩ, chúng ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những con người khô khan, ít cảm xúc. Thế nhưng đâu phải ai cũng biết, phía sau họ là vô số những câu chuyện đáng nhớ về nghề, những lần “đỏ mặt” vì các ca bệnh nhạy cảm hay các giờ phút “cân não” giành giật sự sống cho bệnh nhân…
Chuyên mục “Chân dung bác sĩ” sẽ giống như “người kể chuyện” hộ các bác sĩ, giúp người đọc chạm đến những tâm tư của người mặc áo blouse trắng mà trước giờ ít được tiết lộ!
Nữ sinh giành ngôi vị thủ khoa khối B toàn quốc vừa dễ thương vừa học giỏi, quá khứ qua lời kể của bố lại càng thấy đúng chuẩn "con nhà người ta"
Đạt 9,8 điểm Toán, môn Hóa và Sinh được 10 điểm, Trần Ngọc Thảo, trường Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ trở thành thủ khoa khối B toàn quốc.
Sống tự lập từ nhỏ
Rạng sáng ngày 27/8, sĩ tử các tỉnh thành đã lần lượt biết điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 sau 2 tuần dự thi. Sau khi công bố kết quả, dựa vào phổ điểm 9 môn thi được Bộ GD&ĐT công bố, cả nước có 4 thủ khoa khối B.
Thí sinh Nguyễn Trần Ngọc Thảo, học sinh lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ là 1 trong 4 thủ khoa khối B đó. Chia sẻ về cảm xúc sau khi biết điểm, Ngọc Thảo tiết lộ sau khi thi về đã tự tính và dự kiến được 29,8 điểm. Tuy nhiên, khi nhận kết quả, em thấy mình như đang trong mơ.
Ngọc Thảo (áo vàng) chụp kỷ yếu cuối năm lớp 12.
Được biết, khi còn nhỏ, đang học mẫu giáo, Ngọc Thảo đã đoạt được nhiều phần thưởng trong các cuộc thi dành cho thiếu nhi. Đến khi học cấp 1, do công việc bận rộn, bố mẹ gần như giao phó việc học của con cho nhà trường, thầy cô.
Tới năm lớp 10, Ngọc Thảo dự thi vào trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng - ngôi trường cách nhà hơn 30km. "Mình bảo con thi đỗ thì học ở đấy, không thì lại về quê học. Gọi là quê, vì gia đình mình sống ở Ngã Bảy, Hậu Giang, điều kiện còn khó khăn chứ không được như ở thành phố Cần Thơ", chị Mỹ, mẹ của Ngọc Thảo chia sẻ.
Ngọc Thảo mong muốn theo ngành bác sĩ thẩm mỹ để giúp mọi người làm đẹp.
Bằng sự nỗ lực của bản thân, cô con gái nhỏ đã rời xa gia đình, sống trong môi trường mới, Nguyễn Trần Ngọc Thảo nhanh chóng hoà nhập. Được biết, những năm lớp 10, 11 cứ cuối tuần bố mẹ đón em về nhà chơi hoặc mẹ sẽ lên ngủ lại cùng. Tuy nhiên, tới năm lớp 12, Thảo bận học thi, chị Mỹ bận rộn công việc nên cả một năm trời, mẹ con ít khi gặp nhau.
Người mẹ này cũng cho biết, việc cho con đi học xa cũng có giao hẹn phải học đạt loại khá trở lên, đặc biệt phải giữ sức khoẻ và đi ngủ trước 23h. "Giao hẹn thế thôi, nhưng khi gọi điện về nhà Thảo vẫn kể là được môn này, môn kia 9, 10 điểm, thi đội tuyển học sinh giỏi, thi Olympic học sinh...", chị Mỹ chia sẻ.
Dành thời gian xem Youtube để thư giãn
Sau khi trở thành 1 trong thủ khoa khối B, Ngọc Thảo quyết định sẽ theo học ngành Y đa khoa, Trường ĐH Y Dược, TP.HCM.
Nữ thủ khoa khối B năm 2020 cho biết, muốn theo học ngành y từ những năm lớp 8, lớp 9. Đồng thời cho biết thêm, sau này sẽ theo học chuyên ngành Da liễu hoặc Chẩn đoán hình ảnh.
Ngọc Thảo tâm sự: "Giúp mọi người làm đẹp hay trở thành bác sĩ chẩn đoán hình ảnh giỏi là một trong những mục tiêu của em. Tuy nhiên, đấy cũng mới chỉ là dự định, sau này còn môi trường, còn trải nghiệm, rồi em mới có quyết định chính thức về hướng sẽ đi".
Nữ sinh thường đi ngủ trước 11 đêm chứ không thức quá khuya để học.
Nữ sinh trường Chuyên Lý Tự Trọng cho biết thêm, khi còn học cấp 2, hầu như em không đi học thêm. Tiết lộ bí quyết học tập, Ngọc Thảo cho rằng, trong quá trình học tập, điều quan trọng đầu tiên là phải nắm vững kiến thức cơ bản. Vì vậy, em học rất vững lý thuyết và các chuyên đề. Sau đó, Thảo mới tập trung luyện đề.
"Hôm nào em cũng đi ngủ trước 11h đêm chứ không thức quá khuya để học. Ngoài ra, em vẫn dành thời gian để thư giãn, giải trí như xem Youtube, đi chơi với bạn bè để bớt căng thẳng. Khi đó, việc học cũng sẽ hiệu quả hơn", Ngọc Thảo cho biết thêm.
Dùng tình yêu thương thay vì roi vọt
Nhận xét về con gái, anh Nam - bố của Ngọc Thảo cho biết, Thảo là người con ngoan ngoãn, sống có đạo đức luôn biết kính trên nhường dưới. Bởi đó là truyền thông của gia đình, là bài học đầu tiên làm người được bố mẹ chỉ dạy. Bên cạnh đó, em còn được bố tự hào khoe là người sống có ước mơ, hoài bão.
"Vợ chồng tôi đều công tác trong ngành y, đủ hiểu sự vất vả của nghề. Chính vì vậy, chúng tôi không định hướng cho con theo nghề. Thế nhưng có lẽ sinh ra trong gia đình có truyền thống có bố mẹ là bác sĩ nên sớm hun đúc trong con tình yêu nghề của bố mẹ".
Thành tích con gái đạt được, bố Ngọc Thảo cảm thấy vui mừng và vô cùng tự hào.
Bố của Nguyễn Trần Ngọc Thảo cũng cho biết, gia đình luôn dạy con bằng tình yêu thương thay vì sử dụng roi vọt. "Hình phạt nặng nhất tôi dành cho con gái của mình chính là hồi lớp 7, bắt cháu khoanh tay trong góc tường chừng 15 phút, bởi lần đó cháu có phản ứng hơi quá với em trai ruột", anh Nam tâm sự.
Lần dạy con ấy, anh Nam cũng nhận thấy cách dạy đó chưa được đúng đắn lắm thế nên về sau này không sử dụng nữa. Thay vào đó, anh đã dùng tình thương, phân tích và dùng những lý lẽ, lấy chính tấm gương của vợ chồng mình để giáo dục con.
"Vợ chồng chúng tôi đều xuất thân trong gia đình nông dân, từng trải qua những ngày tháng cực nhọc thuở nhỏ, rồi lớn lên TP.HCM học tập cũng phải bươn chải, làm lụng đủ thứ để có tiền trang trải việc học. Khi nghe những câu chuyện của bố mẹ nên cháu hiểu và thương gia đình mình hơn", bố Ngọc Thảo tâm sự.
Ai bảo ở cữ là khổ, bà mẹ trẻ khoe loạt mâm cơm cữ siêu ngon và quan niệm ăn uống làm nhiều sản phụ phải bất ngờ Các món ăn trong từng bữa cơm cữ của chị Linh đều ngon miệng và ngon mắ. Sau 2 lần sinh, chị Linh (Quảng Ninh) đều về nhà mẹ đẻ. Mỗi ngày, chị đều được lựa chọn thực phẩm, bữa ăn nào cũng ngon mắt ngon miệng. Mới đây, bà mẹ này đã chia sẻ hình ảnh về các mâm cơm cữ đủ...