Bác sĩ 107 tuổi vẫn sống khỏe mạnh hanh nhờ 4 nguyên tắc đơn giản và 1 món ăn rẻ tiền
Nhờ kinh nghiệm trong nhiều năm công tác, vị bác sĩ này đã tự đúc kết ra được những bí quyết khỏe mạnh cho riêng mình. Những bí quyết được ông chia sẻ rất đơn giản, dễ thực hiện, mọi người có thể áp dụng ngay.
Lão hóa hay bệnh tật đều là những quy luật của tự nhiên, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi hoặc phòng tránh chúng nhờ duy trì một lối sống lành mạnh. Hiện nay có không ít người sống thọ hơn 100 tuổi, mỗi người có những bí quyết riêng để kéo dài tuổi thọ của mình. Trong đó, có một vị cựu bác sĩ ở Trung Quốc dù đã 107 tuổi nhưng ông vẫn khỏe mạnh, bất chấp tuổi tác ngày càng cao. Ông có tên là Lưu Quân Khiêm.
Sức khỏe phi thường của bác sĩ Lưu Quân Khiêm
Ông Lưu Quân Khiêm trước đâytừng là trưởng khoa Tai – Mũi – Họng tại Bệnh viện Nhân dân đầu tiên ở Quảng Châu, Trung Quốc. Vì từng là bác sĩ nên nhiều người cho rằng ông biết cách phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm.
Điều đó không sai, mặc dù sức khỏe hiện tại của ông rất tốt, nhưng ít ai biết rằng vào lúc 50 tuổi, ông được chẩn đoán là mắc bệnh nan y – lao phổi. Khi nhận được hung tin này, ông không suy sụp tinh thần mà ngược lại ép bản thân vào một chế độ ăn uống luyện tập đặc biệt, giúp đánh bại căn bệnh lao phổi.
Dù tuổi đã cao nhưng ông Lưu rất thích những môn thể thao dưới nước.
Ở tuổi 95, ông Lưu Quân Khiêm vẫn duy trì phong độ khỏe mạnh, chinh phục được nhiều đỉnh núi, con sông. Trong đó ông đã đạt được kỷ lục bơi qua hồ Mặt trăng ở Đài Loan trong 2 tiếng, điều này khiến ông trở thành một huyền thoại bơi lội ở tuổi 99. Bây giờ khi ở tuổi 107, sức khỏe của ông vẫn rất tốt, không mắc bệnh tiểu đường và thính lực như người trẻ.
4 nguyên tắc giữ gìn sức khỏe của bác sĩ Lưu Quân Khiêm
Có thể nói rằng bí quyết sức khỏe Lưu Quân Khiêm rất đơn giản, tất cả mọi người đều có thể làm theo. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên trì và nghị lực áp dụng đến cùng.
Trong suốt nhiều thập kỷ, ông luôn tự thiết lập cho bản thân 4 nguyên tắc: Luôn khoan dung, tập thể dục dưới nước, cuộc sống đơn giản, ăn ngủ nghỉ điều độ.
Luôn duy trì tinh thần khoan dung, lạc quan, ông Lưu cảm thấy cuộc đời này ngập tràn niềm vui.
Tập luyện thể thao điều độ giúp ông Lưu luôn khỏe mạnh.
Ông Lưu và gia đình.
Khi chia sẻ về chế độ ăn uống, ông Lưu khẳng định bản thân ăn rất nhiều rau, trái cây khô, đậu, cá, sữa. Đặc biệt, ông rất hạn chế ăn thịt đỏ, ít đường, nhiều giấm. Ông duy trì chế độ ăn này trong suốt cuộc đời của mình, nó giúp ông không bị gan nhiễm mỡ cũng như nhiều bệnh khác xảy ra theo tuổi già.
Món ăn “duy trì tuổi thọ” làm từ 5 loại đậu
Video đang HOT
Trong các công thức nấu ăn lành mạnh của Lưu Quân Khiêm, có một bát cháo rẻ tiền, được làm từ 5 loại đậu khác nhau. Đây là món cháo mà ông Lưu cho rằng nó quyết định đến sức khỏe bản thân.
Cháo ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh nhiều bệnh. Ảnh: Barrelleaf
Ông Lưu gọi đây là cháo ngũ cốc, nó được làm từ đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng, đậu nành kết hợp cùng với gạo trắng. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, 5 loại đậu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ phổi và dạ dày… Tác dụng cụ thể của từng loại đậu này là:
- Đậu xanh
Đậu xanh có tác dụng giải nhiệt, giải độc, kháng khuẩn hiệu quả. Đối với những người hay bị nóng gan, dễ bị viêm loét thì nên ăn đậu xanh thường xuyên. Tại Trung Quốc, vào mùa hè người ta thường nấu nước đậu xanh để điều trị các triệu chứng như cảm lạnh, sốt, đau đầu, đau mắt đỏ, nhiệt miệng và giải khát.
- Đậu đỏ
Đậu đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, có vị ngọt tự nhiên, giúp lợi tiểu, giải độc, điều hòa nhu động ruột và điều hòa kinh nguyệt. Đồng thời nó còn có thể cải thiện hiệu quả hệ miễn dịch và tăng cường khả năng kháng bệnh.
- Đậu nành
Người Trung Quốc có thói quen uống sữa đậu nành vào buổi sáng. Nó không chỉ có vị ngon mà còn có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như giữ ẩm, giảm viêm, giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra, bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch nếu ăn đậu nành có thể giúp làm thuyên giảm tình trạng bệnh. Đối với phụ nữ, chất isoflavone trong đậu nành giúp trì hoãn sự lão hóa, làm trắng da.
- Đậu đen
Đậu đen có hàm lượng protein cao mà lượng calo rất thấp. Điều này khiến cho đậu đen dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn. Nếu ăn đậu đen thường xuyên, nó sẽ giúp giữ ẩm làn da, ngăn chặn lão hóa.
- Đậu lăng
Đậu lăng rất giàu chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, phốt pho và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho cơ thể con người. Nó có thể điều trị được các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu ở trẻ em. Đối với người có lá lách và dạ dày yếu, đậu lăng cũng có tác dụng rất tốt.
Ngoài nấu cháo ngũ cốc, bác sĩ Lưu cũng chia sẻ thêm rằng mọi người có thể biến tấu thành nhiều món ăn khác nhau từ 5 loại đậu này. Trong đó, tiện và nhanh nhất có thể thêm 5 loại đậu vào nấu cơm, cơm chín có thể ăn cùng với những món khác.
Bệnh lao và bệnh do virus SARS-CoV-2 khác nhau ra sao?
Bệnh lao phổi và COVID-19 có điểm giống nhau là đều lây lan theo đường hô hấp qua tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt.
Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết phân tích về sự khác nhau giữa bệnh lao và bệnh do Covid-19 gây ra của BS Trần Đình Thanh. Chúng tôi xin đăng tải bài viết này để độc giả tiện theo dõi và cập nhật thông tin đầy đủ hơn về Covid-19, từ đó có thể chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
Bệnh viêm hô hấp cấp do virus corona chủng mới đang thu hút sự quan tâm của nhân loại vì tốc độ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao. Trong khi đó, còn một căn bệnh khác cũng rất đáng quan tâm: bệnh lao. Vậy cách phân biệt hai loại bệnh này ra sao?
Sự khác biệt lây nhiễm bệnh lao và Covid-19
Thế giới đang đương đầu với đại dịch Covid-19, khiến tất cả chúng ta đều cảm thấy bỡ ngỡ và hoang mang. Vì Covid-19 là một dịch bệnh lạ và số người nhiễm cũng như tử vong gia tăng chóng mặt ở cả những nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Anh...
Ngành Y tế Thế giới đang phải đối mặt một cách căng thẳng với dịch bệnh này nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ sót lại các căn bệnh đã và đang nguy hiểm. Để làm được điều này, các bệnh viện đã có những chương trình, kế hoạch theo dõi cụ thể để quản lý tốt.
Ngày 4 tháng 4 năm 2020 , Tổ chức Y tế đã hướng dẫn chương trình cụ thể và tiếp tục cập nhập Covid 19 hàng ngày về Chương trình chống lao toàn cầu với Covid-19.
WHO khẳng định điều quan trọng là phải đảm bảo các dịch vụ và hoạt động thiết yếu để xử lý các vấn đề trong khám sức khỏe phát hiện lao mới và điều trị lao cho những người bệnh. Đồng thời, kết hợp công tác ngăn chặn phòng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tư vấn cho các quốc gia thành viên dẫn đầu ứng phó với đại dịch COVID-19. Việt Nam đã có "Chương trình chống lao quốc gia" rộng khắp toàn quốc, người bệnh sau khi chẩn đoán lao được lãnh thuốc tại y tế phường xã hay tổ lao quận huyện nơi mình cư trú.
Cũng như tất cả mọi người, người bệnh lao phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam cũng như của các nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19, giảm thiểu lây lan dịch là điều quan trọng nhất, với 3 phương thức luôn đi kèm như kiềng ba chân :
Giãn cách xã hội - Mang khẩu trang - Rửa tay thường xuyên
- Mang khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà hiện đã được khuyến cáo rộng khắp trên toàn thế giới.
- Rửa tay thường xuyên cũng được áp dụng rộng khắp khi tiếp xúc xã hội và khi làm việc.
- Giãn cách xã hội là một mấu chốt quan trọng mà chúng ta đang áp dụng trong những ngày qua. Chúng ta cần tuân thủ chặt chẽ những điều như: Không tụ tập nơi đông người. Ở nhà tuyệt đối, chỉ ra đường khi cần thiết và giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác tối thiểu là 2 mét.
Bệnh lao phổi và COVID-19 có điểm giống nhau là đều lây lan theo đường hô hấp qua tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt như sau:
- Trực khuẩn lao vẫn lơ lửng trong không khí dưới dạng các hạt bụi nhỏ giọt bắn trong vài giờ sau khi bệnh nhân lao phổi ho, hắt hơi, la hét... và những người hít phải chúng có thể bị nhiễm bệnh.
- Kích thước của các hạt bụi nhỏ giọt bắn này là một yếu tố chính quyết định sự lây nhiễm bệnh. Nồng độ của vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí giảm khi có sự thông gió và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Covid-19 lây truyền chủ yếu qua việc hít trực tiếp các giọt bị bắn xuất phát từ người bị Covid-19. Các giọt bắn này có thể do ho, hắt hơi, thở ra và nó có thể rơi xuống bề mặt của các đồ vật, sàn nhà và khi tiếp xúc có thể bị nhiễm Covid-19 qua động tác chạm vào chúng và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Do đó, ngoài các biện pháp phòng ngừa hô hấp, rửa tay rất quan trọng trong việc kiểm soát Covid-19.
Mặt khác, các phương tiện tại bệnh viện tạo ra khí dung có khả năng gây nhiễm cả hai bệnh. Do vậy chỉ nên tiến hành các biện pháp khí dung trong môi trường được bảo vệ đã khuyến cáo.
Có phải những người bị bệnh lao có nguy cơ bị nhiễm Covid 19, mắc bệnh nặng và tử vong không?
Kinh nghiệm về nhiễm Covid-19 ở bệnh nhân lao hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Nhưng theo một vài nghiên cứu cho rằng, những người mắc cả bệnh lao và Covid-19 có một kết quả điều trị kém, đặc biệt là nếu việc điều trị lao bị gián đoạn thì tiên lượng sẽ xấu hơn.
Bệnh nhân lao nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của các cơ quan Y tế để được bảo vệ khỏi nhiễm Covid-19 và tiếp tục điều trị lao theo quy định.
Người bị nhiễm Covid-19 và người lao phổi có các triệu chứng tương tự như ho, sốt và khó thở.
Cả hai bệnh tấn công chủ yếu vào phổi và mặc dù cả hai bệnh đều lây nhiễm chủ yếu qua tiếp xúc gần nhưng thời gian ủ bệnh từ khi phơi nhiễm lao tới khi biểu hiện bệnh lao kéo dài hơn, thường khởi phát chậm. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh của Covid-19 trung bình 2 tuần và triệu chứng ồ ạt hơn.
Các cơ quan y tế nên làm gì để cung cấp ổn định các dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao trong giai đoạn đại dịch Covid-19? Những dịch vụ nào có thể được tận dụng trên cả hai bệnh?
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, tất cả các biện pháp chẩn đoán và điều trị lao nên được thực hiện đảm bảo tính liên tục việc điều trị dự phòng và điều trị bệnh lao. (Chương trình chống lao của Việt Nam hiện đang thực hiện rất tốt luôn bảo đảm tính ổn định và rộng khắp)
Các biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tập trung vào người dân phải được đảm bảo song song với tình hình dịch Covid-19.
Về phòng ngừa: Các biện pháp phòng ngừa dựa theo khuyến cáo của các tổ chức Y tế như 3 hình thức đã nêu trên.
Về chẩn đoán: Chính xác là điều cần thiết cho cả lao và Covid-19. Xét nghiệm chẩn đoán hai bệnh là khác nhau và cả hai nên được thực hiện cho những người có các triệu chứng hô hấp tùy tình hình của mỗi quốc gia.
Theo WHO và các Tổ chức Y tế quốc tế về cơ chế các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán và giám sát lao phổi cũng như Covid 19.
Về điều trị và chăm sóc: Chăm sóc điều trị bệnh nhân lao chủ yếu là ngoại trú tại nhà, trừ khi bệnh nghiêm trọng cần phải nhập viện, để giảm lây nhiễm và đây là hình thức "giãn cách xã hội" trong chống lây nhiễm Covid 19.
Điều trị lao phải được đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc cho tất cả bệnh nhân lao, kể cả những người trong vùng dịch Covid-19 và những người mắc bệnh Covid-19.
Phần này thì chương trình chống lao của Việt Nam đang thực hiện tốt vì đã phân cấp xuống phường xã. Còn các bệnh nhân đang điều trị tại phòng mạch tư, chúng ta cũng có thể yên tâm các bác sĩ có đủ thuốc. Để "giãn cách" tránh lây lan các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp về việc lấy đơn thuốc theo diễn biến tình hình bệnh.
Sử dụng các công nghệ y tế kỹ thuật số theo dõi người bệnh.
Bác sĩ hô hấp ở tất cả các cấp, chuyên gia về lao và nhân viên Y tế ở cấp độ chăm sóc sức khỏe ban đầu tự làm quen với các khuyến nghị mới nhất của WHO hay Bộ Y tế về điều trị hỗ trợ và ngăn chặn Covid-19 và có thể tham khảo chăm sóc cho bệnh nhân ngay cả khi có biến chứng phổi do Covid-19 gây ra.
Theo BS Trần Đình Thanh (Thầy thuốc ưu tú, chuyên khoa 2 trương khoa Ung bươu Bệnh viện Hoan My Sai Gon)
Chăm trẻ mọc răng Trẻ mọc răng thường hay khó chịu nên dễ quấy khóc. Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ, mẹ nên thử các loại thức ăn mới giúp...