Bắc Ninh: Tiêm nhầm vaccine cho 31 phụ nữ có thai
Cán bộ y tế Trung tâm Y tế Từ Sơn, Bắc Ninh đã tiêm vaccine DPT (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) thay vì tiêm chủng vắc xin AT Uốn ván) cho 31 phụ nữ có thai.
Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Y tế có sai sót và xem xét hình thức kỷ luật vì tiêm nhầm vắc-xin cho 31 phụ nữ có thai
Cán bộ y tế Trung tâm Y tế Từ Sơn, Bắc Ninh đã tiêm vắc-xin DPT (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) thay vì tiêm chủng vắc xin AT Uốn ván) cho 31 phụ nữ có thai. (Ảnh minh họa)
Trước đó, ngày 20/12/2014, tại Trạm Y tế xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã xảy ra sai sót trong việc tiêm vắc-xin DPT (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván) thay vì tiêm chủng vắc- xin AT (Uốn ván) cho 31 phụ nữ có thai.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia đầu ngành về tiêm chủng, miễn dịch, dị ứng, sản khoa, nhi khoa đã họp tham khảo ý kiến của chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới và kết luận việc tiêm chủng vắc-xin DPT không ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi vì đây là vắc-xin bất hoạt và không gây dị dạng cho thai nhi.
Video đang HOT
Phản ứng nếu có thể xảy ra đối với bà mẹ chủ yếu là phản ứng tại chỗ như sưng, nóng đỏ đau. Thành phần uốn ván trong vắc-xin DPT vẫn có tác dụng phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh như sử dụng vaccine AT.
Cho đến nay trên thế giới không ghi nhận số liệu nào báo cáo về phản ứng và ảnh hưởng của vaccine DPT cho phụ nữ có thai và thai nhi.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mặc dù không gây ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi nhưng đây là sai sót trong thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế, để xử lý nghiêm sai sót trên, Bộ Y tế đã đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh tiến hành kiểm tra, xử lý vụ việc và xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sai sót này.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo Chương trình tiêm chủng mở rộng, các đơn vị chuyên môn, hỗ trợ, hướng dẫn y tế địa phương kiểm tra sức khỏe và tình trạng thai nhi của các phụ nữ này.
Hiện, tất cả các bà mẹ bị tiêm nhầm vắc-xin đều bình thường. Ngày 22/12, Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh đã tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ y tế có sai sót và xem xét hình thức kỷ luật.
Được biết, cán bộ y tế bị đình chỉ công tác là Phó Trạm trưởng Tạm y tế xã Tương Giang.
Trước đó, ngay sau khi sự việc được phát hiện, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp cùng với Bộ Y tế mời các chuyên gia đầu ngành về địa phương tư vấn và khám xét cho các thai phụ này. Trong đó, có chuyên gia của Bệnh Viện Phụ sản Trung ương đã tư vấn, trả lời những thắc mắc của các thai phụ nên các thai phụ cũng đã an tâm.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Bác sĩ nhiễm Ebola vẫn tử vong dù đã tiêm "thần dược"
Một bác sĩ hàng đầu của Liberia đã tử vong vì nhiễm Ebola dù trước đó, bệnh nhân này đã được sử dụng thuốc thử nghiệm Zmapp, loại thuốc đã khiến một số bệnh nhân trước đó hồi phục.
Tiến sĩ Abraham Borbor, Phó trưởng khoa tại một cơ sở y tế hàng đầu của Liberia, là 1 trong 3 bác sĩ người Liberia và là những người châu Phi đầu tiên được sử dụng thuốc thử nghiêm Zmapp sau khi bị nhiễm virus Ebola. Trước đó, loại thuốc này đã khiến một số bệnh nhân nhiễm Ebola hồi phục, trong đó có 2 bác sĩ người Mỹ.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, Bộ trưởng Thông tin Liberia Lewis Brown cho biết, đây thật sự là một cú sốc đối với quốc gia này, vì tiến sĩ Bordor "đã có những dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên, vào ngày Chủ nhật vừa qua, bệnh tình của ông đã chuyển biến xấu hơn". Thông tin chi tiết không được Bộ thông tin Libeira cung cấp thêm, tuy nhiên, nhiều người tin rằng, tiến sĩ Bordor đã tử vong tại thủ đô Monrovia.
Ba liều thuốc thử nghiệm Zmapp đã tới Liberia vào ngày 14/8 vừa qua và được dùng cho tiến sĩ Bordor cùng hai bác sĩ khác tại bệnh viện JFK ở Liberia. Hiện chưa có thông tin nào về hai bác sĩ kia.
Liberia, quốc gia có số ca tử vong do Ebola nhiều nhất hiện nay.
Ebola được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới, tỷ lệ tử vong do loại virus này gây ra lên tới 90%. Virus Ebola lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ cơ thể của người bị nhiễm bệnh. Chính nguyên nhân này đã khiến một số bác sĩ và nhân viên y tế tại các Tây Phi nhiễm bệnh và tử vong. Theo thống kê, hiện có hơn 2.000 người Tây Phi nhiễm Ebola và hơn 1.400 người thiệt mạng kể từ khi dịch bệnh này bùng phát từ hồi tháng 3.
Trong khi đó, trong tuyên bố vào ngày 25/8, Nhật Bản cho biết sẵn sàng cung cấp loại thuốc chống cúm do nước này sản xuất với hy vọng có thể chữa trị hữu hiệu dịch bệnh Ebola. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định, loại thuốc Favipiravir sẽ được cung cấp ngay lập tức khi có sự chấp thuận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đó, thuốc Favipiravir có tác dụng ngăn gen của virus tự phân đôi trong tế bào bị bệnh và có thể là một loại thuốc hứa hẹn để điều trị Ebola.
Trước đó, loại thuốc này đã được Bộ Y tế Nhật Bản cho lưu hành vào hồi tháng 3. Tập đoàn Fujifilm, đơn vị sản xuất loại thuốc Favipiravir, cho biết, công ty này có đủ thuốc để điều trị khoảng 20.000 bệnh nhân.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng thuốc thử nghiệm, tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho phép cung cấp thuốc thử nghiệm cho những quốc gia bị ảnh hưởng bởi Ebola trong bối cảnh đây là đợt bùng phát dịch Ebola lớn nhất kể từ khi dịch bệnh này được phát hiện vào năm 1970.
Theo Khampha
Nỗi lòng của nhân viên y tế tại "tâm bão" Ebola Sự ám ảnh về cái chết, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và sự bất hợp tác của người dân địa phương đã khiến cuộc chiến với Ebola của các chuyên gia nước ngoài tại Tây Phi thêm khó khăn. Khi số người thiệt mạng vì dịch bệnh Ebola tại Liberia bắt đầu gia tăng, Clarine Vaughn, người đứng đầu tổ...