Bắc Ninh: Người dân bất bình trong phiên tòa xét xử hai cụ cao tuổi
Trong phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hai cựu binh vào ngày 12/7/2013, gần như cả phòng xử án chật kín người đến tham dự. Nhiều vấn đề được “bóc tách” trong quá trình xét xử, những lập luận của luật sư, cùng với lời khai của bị cáo nhưng dường như bị đại diện cơ quan công tố cố tình “lờ đi”.
Rất nhiều người dân đã la ó phản đối khi chủ tọa tra hỏi và đọc bản cáo trạng cố tình “bẻ cong” sự việc đã xảy ra. Nhiều vấn đề “bất thường” trong phiên tòa cho thấy có sự cố ý để đẩy hai cụ già vào vòng lao lý…
Chờ đợi một phiên xét xử công bằng nhưng…
Từ 7h30 sáng, những người được triệu tập đến phiên tòa và người dân Bắc Ninh đã có mặt tại TAND TP.Bắc Ninh để tham dự phiên tòa xét xử hai cụ Đàng và Tuyến tội “Chống người thi hành công vụ”. Thế nhưng phải đến 9h30 phiên tòa mới được bắt đầu và trong suốt quá trình xử án, cho đến 17h30 chiều cùng ngày mới kết thúc, phiên xét xử “ nóng” hơn hết với những lập luận chắc chắn từ phía các luật sư, nhưng đều bị… “lờ đi”. Thậm chí những người tham dự phiên tòa không dấu được sự phẫn nộ của mình khi thấy những người “cầm cân, nảy mực” dường như đang cố tình “bẻ cong” câu chuyện, những tiếng la ó, phản đối cũng khiến HĐXX bối rồi. Cuồi cùng, chủ tọa phải cho tiến hành nghị án và đến sáng ngày 16/7 mới tuyên án được.
Trao đổi với PV, ông Đàng không dấu nổi sự uất ức, giọng ông dường như cũng khàn đặc lại khi những giọt nước mắt bắt đầu rớm rớm trên khóe mắt người cựu binh già: “Sau mấy ngày nghị án mong HĐXX xem xét lại toàn bộ vụ án và có một phán quyết công minh, đúng pháp luật”. Cùng tâm trạng, nhưng với ông Tuyến, dù đã được tại ngoại sau một thời gian bị tạm giam, nhưng cái cảnh “cắp tráp hầu tòa” triền miên suốt gần 2 năm qua, cộng với những vết thương có từ thời chiến hành hạ mỗi khi “trái gió trở trời” đã làm cho ông mất ăn, mất ngủ, người gầy sọp đi hẳn. Ông nói như nghẹn lại khi kể về người vợ của ông chỉ vì lo lắng quá sức cho ông mà sức khỏe của bà cũng suy sụp theo và hiện phải nằm điều trị ở một bệnh viện trên Hà Nội sau một cơn đột quỵ nặng…
Video đang HOT
Cụ Tuyến và Đàng tại phiên tòa sơ thẩm 12/7/2013
Sự việc xảy ra từ cái ngày 13/09/2011, khi một nhóm người xưng là “tổ công tác” của Ban quản lý dự án TP. Bắc Ninh (BQLDA) gồm ông Nguyễn Hùng Cường, Trần Duy Tân (cán bộ BQLDA), ông Nguyễn Thành Tuyên (Cán bộ địa chính phường), ông Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Xuân Biển (đại diện chính quyền Khu) xuống nhà Văn hóa khu Cô Mễ thúc dục người dân kê khai để họ lấy đất làm dự án khu dân cư dịch vụ đồng Trầm Trên. Từ lời khai của nhiều nhân chứng và của chính những cán bộ trong tổ công tác, cùng những tranh luận “nảy lửa” tại phiên tòa lần này, gần đã dựng lại toàn bộ câu chuyện ngày 13/9/2011 khá chi tiết, có căn cứ và nó hoàn toàn khác với diễn biến sự việc trong bản cáo trạng của Viện KSND TP. Bắc Ninh.
Theo đó, vào 9h sáng ngày 13/9/2011, nghe thông báo từ cái loa truyền thanh trong thôn nên ông Tuyến chạy ra nhà văn hóa để thực hiện việc kê khai. Nhưng khi đến nơi thì ông thấy “tổ công tác” kê khai diện tích đất cho dân khu vực đồng Trầm Trên để thu hồi làm dự án, chứ không phải kê khai để làm sổ đỏ như thông báo với người dân, nên ông đã yêu cầu tổ công tác dừng lại. Thấy cán bộ giải thích qua loa rồi tiếp tục làm, trưa hôm đó ông mời ban đại diện hội Người cao tuổi, chi bộ Đảng, Trưởng khu, Ban MTTQ, 14h chiều cùng ngày đến nhà văn hóa họp để kiến nghị việc làm sai của “tổ công tác”. Thế nhưng, cuộc họp do ông Tuyến chủ trì đã làm “tổ công tác” không hài lòng, cho rằng mấy cụ cao tuổi cản trở hoạt động, ông trưởng khu và một số cán bộ đã về UBND phường lập biên bản sự việc rồi báo cáo gửi lên cấp trên “tố” ông Tuyến và ông Đàng có hành vi gây rối như: to tiếng, chửi bới, lăng mạ cán bộ, tự ý tổ chức họp để chiếm chỗ làm việc của “tổ công tác”.
Từ báo cáo này, ngày 14/10/2011, CQĐT Công an TP Bắc Ninh đã Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Tuyến, ông Đàng về tội “gây rối trật tự công cộng” và mới đây thay đổi sang tội “chống người thi hành công vụ” (?)
Cần một bản án công minh
Tại phiên tòa, các luật sư tranh luận với đại diện Viện KSND và cho rằng, sự việc không có căn cứ để quy kết việc làm của các bị cáo như: đánh, đuổi tổ công tác, chiếm chỗ làm việc dẫn đến “tổ công tác” không làm việc được, thì đương nhiên chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cụ Đàng, cụ Tuyến là cũng đã bị “dàn dựng” theo ý chí của của một số cán bộ địa phương. “Đại diện cơ quan công tố đã rất bảo thủ khi đọc bản luận tội với sự việc không có gì thay đổi so với bản cáo trạng, trong khi những lời khai của nhân chứng, của chính những người trong tổ công tác diễn ra tại phiên tòa đã cho thấy sự việc hoàn toàn khác, đã rõ trắng – đen nhưng vị này cứ cố tình phớt lờ đi tất cả. Thật khó hiểu”- LS Phạm Thanh Bình, (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) nói.
Các luật sư còn đưa ra nhiều bằng chứng và phân tích thuyết phục tại phiên tòa, cho rằng các biên bản và báo cáo đầu tiên gửi tới cơ quan chức năng không có cơ sở pháp lý và không đúng với thực tế, nhất là về mặt thời gian, địa điểm. Đây là những văn bản giả, văn bản vu khống nhưng nó lại là những văn bản mà cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào để khởi tố vụ án, truy tố ra tòa, cũng như làm cho các cấp chính quyền hiểu sai lệch về sự kiện ngày 13/9. Như vậy, những người tham dự phiên tòa đều dễ dàng nhận thấy đã có đủ căn cứ để khẳng định một số cán bộ địa phương đã cố tình vu khống, dựng chuyện. Ngoài ra, 4 cá nhân xưng là “tổ công tác”, xuống khu Cô Mễ tự ý tiến hành kê khai vào ngày 13/10/11 là hoạt động không hợp pháp, không phải là hoạt động của người thi hành công vụ. Việc người dân phản đối là có cơ sở vì tại thời điểm đó “tổ công tác” này chưa ra đời mà phải tới ngày 3/11/11 ( gần 1 tháng sau) thì UBND phường Vũ Ninh mới có Quyết định thành lập. Tiếp đó. diễn biến tại phiên tòa lần cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến “tổ công tác” không làm việc được chiều 13/9/2011 là do Chính quyền địa phương lại không có biện pháp phù hợp để đảm tạo điều kiện, bố trí địa điểm làm việc cho họ. Lý do quan trong nhất là nhóm người này đã tự ý bỏ về. Hơn nữa, các cụ chỉ gồm mươi mấy người thì không thể chiếm hết chỗ của hội trường gồm hai tầng có sức chứa hàng trăm người, khiến 4 cá nhân nói trên không có chỗ làm việc như cáo buộc. Tuy nhiên, không hiểu sao HĐXX dường như không “quan tâm” đến nhưng điểm mấu chốt và những bằng chứng, cùng lập luận của luật sư, tiếp tục đọc bản cáo trạng “phi lý” khiến người dân la ó, phản đối…
Qua phiên tòa xét xử cụ Đàng và cụ Tuyến tại TAND TP.Bắc Ninh, những người tham dự phiên tòa đều cho rằng sự việc đang được “thổi phồng” lên và bản án mà đại diện cơ quan công tố đọc là không có cơ sở pháp lý, nếu “cố tình” buộc tội hai cụ già thì đây là việc oan sai, nhằm đưa hai cụ vào vòng lao lý. Trong ngày 16/7, TAND TP.Bắc Ninh sẽ tuyên án, báo NB&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong thời gian tới.
Theo Dantri
Chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp khác
Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, vừa được tiếp thu, sửa đổi trong cuộc họp thẩm định Dự thảo Nghị định, do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 13/6.
"Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ (THCV) sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người THCV thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người THCV được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người THCV. Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan".
Đó là một nội dung trong Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, vừa được tiếp thu, sửa đổi trong cuộc họp thẩm định Dự thảo Nghị định, do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 13/6.
Trong khi đó, Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định rõ "người THCV chỉ được nổ súng trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết; chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra".
Trước đó, Dự thảo Nghị định từng quy định: "Trường hợp có căn cứ thực tế để cho rằng hành vi chống người THCV sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người THCV hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người THCV được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm...". Quy định này đã khiến dư luận dấy lên lo ngại về việc người THCV có thể lạm quyền.
Theo Dantri
Lạ kỳ những vụ án nữ bị cáo chống người thi hành công vụ Được xác định là có hành vi chống người thi hành công vụ nhưng Luyện, Hoa lại có những nỗi "ấm ức" riêng. Cả 2 vụ án dưới đây đều khiến dư luận quan tâm vì những "cái lạ"... Vừa chấp hành án vừa hầu tòa? Dự phiên tòa phúc thẩm xét xử vợ mình, "ông xã" của bị cáo Nguyễn Thị Luyện,...