Bắc Ninh: Kinh hoàng bãi rác 300.000 tấn ở xã đúc nhôm Văn Môn, 4 hộ đổ trộm chất thải bị phạt 1 tỷ đồng
Với khoảng hơn 300 hộ dân làm nghề cô đúc nhôm tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nhưng đã thải ra tới trên 300.000 tấn xỉ nhôm chất cao như núi, ngày càng phình to trên cánh đồng 3,7ha.
Để ngăn việc “đổ trộm”, xã Văn Môn đã phải quây tôn và UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt nặng.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Hoàng Gia, Chủ tịch UBND xã Văn Môn thừa nhận: “Vấn đề môi trường ở Văn Môn nói chung, làng Mẫn Xá nói riêng vẫn còn nặng nề, thực hiện chưa được nhiều vì nó mang tính chất lớn quá. Trong quá trình thực hiện đối với địa phương là quá tầm, quá khả năng của cấp xã”.
Bãi xỉ nhôm hơn 300.000 tấn chất cao như núi, ngày càng phình to ở thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Khương Lực.
Bãi xỉ nhôm phình to, cao như núi trên cánh đồng 3,7ha
Do tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở làng nghề cô đúc nhôm thôn Mẫn Xá nên Văn Môn là xã cuối cùng ở tỉnh Bắc Ninh được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2020. Ở thời điểm đó, với hàng trăm lò cô đúc nhôm thắp lửa đêm ngày, lượng chất thải từ nghề thu gom, tái chế nhôm ở thôn Mẫn Xá thải ra chất cao như núi trên cánh đồng 3,7ha.
Đến thôn Mẫn Xá vào ngày nắng, khói, bụi là thứ thường gặp ở nơi đây. Ngày mưa, khi nước mưa gặp xỉ nhôm khô sẽ bốc mùi khai. Với những đặc trưng riêng có này, nếu không phải dân sở tại sẽ không thể chịu đựng được.
Xe contener chở phế liệu từ khắp mọi miền đất nước về thôn Mẫn Xã để tái chế, cô đúc nhôm. Ảnh: Khương Lực.
Video đang HOT
Dọc các con đường trong thôn, đêm ngày tấp nập các xe tải, xe contener chở đồ phế liệu từ khắp mọi miền quê về và chở những thỏi nhôm đúc sáng loáng đi tiêu thụ. Việc thu gom, tái chế nhôm từ đồ đồng nát nơi đây bắt đầu từ những năm 2000 và ngày càng lớn mạnh hơn do nhu cầu từ thị trường. Cả thôn có 900 hộ dân thì có trên dưới 300 hộ xây lò, tái chế đồ đồng nát thành những thỏi nhôm sáng loáng.
Đi dọc các con đường trong thôn, các lò cô đúc, tái chế nhôm, đồng mọc lên san sát, có nơi tụ lại 4-6 lò, thậm chí làm ngay cạnh nhà ở. Một ngày lò than ở thôn có thể tái chế được 1 tấn phế liệu, còn lò dầu thì tái chế được gấp đôi, khoảng 2 tấn. Cứ 1 tấn phế liệu tái chế, người dân thu được 850kg nhôm, còn lại 150 xỉ nhôm thải loại.
Các lò cô đúc, tái chế nhôm có quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư. Tro, xỉ nhôm được thải trực tiếp ra môi trường, không qua xử lý. Ảnh: Khương Lực.
Ông Nguyễn Hoàng Gia, Chủ tịch UBND xã Văn Môn cho biết, số hộ cô đúc nhôm ở thôn Mẫn Xá rất co giãn. Khi thị trường có nhu cầu cao, số hộ tham gia cô đúc nhôm có thể tăng lên tới 400 hộ. Họ chỉ cần đầu tư mấy chục triệu xây lò có quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư để tiến hành cô đúc nhôm.
“Đa phần khí thải, chất thải rắn (than lò, bã, xỉ) phát sinh từ các cơ sở sản xuất được thải trực tiếp ra môi trường, khối lượng tro, xỉ từ bã nhôm còn tồn động hiện nay khoảng 300.000 tấn” – ông Nguyễn Hoàng Gia thông tin.
Ngăn “đổ trộm” xã quây tôn, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt nặng
Để hạn chế tình trạng đổ trộm rác thải, bã xỉ nhôm ở thôn Mẫn Xá, từ tháng 4/2021, UBND huyện Yên Phong đã chỉ đạo UBND xã Văn Môn quây tôn quanh khu vực bãi xả thải để giảm thiểu tình trạng đổ trộm bã xỉ nhôm lên trên đất nông nghiệp và những nơi không đúng quy định.
Bắc Ninh: Chủ tịch UBND huyện Yên Phong bị yêu cầu rút kinh nghiệm việc xử lý môi trường ở Văn Môn
Theo ông Nguyễn Hoàng Gia, việc quây tôn này nhằm mục đích hạn chế các công ty do người Mẫn Xã thành lập ở các nơi khác, mang xỉ nhôm về đổ trộm, hoặc “lách luật” thuê các hộ nhỏ lẻ tái chế lại xỉ nhôm rác, 1 tấn chỉ thu được khoảng 150-200kg nhôm, còn lại 80-85% rác.
“Họ lợi dụng nên phải quây tôn để ngăn cái lớn đó, còn nhỏ lẻ của các hộ mình vẫn phải chấp nhận” – ông Nguyễn Hoàng Gia khẳng định.
Liên quan đến hành vi “đổ trộm” rác thải, bã xỉ nhôm là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải vừa ký ban hành các quyết định xử phạt hành chính 4 cá nhân và doanh nghiệp tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong do hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt Công ty TNHH Đại Niên, thôn Quan Độ, xã Văn Môn với số tiền 400 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Phù Xá, xã Văn Môn với số tiền 200 triệu đồng; ông Nghiêm Xuân Mộc, thôn Quan Đình, xã Văn Môn với số tiền 200 triệu đồng do thực hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Để ngăn việc đổ trộm, UBND xã Văn Môn đã quây tôn quanh khu vực. Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc NInh đã ra quyết định xử phạt nặng đối với những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. Ảnh: Khương Lực.
UBND tỉnh Bắc Ninh cũng xử phạt ông Nguyễn Văn Hùng, thôn Quan Độ, xã Văn Môn với số tiền 225 triệu đồng vì có hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Các cá nhân và doanh nghiệp trên bị đình chỉ hoạt động 9 tháng và buộc phải chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm gây ra trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Đồng thời buộc chi trả kinh phí kiểm định, phân tích mẫu chất thải theo định mức, đơn giá hiện hành.
Trước đó, vào tháng 11/2021, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt 5 cá nhân tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong với tổng số tiền 875 triệu đồng, do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
5 cá nhân bị xử phạt gồm: bà Mẫn Thị Hòa (Cường); bà Nguyễn Thị Hương (Lai); ông Nguyễn Văn Quân (Thanh); ông Nguyễn Văn Chiến (Hương) và ông Hoàng Văn Hải (Hiển). Những người này cô đúc nhôm (tái chế chất thải rắn) nhưng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Mỗi người bị xử phạt 175 triệu đồng, đồng thời bị đình chỉ hoạt động 9 tháng và buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Từ 1/12, người dân Bắc Ninh không ra ngoài từ 21 giờ hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết trước tình hình dịch có nhiều diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Ninh đã quyết định tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 1/12 đến 10/12.
Lực lượng chức năng chốt tại cửa ngõ ra vào trên địa bàn huyện Thuận Thành. Ảnh tư liệu: Đinh Văn Nhiều/TTXVN
Theo đó, tỉnh dừng hoạt động đối với các dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, phòng tập thể hình, tập yoga, spa, phòng game, quán bi-a; tạm dừng tổ chức tiệc cưới có mời khách, đám hiếu thực hiện theo các cấp độ dịch tại địa phương (cấp độ 1 được tổ chức; cấp độ 2 tổ chức tại nhà riêng, tập trung không quá 30 người; cấp độ 3, tổ chức tại nhà riêng, tập trung không quá 20 người; cấp độ 4 được tổ chức trong phạm vi gia đình, không quá 20 người). Tỉnh tạm dừng hoạt động đối với các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ, chỉ cho phép bán hàng mang về, không tổ chức ăn uống, liên hoan, tụ tập đông người.
Đặc biệt, người dân không ra ngoài từ 21 giờ hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau, trừ các trường hợp thực hiện công vụ, đưa người bệnh đi cấp cứu, đi làm ca đêm...và phải có giấy tờ chứng minh. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ yêu cầu khách hàng quét mã QR, đảm bảo các quy định phòng, chống dịch.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có ca dương tính với SARS-CoV-2, bố trí người lao động cùng làm việc (cùng phân xưởng F0) qua điều tra không tính là F1, bắt buộc thực hiện nghiêm "2 điểm đến 1 cung đường" và thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của tỉnh; chủ động, sẵn sàng phương án cách ly tập trung cho người lao động tại doanh nghiệp, khách sạn, trường học, nơi lưu trú trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh trong doanh nghiệp.
Tỉnh cũng yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp tục triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động. Doanh nghiệp nằm trên địa bàn ở cấp độ 4 thực hiện xét nghiệm tần suất ngẫu nhiên 50% người lao động; cấp độ 3 xét nghiệm tần suất ngẫu nhiên 40% người lao động; cấp độ 2 xét nghiệm tần suất ngẫu nhiên 20% người lao động và cấp độ 1 khuyến khích doanh nghiệp xét nghiệm và và tự quyết định tỷ lệ xét nghiệm. Đồng thời, các doanh nghiệp xét nghiệm SARS-CoV-2 bắt buộc đối với người lao động được tuyển dụng mới vào làm việc.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thành phố tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ đối với việc cách ly tại nhàm các cơ sở cách ly tập trung; quản lý chặt người lao động tại khu nhà trọ, yêu cầu các chủ nhà trọ khi tiếp nhận người đến thuê trọ phải sàng lọc, có biện pháp quản lý từng trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch COVID-19.
Trong ngày 29/11, Bắc Ninh ghi nhận 145 ca mắc dương tính với SARS-CoV-2. Toàn tỉnh có 6/126 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 4; 19/126 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3; 38/126 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2 của dịch bệnh và 63/126 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 của dịch bệnh.
Xây dựng Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Nam Sơn-Hạp Lĩnh: Cần sự đồng thuận vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng thông tin về việc chính quyền huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, thu hồi đất của người dân thôn An Động, xã Lạc Vệ, đặc biệt là đất tại khu đồng Dạm và đồng Cỏ nhưng không ban hành các quyết định thu hồi đất, không bồi thường thỏa đáng,...